- Đối với đơn vị sử dụng ngân sách: khi thực hiện đề án này mang lại cho đơn vị sử dụng ngân sách nhận thức được đầy đủ hơn những quy định của nhà nước về quản lý ngân sách nhà nước, thẩm quyền và trách nhiệm của kế toán, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách …từ đó nâng cao nhận thức trong việc thực hiện quy định của nhà nước trong việc lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Qua đề án này các đơn vị sử dụng ngân sách cũng được trang bị thêm thiết bị tin học, phần mềm quản lý giúp cho các đơn vị tiết kiệm được thời
gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả.
- Đối với Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, Kho bạc huyện, Chi cục Thuế huyện: Khắc phục được tình trạng cán bộ yếu về năng lực chuyên môn.
Qua quá trình tập huấn trình độ quản lý của cán bộ, công chức ngày được nâng lên,cập nhật được văn bản mới đáp ứng với yêu cầu trong thời kỳ mới.
- Đối với địa phương: Từ nhận thức, hiểu biết những quy định của nhà nước của những người làm công tác kế toán, những người tham gia trong quá trình quản lý NSNN được nâng lên đã tạo điều kiện cho việc sử dụng ngân sách đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, công khai và minh bạch, tạo tiền đề phát triển KT- XH của địa phương.
2. Đối tượng hưởng lợi của đề án
Đối tượng hưởng lợi là các đơn vị sử dụng NSNN, những người làm công tác kế toán, những người tham gia trực tiếp trong công tác quản lý thu, chi NS cuối cùng là xã hội.
Số lượng người hưởng lợi trực tiếp là 83 đơn vị sử dụng ngân sách, hơn một trăm người trực tiếp tham gia công tác kế toán, công tác quản lý thu, chi ngân sách và đối tượng được hưởng lợi gián tiếp là toàn bộ quần chúng nhân dân và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Lạc Thủy.
Đề án này áp dụng được trên địa bàn huyện Lạc Thủy và các huyện còn lại của tỉnh Hòa Bình.
3. Những thuận lợi, khó khăn, khả thi của đề án
* Thuận lợi
Đề án ra đời trong bối cảnh việc thực hiện quản lý ngân sách trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập, chắc chắn sẽ được sự quan tâm tạo điều kiện của Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND và UBND huyện, Cục Thuế tỉnh;
sự đồng tình ủng hộ của các xã, thị trấn, các đơn vị dự toán trên địa bàn.
* Khó khăn
Năm 2016 là năm cuối thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách và thực hiện Nghị quyết số 157/2010/NQ-HĐND ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Hòa Bình cho thời kỳ ổn định ngân sách bắt đầu từ năm 2011 và ổn định đến năm 2015. Năm 2017 là năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách. Thu trong cân đối của ngân sách huyện thấp, nguồn thu trên địa bàn mới đáp ứng được khoản 15% kinh phí chi thường xuyên theo dự toán, số còn lại phải dựa vào nguồn trợ cấp của ngân sách cấp trên, tăng thu hàng năm ngân sách huyện chủ yếu là thu từ nguồn sử dụng đất đây là nguồn thu không bền vững, còn phải ưu tiên bố trí cho các nhiệm vụ cần thiết của huyện, do vậy việc bố trí kinh phí để thực hiện dự án sẽ gặp khó khăn.
* Tính khả thi của đề án
Việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu, chi NSNN tại địa phương là vấn đề thường xuyên và cấp thiết nhất là ở cấp huyện và cơ sở, vì vậy nội dung của đề án đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động công tác quản lý thu, chi NSNN hiện nay. Do đó đề án được triển khai sẽ được các đơn vị hưởng ứng để ngày càng phát huy vai trò trách nhiệm của các đơn vị quản lý thu, chi NSNN, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế, xã hội, của địa phương.