KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN LẠC THỦY TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 20162021 (Trang 50 - 54)

1.1. Đối với Đảng và Nhà nước

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán:

Về những quy định chung.

- Sửa đổi, bổ sung nội dung tại khoản 5 Điều 4 như sau: Đơn vị kế toán là đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 của Luật này và phải lập báo cáo tài chính theo quy định của Chính phủ.

- Bổ sung nội dung tại điều 14: đối với hành vi bị cấm như Lập các hệ thống sổ kế toán tài chính khác nhau; Cho mượn, cho thuê chứng chỉ hành nghề kế toán, hay giữ chứng từ gốc khi thôi việc.

Về chứng từ kế toán

- Sửa đổi, bổ sung nội dung tại điểm (e) khoản 1 Điều 17: sửa lại “Số lượng, đơn giá (nếu có) và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ Kế toán dùng để thu, chi, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ.

Về tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán:

- Tại Điều 51: khoản 3 cần quy định rõ là “ Bố đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con ruột, anh ruột, chị ruột, em ruột” và bổ sung thêm nội dung Người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán.

- Bổ sung nội dung tại Điều 53 tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng cần phải có kinh nghiệm về làm kế toán tổng hợp ít nhất là 2 năm.

Kiến nghị về định mức chi ngân sách

- Năm 2017, là năm Trung ương xây dựng định mức chi ngân sách cho thời kỳ ổn định ngân sách mới (2016- 2020); vì vậy, đề nghị Trung ương khi xây dựng định mức chi nên quan tâm, xem xét có chế độ đặc thù đối với địa

phương đặc biệt khó khăn, có dân số thấp như tỉnh Hòa Bình và có tính đến chỉ số trượt giá hàng năm để giao dự toán.

- Khi Trung ương ban hành các chế độ, chính sách mới thì đề nghị Trung ương đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện, tránh tình trạng giao địa phương bố trí kinh phí để thực hiện, dẫn đến đối với những tỉnh nguồn thu ngân sách thấp, ngân sách hạn hẹp, chủ yếu bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương sẽ rất khó khăn trong việc bố trí kinh phí thực hiện.

1.2. Đối với HĐND, UBND tỉnh

- Phân cấp hơn nữa các nhiệm vụ thu,chi đi đôi với kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi nhằm tạo tính chủ động, nâng cao tính giải trình, sự chịu trách nhiệm của cấp huyện và cấp xã.

- Đề nghị HĐND, UBND tỉnh sửa đổi định mức phân bổ ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi còn thấp như chi: sự nghiệp giáo dục, văn hóa thông tin, Thể dục thể thao, An ninh - Quốc phòng; Quản lý nhà nước đảm bảo cho định mức phân bổ ngoài việc thanh toán đủ tiền lương, các khoản như lương, kinh phí chi hành chính còn có kinh phí để hoạt động sự nghiệp, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.

1.3. Đối với huyện

- Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách, định mức chế độ, tiêu chuẩn chi ngân sách gắn với tăng cường phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách;

- Chỉ đạo các phòng, ban, ngành, cơ quan có liên quan trong việc tăng cường công tác quản lý chi ngân sách, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện những quy định của nhà nước đối với các đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình chi ngân sách;

- Bố trí đủ biên chế cho phòng Tài chính - Kế hoạch; kiên quyết xử lý, điều chuyển những cán bộ làm trái quy định của nhà nước, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao;

- Đổi mới trong công tác thi tuyển, tuyển dụng cán bộ làm nghiệp vụ tài chính – kế toán đảm bảo vững vàng về nghiệp vụ chuyên môn có đạo đức nghề nghiệp.

- Bố trí nguồn kinh phí ngân sách cho việc tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ những người làm công tác kế toán, Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, những người làm công tác quản lý thu, chi ngân sách tại các phòng chuyên môn.

1.4. Đối với các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện

Thực hiện nghiêm quy định của nhà nước trong việc lập, chấp hành và quyết toán chi ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách. Tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai và minh bạch.

2. Kết luận

Bên cạnh những mặt tích cực, trong những năm qua công tác quản lý thu, chi NSNN tại huyện Lạc Thủy còn biểu hiện nhiều bất cập cần phải được khắc phục, sửa đổi để vừa phù hợp với qui định của Nhà nước trong bối cảnh mới, vừa phù hợp với tình hình phát triển KT- XH địa phương. Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện là một nhiệm vụ luôn được quan tâm cả về thực tiễn và lý luận, là yêu cầu cần thiết và khách quan trong giai đoạn hiện nay nhằm quản lý NSNN huyện được tốt hơn, công khai, minh bạch và đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của đổi mới quản lý tài chính mà Đảng ta đã đề ra. Vì vậy, Đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện Lạc Thủy giai đoạn 2016-2021” đã được học viên lựa chọn và thực hiện.

Sau khi thực hiện đề án sẽ khắc phục được các bất cập, hạn chế của công tác quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện, đồng thời thực hiện đúng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước số 83/2015 QH13 đó là: Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước. Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên,góp phần đảm bảo cho công tác quản lý chi NSNN tại huyện ngày càng phù hợp với các quy định của Nhà nước và giúp cho việc tiếp nhận, sử dụng NSNN được tiết kiệm, công khai, minh bạch, chặt chẽ và có hiệu quả ./.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN LẠC THỦY TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 20162021 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w