Chương 4. BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ XẾP HẠNG
4.3. Đánh giá bộ chỉ số xếp hạng với sự phù hợp với dữ liệu thu thập được
Việc xác định giá trị trọng số cho từng chỉ số, các điểm được tính trọng số, trong đó trọng số lớn hơn được dành cho các chỉ số được coi là có tầm quan trọng hơn (có giá trị so sánh rõ ràng giữa các trường).Cácđiểm số của các chỉ số sau khi được tính trọng số sẽ được xếp thành bảng tổng xắp để tính ra điểm số cuối cùng chotừng trường.
Căn cứ vào các chỉ số xếp hạng của các tổ chức trên thế giới và quá trình phân tích bộ các chỉ số ở trên và dữ liệu được thu thập từ các kỳ thi học sinh giỏi (cấp tỉnh, cấp Quốc Gia,...), kỳ thi tốt nghiệp THPT và báo cáo số liệu của các trường thông qua phiếu (phụ lục 2).Chỉ số thể hiện (Indicator)và trọng số (Weight) đề xuất đánh giáxếp hạng các trường THPT(chỉ số đầu vào: 30%; chỉ số quá trình:
40%; chỉ số đầu ra: 30%)cụ thể như sau:
Bảng4.2.Trọng số cho các chỉ số xếp hạng
Chỉ số đo lường Giá trị trọng
số(%) Giải thích
1. CÁC CHỈ SỐ ĐẦU VÀO 30%
1.1.Chỉ số về tổ chức và quản lý của nhà trường 1. Thực hiện tốt việc quản lí về
hoạt động dạy và học theo quy định của Bộ GD và các cấp có thẩm quyền
2
Các trường đều phải thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, chỉ số này không được đánh giá cao về so sánhđối trọng giữa các trường.
2. Nhà trường có các phương án:
Đảm bảo an ninh, trật tự và Phòng, chống các tệ nạn, dịch bệnh, tai nạn,…
2
Rất quan trọng nhưng để so sánh giữa các trường về chất lượng giáo dục thì chỉ là chỉ số cần có.
3. Nhà trường có kế hoạch hoạt động chuyên môn theo từng học kỳ của năm học.
2
Quan trọng nhưng chưa thể là chỉ số có thể so sánh.
1.2. Chỉ số về cán bộ, giáo viên (GV), nhân viên của nhà trường (tính theo năm học)
4. Tỷ lệ GV cơ hữu/số lớp; Tỷ lệ GV/học sinh đảm bảo đủ số lượng theo phân công chuyên môn
1 Với chỉ số này tuy phù hợp với phân tích tuy nhiên rất nhiều cán bộ đã cho là không quan trọng trong so sánh xếp hạng.
5. Số GV thi thực hành kiến thức liên môn có giải.
5 Các lãnh đạo đánh giá rất cao, thực tế được các trường rất chú ý đầu tư (phù hợp với quá trình dạy học tích hợp sắp tới,...)
6. Tỷ lệ GV giỏi cấp huyện, tỉnh/tổng số GV của nhà trường
3 Chỉ số này rất cần thiết để đo chất lượng GV của các trường.
7.Số lượng GV đạt các danh hiệu thi đua cấp tỉnh trở lên trên tổng số GV.
3 Chỉ số này tuy thể hiện quá trình phấn đấu của GV giữa các trường trong năm học.Tuy nhiên còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố,...
8. Thực hiện đúng kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định;
2 Quan trọng nhưng chưa thể là chỉ số có thể so sánh giữa các trường THPT với nhau.
9. Tỷ lệ GV cơ hữu có trình đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định
3 Chỉ số này rất cần thiết để đo chất lượng GV nhưng tùy vào điều kiện và tình hình của nhà trường.
10. Nhân viên kế toán, văn thư, y tế, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị dạy học có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn; các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí công việc;
2 Chỉ số này là cần thiết nhưng mang giá trị không cao trong việc so sánh giữa các trường, ngoài ra chỉ số này còn được thể hiện ở hiệu quả công việc.
1.3. Các chỉ số về cơ sở vật chất 11. Tỷ lệ máy tính và thiết bị văn phòng (máy in, máy photo,…) dùng cho công tác quản lý/số
1 Chỉ số này cần có nhưng không quan trọng trong xếp hạng
lượng cán bộ quản lý các phòng ban chức năng.
12. Số lượng, quy cách, kích thước chất lượng và thiết bị của phòng học, bảng trong lớp học đảm bảo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế;
1 Chỉ số này cần có nhưng không quan trọng trong xếp hạng
13. Diện tích khuôn viên, sân chơi, bãi tập và các yêu cầu về xanh sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo quy định.
1 Chỉ số này cần có nhưng không quan trọng trong xếp hạng;
1.4. Các chỉ số về thư viện 14. Thư viện đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm;
2 Chỉ số này cần có nhưng không quan trọng trong xếp hạng
2. CÁC CHỈ SỐ QUÁ TRÌNH 40%
2.1. Tiến độ học tập
15. Tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban/tổng số nhập học
1 Có rất nhiều cán bộ đánh giá không quan trọng, do tùy thuộc vào loại hình trường.
16.Tỷ lệ học sinh đạt kết quả xếp loại học lực Trung bình trở lên
2 Đánh giá kết quả học tập của HS nhưng giữa các trường thì chưa thể so sánh được.
