Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.2. CÁC VẤN ĐỀ XẾP HẠNG TRONG NƯỚC
1.1.2.1.Đối với xếp hạng trường THPT:
Các nghiên cứu về việc xếp hạng các trường THPT trong nước là một vấn đề rất mới,chỉ có một số báo trên cơ sở công bố điểm thi CĐ-ĐH của Bộ GD&ĐT để thống kê danh sách 200 trường THPT trong cả nước có điểm thi cao nhất hay việc xếp hạng các tỉnh về kỳ thi HSG cấp Quốc Gia.
Tuynhiên việc xếp hạng nhằm để các đơn vị đào tạo nhìn nhận về chất lượng giáo dục của mình.Vì thế,căn cứ vào các Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông(Phụ lục 5)
1.1.2.1.Đối với xếp hạng các trường ĐH-CĐ:
Ngoài biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bằng kiểm định chất lượng, việc xếp hạng trường đại học cũng là một biện pháp nhằm thúc đẩy chất lượng các trường đại học.Tuy nhiên, cho đến nay biện pháp này hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam về cả lý luận lẫn thực tiễn. Tháng 10/2008, Đại học Quốc gia Hà Nội (ÐHQGHN) phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo quốc tế - Xếp hạng các trường đại học: Xu thế toàn cầuvà các quan điểm. Trong hội thảo này, đã có nhiều báo cáo và thảo luận liên quan đến các vấn đề chủ yếu như: n ội dung cần được xếp hạng, các tiêu chí và trọng số để xếp hạng, cách thức thu thập thông tin, dữ liệu để xếp hạng, ai sẽ đứng ra đảm nhiệm công việc này và ai là người công bố kết quả xếp hạng. Cho đến nay còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp.
Các nội dung và chỉ số xếp hạng trường đại học là vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất. Theo Phạm Xuân Thanh thì nên tập trung vào ba nội dung chính là:
giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dịch vụ [17], còn theo tác giả Nguyễn Phương Nga thì chú ý đến 2 lĩnh vực hoạt động chính của các trường là giảng dạy và nghiên cứu khoa học (chuyển giao công nghệ) [6]. Về các chỉ số xếp hạng, theo Alex Usher, Phó chủ tịch nghiên cứu và Giám đốc Viện Chính sách Giáo dục Hoa Kỳtại Canada, có 8 chỉ số sau: (i) Các đặc điểm của sinh viên, (ii). Các đầu vào của việc học tập -tài chính, (iii) Các đầu vào của việc học tập -nhân viên, (iv) Các đầu
ra của việc học tập, (v) Các sản phẩm cuối cùng, (vi) Nghiên cứu, (vii) Danh tiếng, (viii) Các môi trường học tập [21]. Phù hợp với đặc điểm của các trường đại học của Việt Nam hơn, tác giả Nguyễn Phương Nga đãđưa ra 7 tiêu chí cho mỗi nội dung giảng dạy và NCKH theo bảng sau [6].
