Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài luận văn tập trung nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:
Thực trạng quản lý phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2011-2015?
Các yếu tố ảnh hưởng tới đến quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu?
Giải pháp nào đổi mới quản lý phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Nguồn tài liệu:
Các công trình, ấn phẩm, báo cáo đã công bố liên quan đến quản lý nguồn nhân lực của các cơ quan tổ chức sau: NHNN Việt Nam, NHNN chi nhánh tỉnh Lai Châu, Cục Thống kê tỉnh Lai Châu, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu.
Báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu (ngân hàng NNo&PTNT, ngân hàng TMCP Công thương, ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển) qua các năm 2011-2015.
* Nội dung thu thập:
- Các chính sách về phát triển nguồn nhân lực trong các NHTMNN từ năm 2011-2015;
- Các số liệu về số lượng, quy mô, trình độ chuyên môn, giới tính, trình độ lý luận-chính trị,…về nguồn nhân lực trong các NHTMNN từ năm 2011-2015;
- Mục tiêu quản lý phát triển nguồn nhân lực trong các NHTMNN từ năm 2011-2015;
- Bài học kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại;
- Báo cáo phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lai Châu qua các năm 2011-2015;
* Tiến hành thu thập: Trực tiếp đến các NHTMNN để thu thập tài liệu, hoặc có thể thu thập tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo Lai Châu, website của các ngân hàng.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin
Thông tin sau khi thu thập, chọn lọc sẽ được tổng hợp, cập nhật, sắp xếp, xử lý bằng các công cụ phần mền của Microsoft Office để lập bảng, biểu, đồ thị,... Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để phân tích số liệu quản lý phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ đó đưa ra những đánh giá, viện dẫn, minh chứng trên cơ sở định hướng phát triển nguồn nhân lực chung của cả tỉnh, sẽ đề xuất một số giải pháp quản lý phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại nhà nước.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê: Được sử dụng để phân tích, tổng hợp các số liệu về quản lý phát triển nguồn nhân lực các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015.
- Phương pháp so sánh:
Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực trong các NHTMNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng kỹ thuật:
+ So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của
kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
+ So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
- Phương pháp bảng biểu, đồ thị
Bảng biểu, đồ thị là mô hình hóa các thông tin từ dạng số. Đề tài sử dụng bảng biểu, đồ thị để trình bày các kết quả nghiên cứu và phân tích thông tin đối với công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực trong các NHTMNN và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển nguồn nhân lực trong các NHTMNN của tỉnh Lai Châu.
- Phương pháp chuyên gia: Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận văn đã được trình bày công bố ở một số hội thảo khoa học, tạp chí trong và ngoài nước, qua đó đã nhận được những đóng góp quan trọng của nhiều nhà khoa học và quản lý, cũng như phỏng vấn chuyên gia nghiên cứu về nhân lực, cũng như phỏng vấn các nhà lãnh đạo ở cấp quản lý và lãnh đạo trực tiếp của ngân hàng. Đây là những kinh nghiệm rất hữu ích về vấn đề nghiên cứu, cũng như gợi mở hướng mới giải quyết vấn đề logic, đồng bộ.
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn một số chỉ tiêu nghiên cứu, như:
- Cơ cấu kinh tế tỉnh Lai Châu năm 2015
- Tổng sản phẩm bình quân đầu người tỉnh Lai Châunăm 2015
- Tổng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp của tỉnh Lai Châu và một số tỉnh trong khu vực Bắc Bộ
- Cơ cấu dân số và lao động của tỉnh Lai Châu năm 2015
- Thực trạng năng suất lao động của tỉnh Lai Châu trong các khu vực kinh tế
- Quy mô nhân lực ngân hàng: phản ánh số tuyệt đối về nhân sự, lượng CBCC tăng giảm trong kỳ (năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015).
- Phân loại CBCC ngân hàng theo độ tuổi/ theo trình độ.
- Chất lượng CBCC ngân hàng: thể hiện đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ chuyên môn (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,…) và kỹ năng mềm cần thiết trong giai đoạn phát triển của ngân hàng thương mại bắt kịp với xu hướng hội nhập kinh tế là yêu cầu tất yếu.
- Thu hút và tuyển dụng CBCC ngân hàng: trong điều kiện quy mô vốn nhỏ, các ngân hàng thương mại lại gặp một thách thức rất lớn đó là chất lượng nguồn nhân lực. Chính sách thu hút của mỗi ngân hàng thương mại có thể khác nhau, có thể chế độ phúc lợi (lương, thưởng,...), có thể cơ hội thăng tiến trong vị trí công việc hoặc chính sách khác.
- Đào tạo và phát triển CBCC ngân hàng: thể hiện con số tuyệt đối về lượng CBCC được đào tạo lại, hoặc đào tạo nâng cao, hoặc đào tạo trang bị thêm kỹ năng mền hay kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ khác.
Chương 3