DHTDA trong các hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh THPT trong dạy học sinh thái học (Trang 58 - 65)

Chương 2. VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở HỌC SINH THPT

2.4. Tổ chức DHTDA phần Sinh thái học

2.4.2. DHTDA trong các hoạt động ngoại khóa

Vận dụng DHTDA trong các hoạt động ngoại khóa sẽ cho phép triển khai được những DAHT có quy mô vượt khỏi phạm vi lớp học, kéo dài không chỉ trong một tiết, một vài tiết học mà có thể diễn ra hàng tuần...Trong phần Sinh thái học có hai bài ôn tập và một bài thực hành. Chúng tôi chọn nội dung bài thực hành “ Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên”, để vận dụng DHTDA nhằm mục đích giúp HS thực hiện tốt mục tiêu bài thực hành, ôn tập và giúp HS một lần nữa được làm việc với thiên nhiên, trải nghiệm với những hoạt động thực tế.

Tên DAHT: “Vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương – Thực trạng và giải pháp”.

Thời gian thực hiện DAHT: 3 tuần

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Chủ đề: Vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương - Thực trạng và giải pháp”.

I. Người soạn

Họ tên Lăng Thị Ánh

Trường THPT Bắc Sơn, THPT Lê Hồng Phong

Thành phố Thái Nguyên

II. Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy

Vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương - Thực trạng và giải pháp”.

Tóm tắt bài dạy

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, không chỉ ô nhiễm không khí mà còn ô nhiễm về đất, nước…, đã mang lại ảnh hưởng xấu về nhiều mặt đối với cuộc sống của con người.

Việc tìm hiểu vấn đề môi trường ở địa phương sẽ giúp cho HS nhận biết về các dạng tài nguyên, nhận xét về tình hình sử dụng tài nguyên, phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp.

Lĩnh vực bài dạy Sinh thái học lớp 12 Cấp / lớp

Cấp THPT/ lớp 12 Thời gian dự kiến:

3 tuần: Tương ứng với 3 tiết Mục tiêu bài học

Về kiến thức

- Nêu được khái niệm và liệt kê các dạng ô nhiễm môi trường ở địa phương.

- Phân tích được những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: Đất, nước, không khí ….

- Đề xuất được một số giải pháp, khắc phục suy thoái môi trường.

- Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.

Về kĩ năng

Rèn luyện một số kĩ năng:

- Kĩ năng nghiên cứu, điều tra, khảo sát địa phương.

- Kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu.

- Kĩ năng sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ học tập, thiết kế các hình ảnh về ô nhiễm môi trường.

- Phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng báo cáo.

Về thái độ

- Hứng thú trong quá trình làm dự án.

- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.

- Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc quản lí và sử dụng hiệu quả tài nguyên.

- Đồng tình, ủng hộ những việc làm tốt giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và lên án những hành vi hủy hoại tài nguyên.

Bộ câu hỏi định hướng Câu hỏi

khái quát

Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường ?

Câu hỏi bài học

Những nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm và suy thoái môi trường ?

Câu hỏi nội dung

1). Hãy kể tên các loại ô nhiễm môi trường ở địa phương ? 2). Nguyên nhân chính gây ô nhiễm các loại môi trường

này ?

3). Ô nhiễm môi trường nước có ảnh hưởng gì đối với sự đa dạng sinh vật trong môi trường?

4). Ô nhiễm không khí do những nguyên nhân nào?

5). Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất thì môi trường nào có mức độ nghiêm trọng hơn ?

6). Các hoạt động của con người ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

7). Để khắc phục sự suy thoái môi trường theo em cần phải làm gì?

III. Kế hoạch đánh giá Giai đoạn xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

Giai đoạn triển khai kế hoạch thực hiện dự án

Giai đoạn tổng kết, báo cáo sản phẩm - Trình bày các

nghiên cứu về các loại ô nhiễm môi trường.

- Báo cáo đề cương nghiên cứu.

- Trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu.

- Tiến độ thực hiện dự án.

- Cách thực hiện dự án.

- Tính chính xác khoa học của các bước tiến hành dự án.

- Cách xử lí số liệu thu thập được.

- Cơ sở của các nhận xét, đánh giá, kết luận.

- Ý nghĩa rút ra từ kết quả nghiên cứu.

- Quá trình báo cáo kết quả nghiên cứu.

IV. Chi tiết bài dạy Các kỹ năng thiết yếu

Kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn thông tin Kỹ năng xử lí các số liệu.

Kỹ năng thiết kế sản phẩm và trình bày báo cáo khoa học.

Các bước tiến hành bài dạy

Hoạt động 1: Xác định vấn đề thực tiễn của dự án (tuần 1) 1. Giáo viên giới thiệu dự án

- GV giới thiệu mục tiêu và ý nghĩa của bài học và dự án về ô nhiễm môi trường.

- Phổ biến các quy trình về việc DHTDA.

- Giới thiệu các tài liệu tham khảo,

- Hướng dẫn cách tìm tài liệu liên quan đến dự án.

2. Phân công nhiệm vụ

- Mỗi lớp được chia thành nhiều nhóm học tập, mỗi nhóm có 4 đến 6 thành viên.

- Các thành viên cùng nhau trao đổi, lựa chọn chủ đề.

Nội dung công việc Nhóm trưởng

Chủ đề ô nhiễm nguồn nước:

- Tìm hiểu về nguyên nhân gây ô nhiễm.

