Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Xác định các yếu tố kỹ thuật trong điều chế rừng
Phương thức điều chế rừng là phương thức tổ chức rừng đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài liên tục.
Như vậy căn cứ để xác định phương thức điều chế rừng cho rừng trồng Keo tai tượng tại XNLN Kỳ Sơn là:
- Phương thức trồng rừng là thuần loài đều tuổi;
- Phương thức khai thác rừng là khai thác trắng
Trên cơ sở các căn cứ đó, phương thức điều chế được áp dụng là: Điều chế rừng theo tuổi.
4.2.2. Xác định tuổi khai thác chính
Tuổi khai thác chính là tuổi thấp nhất có thể tiến hành khai thác tập trung những cây rừng. Tuổi khai thác chính là cơ sở để tính toán lượng khai thác và cũng là cái mốc về không gian và thời gian giữa nuôi dưỡng và lợi dụng rừng.
Như vậy, căn cứ để xác định tuổi khai thác chính cho rừng trồng Keo tai tượng là:
- Tuổi thành thục công nghệ: Keo tai tượng ở tuổi 7 tại Xí nghiệp có đường kính trung bình là 14,2 cm, với kích thước này thể đáp ứng được cho việc sản xuất ván thanh, ván dăm.
- Kết cấu rừng: Với kết cấu diện tích rừng Keo tai tượng của Xí nghiệp như hiện tại thực hiện khai thác rừng tại tuổi 7 là hợp lý nhất nhằm mục đích điều chỉnh dần về mặt kết cấu, đảm bảo cho việc lợi dụng lâu dài và liên tục.
- Tình hình vệ sinh, sinh trưởng của rừng: Rừng trồng Keo tai tượng tại Xí nghiệp ở tuổi 7 sự sinh trưởng có phần chững lại nên khai thác ở tuổi này để thay thế bằng một lớp rừng mới có sức sản xuất cao hơn.
Trên cơ sở những căn cứ trên: Tuổi khai thác chính được xác định là tuổi 7.
4.2.3. Xác định chu kỳ điều chế rừng
Căn cứ để xác định chu kỳ điều chế là:
- Loài cây trồng là Keo tai tượng;
- Điều kiện lập địa: đất đai khu vực nghiên cứu còn tương đối tốt;
- Phương thức trồng rừng là trồng thuần loài, có thâm canh;
` -Điều kiện trong kinh doanh: vay vốn được 7 năm, cần quay vòng vốn nhanh;
- Rừng trồng nguyên liệu sản xuất gỗ ván thanh, ván dăm, yêu cầu kích thước nguyên liệu gỗ có đường kính ≥ 13cm.
Như vậy chu kỳ điều chế được xác định là 7 năm.
4.2.4. Xác định trữ lượng và sản lượng khai thác hàng năm 4.2.4.1. Xác định trữ lượng hiện tại
Qua thu thập số liệu do Xí nghiệp Lâm nghiệp Kỳ Sơn cung cấp và phúc tra thông qua số liệu điều tra ÔTC. Chúng tôi xác định được trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng tại thời điểm năm 2010, được trình bày tại bảng 4.5
Bảng 4.4. Trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng năm 2010 Tuổi Diện tích Tổng trữ lượng Trữ lượng
trung bình 1 ha
4 221,5 9.291 41,95
5 122,0 6.353 52,07
6 138,7 9.480 68,35
7 166,3 15.916 95,70
Tổng 648,5 41.040
Như vậy, Tổng trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng năm 2010 của Xí nghiệp lâm nghiệp Kỳ Sơn là: 41.040 m3.
Trữ lượng trung bình trên 1 ha ở các tuổi được xác định: tuổi 4 là 41,95m3, tuổi 5 là 52,07m3, tuổi 6 là 68,35m3, tuổi 7 là 95,7m3.
4.2.4.2. Xác định trữ lượng và sản lượng khai thác hàng năm trong chu kỳ 2011 - 2017
Từ trữ lượng trung bình 1 ha ở các tuổi năm 2010, dự tính trữ lượng và sản lượng khai thác hàng năm trong chu kỳ điều chế từ 2011 đến 2017 theo bảng 4.6 sau:
Bảng 4.5. Trữ lượng và sản lượng khai thác rừng trồng Keo tai tượng giai đoạn 2011 - 2017
Năm Trữ lượng
Tổng diện
tích khai thác (ha)
Diện tích các tuổi khai thác (ha)
Sản lượng khai thác
(m3) Tuổi 6 Tuổi 7 Tuổi 8
Diện tích
Trữ lượng TB/ha
Diện tích
Trữ lượng TB/ha
Diện tích
Trữ lượng TB/ha
2011 44.328 202,0 35,7 68,35 166,3 95,7 18.355
2012 46.662 202,0 99,0 68,35 103,0 95,7 16.623
2013 48.069 202,0 179,0 68,35 23,0 95,7 14.435
2014 52.599 202,0 42,5 68,35 159,5 95,7 18.169
2015 53.491 202,0 13,5 68,35 188,5 95,7 18.962
2016 53.539 202,0 202,0 95,7 19.331
2017 52.130 202,0 150,5 95,7 51,5 123,05 20.740 Tổng 350.818 1414,0 369,7 992,8 51,5 126.617
Qua kết quả tính toán ở bảng 4.6 ta thấy:
- Tổng trữ lượng của rừng trồng Keo tai tượng từ trong chu kỳ điều chế từ năm 2011 – 2017 là 350.818m3. Trữ lượng giữa các năm không đều, trữ lượng năm lớn nhất là năm 2016 với 53.539 m3, trữ lượng năm thấp nhất là năm 2011 với 44.328 m3. Từ chu kỳ sau (từ năm 2018 trở đi) trữ lượng hàng năm sẽ ổn định.
- Tổng sản lượng khai thác trong chu kỳ từ 2011 đến 2017 là: 126.617m3. Trong đó: khai thác 396,7 ha tuổi 6; 992,8 ha tuổi 7 và 51,5 ha tuổi 8. Sản lượng khai thác hàng năm không đều nhau, sản lượng năm khai thác cao nhất là năm 2017 với 20.740 m3, sản lượng năm khai thác thấp nhất là năm 2013 với 14.436 m3 và sản lượng khai thác bình quân hàng năm là 18.088 m3. Từ chu kỳ sau (từ năm 2018 trở đi) sản lượng khai thác hàng năm sẽ ổn định.