Cáctiêuchíxếploạigiảngdạy CáctiêuchíxếploạiNCKH
1. Tỷlệgiảng viên cơ hữu có học vịtừ tiến sĩ trở lên trên tổng số giảng viên cơ hữu
1. Số đầu sách, chuyên khảo, tham khảo, giáo trình xuất bản trên tổng GV cơ hữu
2. Tỷ lệ giảng viên người nước ngoài trên tổng sốgiảng viên cơ hữu
2. Số lượng bài báo trên các tạp chí chuyênngành quốc tế trên tổng giảng viên cơ hữu
3. Tỷlệsinh viên/giảng viên 3. Số lượng bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành
4. Tỷlệ sinh viên nước ngoài/tổng số sinh viên
4. Chỉ số trích dẫn chung của toàn bộ GV cơ hữu trong nước trên tổng GV cơ hữu
5. Tổng học bổng hàng năm từ các nguồn ngoài ngân sách trên tổng SV chính quy
5. Số lượng đề tài NCKH trên tổng GV cơ hữu
6. TỷlệSV tốt nghiệp/tỷlệSVnhập học
6. Trung bình nguồn thu từ các NCKH
& chuyển giao công nghệ trên tổng giảng viên cơ hữu
7. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sửdụng chuyên môn được đào tạo
7. Số lượng giải thưởng KHCN (quốc tế, Nhà nước, Bộ, tương đương) trên tổng GV cơ hữu
Tiến trìnhđánh giá xếp hạng:
Việc đánh giá - xếp hạng các trường đại học là một tất yếu khách quan, để thực hiện có hiệu quả, đúng ý nghĩa phải nghiên cứu đầy đủ mọi dữ kiện và có sự thống nhất cao giữa các cấp quản lý được giao thực hiện đánh giá xếp hạng và đơn vị được đánh giá xếp hạng, tạo một sân chơi bìnhđẳng, chuẩn xác. Ðặc biệt là từ năm 2010 trở về sau khicác trường đại học, cao đẳng vẫn tiếp tục ra đời, việc đánh giá xếp hạng phải được tiến hành thận trọng [29].
* Vềtổchức:
- Trước hết là giúp các cấp lãnh đạo, cán bộ, giảng viên có quan điểm và nhận thức đầy đủ, có trách nhiệm với việcđánhgiá xếp hạng ở trường mình.
- Mỗi trường phải hoàn thiện thành lập tổchức chuyên trách thực hiện đánh giá, kiểm định chất lượng với những chuyên viên có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm cao.
- Xây dựng mạng lưới các chuyên gia có nghiệp vụ, có kinh nghiệm vềkiểm định -đánh giá xếp hạng (trong nước và quốc tế) và có chính sách phù hợp đảm bảo phát triển bền vững mạng lưới thực hiện nhiệm vụvới trách nhiệm cao.
- Sớm thành lập các tổ chức đánh giá kiểm định độc lập theo tiêu chuẩn quốc tế.
* Triển khai thực tế.
-Xác định các nhóm trường theo các chỉsố:
+ Thời gian thành lập (bao nhiêu năm)
+ Qui mô trường (diện tích, sốGV, SV, sốngành nghề đào tạo).
+ Loại hình trường (công lập, dân lập, tư thục...)
+ Hình thức đào tạo và sản phẩm đào tạo ra (chuyên ngành sâu)
- Xây dựng các tiêu chí và trọng sốtừng tiêu chí phải sát với các trườngtheo nhóm trên.
- Tổ chức đánh giá kiểm định được giao xây dựng các tiêu chí và trọng số cho các tiêu chí cần đạt được sự nhất trí cao của các nhóm trường đặc trưng. Ðặc biệt chú ý đến tiêu chí đầu vào và đầu ra, đội ngũ và chất lượng đội ngũ GV, các công trình nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo khu vực và thếgiới.
- Thực hiện so kết các bước tiến hành đánh giá kết quả sử dụng các tiêu chí theo các trọng số qui định, đề nghị điều chỉnh bổ sung những bất cập (nếu có) cho phù hợp “tương đối” vớiđiều kiện từng trường, từng loại trường.
*Quy trình thực hiện đánh giá- xếp hạng theo nhóm ngành đào tạo:
Các bước đánh giá xếp hạng các ngành đào tạo trong các trường ĐH hoặc CĐ có thể mô tả tóm tắt như sơ đồ sau.Trong đó:
Bước 1: Thống kê, phân loại các ngành, nhóm ngành đào tạo đại học của Việt Nam.
Bước 2: Xây dựng các tiêu chí và xác định trọng số cho từng tiêu chí đánh giá-xếp hạng các ngành đào tạo.
Bước3: Xây dựng các công cụ thu thập dữ liệu đánh giá-xếp hạng các ngành đào tạo.