- Phân tích thực trạng, đề xuất biện pháp khắc phục - Hoàn thiện các sản phẩm theo yêu cầu của dự án.

Phạm Lan Anh

Chủ đề ô nhiễm môi trường đất:

- Tìm hiểu về nguyên nhân, thực trạng.

- Đề xuất biện pháp cải tạo môi trường đất.

Nông Mai Loan

Chủ đề ô nhiễm không khí:

- Tìm hiểu và giải thích các tác nhân gây ô nhiễm.

- Đề xuất biện pháp khắc phục.

Phan Mạnh Dũng

Chủ đề rác thải:

- Tìm hiểu nguyên nhân, phân tích thực trạng.

- Thuyết trình báo cáo.

Nguyễn Văn Mạnh

3. Giáo Viên hướng dẫn HS lập kế hoạch nhóm, kế hoạch làm việc của cả lớp trong thời gian thực hiện dự án.

- Các nhóm tiến hành họp nhóm để xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện DAHT: Xác định những nội dung cần tìm hiểu, phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm như: Tìm hiểu nội dung cụ thể, viết báo cáo…

- Tìm hiểu thực tế tại thị trấn Bắc Sơn, huyện Phổ Yên

- Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết khi đi thực tế như: Máy ảnh, máy quay, sổ ghi chép, giấy, bút….

Hoạt động 2: Triển khai dự án (tuần 2)

1. HS làm việc theo nhóm đã phân công, chủ động thực hiện các nhiệm vụ ứng với các nhiệm vụ đã đặt ra:

- Tiến hành thực địa, thu thập các tài liệu và số liệu từ thực tế.

Ví dụ: Tìm hiểu chủ đề ô nhiễm nguồn nước.

Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá thực trạng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ các nhà máy, hoạt động sinh hoạt từ các hộ dân…tới nguồn nước.

Địa điểm khảo sát: Tại thị Trấn Bắc Sơn, huyện Phổ Yên.

Cách tiến hành: Các thành viên trong nhóm làm việc theo kế hoạch và hoàn thành các công việc sau:

+ Khảo sát thực tế, chụp ảnh và ghi chép lại các hiện tượng: Suy thoái và ô nhiễm nguồn nước…

+ Phân tích nguyên nhân, hậu quả.

+ Thảo luận về các biện pháp khắc phục.

+ Đề xuất các biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước.

+ Sản phẩm hoàn thành: Phóng sự ảnh về xử lí chất thải, trồng rừng, làm sạch nguồn nước, báo cáo tuyên truyền.

2. Phân tích, xử lí dữ liệu:

- Tập hợp dữ liệu đã thu thập về ô nhiễm môi trường, những điều kiện ảnh hưởng của các loại môi trường.

- Đưa ra được những giải pháp để bảo vệ môi trường.

- Sử dụng phần mềm M. Excel, word để xử lí số liệu, sử dụng các phần mềm đồ họa để làm videoclip, phần mềm Power point, word để làm bài thuyết trình và báo cáo.

3. Thiết kế, thực hiện sản phẩm dự án:

Thiết kế hình ảnh, bài báo cáo về ô nhiễm của các lọai môi trường.

Trong quá trình thực hiện dự án:

- GV theo dõi, đôn đốc HS, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án.

- Các nhóm trao đổi, chia sẻ, thông báo cho nhau về những công việc (kết quả) đã thực hiện được.

- GV gặp HS theo lịch để giải đáp các câu hỏi và hỗ trợ HS về CNTT, hướng dẫn HS viết báo cáo, trình bày báo cáo.

- GV đánh giá quá trình thực hiện dự án của HS thông qua biên bản làm việc nhóm, phiếu tự đánh giá.

Hoạt động 3: Kết thúc, đánh giá và tổng kết dự án (tuần 3) 1. Báo cáo kết quả thực hiện dự án

- Các nhóm báo cáo tiến độ thực hiện, thông báo những mục tiêu đã đạt được, những mục tiêu chưa đạt được.

- Sản phẩm của các nhóm có thể là bài viết và các ảnh chụp…

- Đại diện các nhóm lên trình bày vấn đề tìm hiểu và đề xuất các biện pháp khắc phục.

2. Đánh giá

- HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm.

- GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm.

- Các nhóm khác theo dõi, đánh giá.

Điều chỉnh phù hợp với đối tượng HS

HS trung bình

- Thường xuyên theo dõi và cố vấn.

- Điều chỉnh các dạng bài tập, mục tiêu, tiến độ học tập.

- Hỗ trợ CNTT và tài liệu bổ trợ.

HS khá, giỏi - Khuyến khích các hướng nghiên cứu độc lập, sáng tạo.

- Mở rộng các hướng nghiên cứu, nâng cao yêu cầu.

Tài liệu tham khảo

- Sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn thực hiện dự án - Dương Tiến Sỹ (1998), Giáo dục bảo vệ môi trường qua giảng dạy Sinh thái học lớp 11 ở trung học phổ thông Việt nam, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, ĐHSP, Hà Nội…

Hỗ trợ

- Giấy A0, bảng phụ dán các sản phẩm quảng cáo cho dự án.

- Bài trình chiếu Power Point - Các sản phẩm mẫu của HS Nguồn

Internet

http://www. Intel.com http://www.google.com.vn

Yêu cầu khác Người hướng dẫn, các chuyến đi thực tế.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh THPT trong dạy học sinh thái học (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)