17. Tỷ lệ học sinh bị kỷ luật buộc thôi học và bị truy cứu hình sự
3 Nếu mỗi học sinh vi phạm sẽ bị trừ 3 điểm, do đây là số liệu được thống kê tại Sở.
18.Số học sinh tham gia Olympic toán, Tiếng Anh trên Internet có giải.
4 Chỉ số này đánh giá năng lực của học sinh, có giá trị phân biệt và cũng được sự đầu tư khác nhau giữa các trường.
19. Có sản phẩm dự thi trong cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật do Sở tổ chức
6 Đây là kỳ thi nhiều cấp, thể hiện tính sáng tạo cao, tạo động lực và thu hút sự đầu tư của các trường.
20.Số lượng học sinh đạt giải các cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia
6 Chỉ số này phản ánh rõ nét chất lượng của trường, nếu tỷ lệ trên 70% được 6điểm, dưới 70%được 4điểm,không dự thi điểm0.
21.Số học sinh có giải trong cuộc thi tài năng Tiếng Anh cấp tỉnh
4 Chỉ số này thể hiện các tài năng tiếng Anh của các trường và thể hiện sự phân biệt khá rõ.
2.2. Công tác xã hội và hoạt động đoàn thể của học sinh 22. Số giải thưởng văn nghệ,
TDTT trong các cuộc thi do ngành giáo dục tổ chức.
4 Chỉ số này thể hiện khả năng của HS về giáo dục toàn diện và là chỉ số cần có để so sánh giữa các trường.
23.Số lượng học sinh tham gia và được khen thưởng trong các hoạt động phong trào.
3 Chỉ số này thể hiện quá trình hoạt động của HS, nhiệt tình tham gia các phong trào, thực tế có độ phân biệt giữa các trường.
24. Số buổi ngoại khóa giáo dục các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự
3 Mỗi năm các trường học cần phải tổ chức, ký hợp đồng với các
nhận thức, kỹ năng ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, kiềm chế, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm cho học sinh; kỹ năng sống; tư vấn tâm lý, sức khỏe.
chuyên gia như: kỹ năng sống, tư vấn tâm lý,…cho HS
25. Hoạt động giáo dục phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà trường vào xã hội.
2 Đây là chỉ số thể hiện mối quan hệ mật thiết trong giáo dục, các trường cần phải quan tâm.
26.Các hoạt động và giải pháp hỗ trợ nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của HS?
2 Chỉ số này nhằm nâng cao hiệu quả GD của các trường,giảm tỷ lệ HS yếu,…
3. CHỈ SỐ ĐẦU RA 30%
27. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT,cao đẳng và đại học
10 Đây là chỉ số phản ánh khách quan nhất, dữ liệu có độ tin cậy cao.
Đây là một trong số các chỉ số mà được các trường (công lập, tư thục) đầu tư và quan tâm nhất, thể hiện chất lượng giảng dạy của nhà trường.
28. Tỷ lệ học sinh thi đỗ Đại học/cao đẳng so với thí sinh dự thi của trường
10 Tỷ lệ này được các trường thống kê hàng năm, đây là chỉ số thể hiện độ phân biệt rõ của các trường về chất lượng HS, chất lượng GD của các trường.
29. Điểm trung bình 3 môn Toán, Văn, Anh theo đơn vị trường của
10 Đây là chỉ số phản ánh về giá trị đầu vào (lớp 10) với đầu ra là
kết quả thi tốt nghiệp (so sánh với điểm kết quả thi vào lớp10)
điểm trung bình thi tốt nghiệp và dữ liệu có độ tin cậy rất cao, phản ánh được thực chất nhất chất lượng giáo dục của 3 môn học quan trọng này.
Cở sở để xác định trọng số cho các chỉ số được chọn:
Việc xếp hạng có thể tạo ra sự lo lắng cũng như tạo sự phản ứng mạnh mẽ của các trường có xếp hạng thấp do các chỉ số được đưa ra đánh giá.Việc đánh giá xếp hạng còn khá mới mẽ đối với các trường THPT ở Việt Nam. Qua tham khảo quá trình xếp hạng của các tổ chức xếp hạng trên thế giới và kết hợp các tiêu chí kiểm định chất lượng giáo giáo dục bậc THPT để xây dựng các chỉ số đánh giá xếp hạng,từ các chỉ số đã được đánh trọng số để đưa ra một “điểm số“ đơn lẻ, bao trùm chất lượng,điểm số này cho phép xếp hạng các trường với nhau. Qua việc đánh giá lựa chọn các chỉ số cụ thể dành cho mỗi chỉ số là một trọng số có giá trị nhất định.
Trên thực tế có thể có một chỉ số hợp pháp khác hoặc những cách kết hợp các chỉ số khác bị bỏ qua nên dẫn đến có sự không hài lòng về kết quả xếp hạng của đơn vị mình.Trên đây là bảng trọng số cho các chỉ số được phân tích,đánh giá,tham khảo ý kiến chuyên gia và thực tế về thu thập dữ liệu để có thể thực hiện xếp hạng các trường THPT.