Bước4:triển khai điều tra,thu thập dữ liệu Bước5:Nhập,xử lí dữ liệu và công bố kết quả.
Chẳng hạn,với khối ngành đào tạo giáo viên,có thể sử dụng các Hội đồng bộ môn để chủ trì việc đánh giá các ngành đào tạo tương ứng.
Thống kê,phân loại các ngành,nhóm ngành đào tạo.
Xây dựng các tiêu chí và xác định các trọng số
Xây dựng các công cụ thu thập dữ liệu đánh giá-xếp hạng Triển khai điều tra,thu thập dữ liệu
Xử lý dữ liệu và công bố kết quả
Đề xuất các tiêu chíxếp hạngtại Hội nghị xếp hạng các trường Đại học:
“Xu thế toàn cầu và các quan điểm ” năm 2008.
* Giảng dạy (7 tiêu chí)
- Tỷ lệ giảng viên cơhữu có học vị từ tiến sỹ trở lên trên tổng số giảng viên cơhữu (giao thoa với tiêu chí xếp hạng của US News and World Report)
- Tỷ lệ giảng viên người nước ngoài trên tổng số giảng viên c ơ hữu (giao thoa với tiêu chí xếp hạng của THES của UK);
- Tỷ lệ sinh viên/giảng viên (đã quyđổi theo hướng dẫn tại công văn 1325/BGDĐT- KHTC ký ngày 09 tháng 02 năm 2007) (giao thoa với tiêu chí xếp hạng của US News and World Report và THES của UK);
- Tỷ lệ sinh viên nước ngoài/tổng số sinh viên đã quyđổi của trường (giao thoa với tiêu chí xếp hạng của THES củaUK);
- Tổng học bổng hàng năm (VNĐ) từ các nguồn ngoài ngân sách trên tổng số sinh viên chính quy. (đặc thù riêng của Việt Nam, hoặc có thể coi là : bán giao thoa với tiêu chí xếp hạng của US News and World Report);
- Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp/tỷ lệ sinh viên nhập học (giao thoa với tiêu chí xếp hạng của US News and World Report)
- Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sử dụng chuyên môn được đào tạo (đặc thù của Việt Nam)
* Nghiên cứu khoa học (7 tiêu chí)
- Số đầu sách, chuyên khảo, sách tham khảo, sách giáo trình, sách hướng dẫn được xuất bản trên số lượng giảng viên cơ hữu (giao thoa với tiêu chí xếp hạng của Webometrics);
- Số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế trên số lượng giảng viên cơhữu (giao thoa với tiêu chí xếp hạng của Webometrics);
- Số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước trên số lượng giảng viên cơhữu (giao thoa với tiêu chí xếp hạng của Webometrics);
- Chỉ số trích dẫn chung của toàn bộ giảng viên cơ hữu (giao thoa với tiêu chí xếp
hạng của THES và ĐH Giao Thông Thượng Hải)
- Số lượng các đề tài NCKH trên số lượng giảng viên cơ hữu (giao thoa với tiêu chí xếp hạng của Webometrics);
- Trung bình nguồn thu từ các NCKH và chuyển giao công nghệ trên số lượng giảng viên cơhữu (đặc thù của Việt Nam)
- Số lượng các giải thưởng khoa học công nghệ (cấp quốc tế, cấp Nhà nước và cấp Bộ hoặc tư ơng đương) trên số lượng giảng viên cơ hữu (bán giao thoa với tiêu chí xếp hạng của ĐH Giao Thông Thượng Hải );
Đề nghịcác tiêu chíxếp hạngtại: Hội thảo khoa học: “Đánh giá-xếp hạng các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam” năm 2010
(1)Đầuvào: Liên quanđếnSV nhập học
(2) Qui trình: Liên quan đến giảng viên, cơ sở vật chất và dịch vụ dành cho dạy-học và nghiên cứu khoa học.
(3)Đầura: Liên quanđếntình hình của sinh viên sau khi tốt nghiệp.