Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC NGÂN HÀNG CỦA TỈNH LAI CHÂU
3.2. Thực trạng quản lý phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu
3.2.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu
3.2.1.1. Về qui mô và cơ cấu nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại Bảng số liệu 3.5 phản ánh số CBCC của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu có tuổi đời bình quân tương đối trẻ, trong khoảng 33-36 tuổi, và nguồn nhân lực này thuộc đội ngũ trí thức được đào tạo trong thời kỳ đổi mới của đất nước, có trình độ ngoại ngữ, tin học và được cập nhật kiến thức về kinh tế thị trường, có khả năng thích ứng cao. Họ sẽ trở thành những cán bộ nguồn cho khoảng thời gian 5 - 10 năm sau.
Bảng 3.5: Quy mô nhân lực của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu năm 2015
Đơn vị tính: người
TT Đơn vị
Chỉ tiêu
NH NNo&PTNT
NHCP-TM
ĐT&PT NHCP-TM Công thương
1 Số biên chế 180 69 47
Tăng trong kỳ 1 4 10
Giảm trong kỳ 6 1 3
2 Số biên chế 175 72 54
Trong đó: - Nam 93 36 21
- Nữ 82 36 33
- Dân tộc 24 6 4
3 Tuổi đời bình quân
(tuổi/người) 36 34 33
Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lai Châu Quy mô nhân lực phản ánh quy mô tổ chức về mặt lượng. Số liệu phân tích quy mô nhân lực của 3 ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu, xét về mặt trị số tuyệt đối nhân lực của NHNNo&PTNT lớn hơn nhân lực của NHCP-TM Đầu tư & Phát triển, và cùng lớn hơn nhân lực của NHCP-TM Công thương; nhưng số nhân lực tăng giảm trong kỳ của NHCP-TM Công thương lại có số tăng lớn hơn số tăng nhân lực của NHCP-TM Đầu tư & Phát triển cũng lớn hơn số tăng nhân lực trong kỳ của NHNNo&PTNT. Điều này cho thấy sự xuất hiện của NHCP-TM Công thương và quy mô nhỏ hơn so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tỉnh Lai Châu nhưng lại có sự tăng trưởng về quy mô nhanh hơn.
Nhân lực các ngân hàng thương mại của tỉnh Lai Châu nhìn chung không có sự thay đổi nhiều trong năm 2015, cộng thêm yếu tố cán bộ công chức ngân hàng có tuổi đời trung bình trẻ. Điều này thể hiện sự phát triển ổn định và bền vững nếu được tích hợp thêm các ưu thế khác thì các ngân hàng thương mại của tỉnh lai Châu sẽ có sự phát triển ổn định trong ngắn và trung hạn.
Cụ thể, sẽ phân tích sự biến động về nhân lực của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu trong khoảng thời gian ngiên cứu (2011 - 2015) thông qua bảng phản ánh số liệu dưới đây:
Bảng 3.6: Sự biến động số lƣợng CBCC tại các NHTM của tỉnh Lai Châu qua các năm
ĐVT: người
2011 2012 2013 2014 2015
So sánh (%) 2012/
2011
2013/
2012
2014/
2013
2015/
2014 NH NNo&PTNT 164 172 179 180 175 104,8 104,1 100,6 97,2 NHCP-TM ĐT&PT 60 65 67 69 72 108,3 103,1 103,0 104,3
NHCP-TM Công
thương 26 45 40 47 54 173,1 88,9 117,5 114,9 Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Lai Châu Bảng 3.6 phản ánh số lượng CBCC của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu không có sự biến động lớn trong khoảng thời gian nghiên cứu.
Mức tăng có lý do chính là tuyển dụng nhân sự thay thế cho CBCC đến tuổi hưu trí chứ không tăng do phát triển mở rộng quy mô của ngân hàng.
Biểu đồ 3.2: Số lượng CBCC tại các NHTM của tỉnh Lai Châu qua các năm 2011-2015
(Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Lai Châu)
Riêng NHCP-TM Công thương trong năm 2012 có sự tăng vọt nhân sự là do chiến lược phát triển mở rộng chi nhánh, tuy nhiên năm 2013 ngân hàng này đã có những điều chỉnh kịp thời nhân lực cho phù hợp và được duy trì mức tăng ổn định qua các năm 2014, 2015 hơn mười điểm % cho mỗi năm. NHTM-CP Đầu tư & Phát triển có mức tăng về số lượng CBCC dù thấp nhưng tương đối ổn định từ 3 - 8 điểm % mỗi năm trong giai đoạn 2011 - 2015. Ngân hàng NNo&PTNT mức tăng giảm dần về số lượng CBCC trong giai đoạn 2011 - 2015, năm 2012 tăng 4,8 điểm % so với năm 2011, đến năm 2014 chỉ tăng 0,4 điểm % so với năm 2013 và năm 2015 số lượng CBCC giảm 2,8 điểm % so với năm 2014.
Xuyên suốt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, là quan điểm phát triển cơ bản và đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế là định hướng tổng quát của phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2020. Đã quyết định các nội dung cơ bản tái cơ cấu kinh tế trong đó tập trung ưu tiên tái cơ cấu 3 lĩnh vực quan trọng nhất: (i) Tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; (ii) Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; (iii) Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng
164 172 179 180 175
60 65 67 69 72
26 45 40 47 54
0 50 100 150 200
2011 2012 2013 2014 2015
NH NNo&PTNT NHCP-TM ĐT&PT NHCP-TM Công thương
tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác. Từ năm 2011, theo tinh thần của Chính phủ các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã chủ động, tích cực trong công tác đầu tư tín dụng, đầu tư theo ngành kinh tế hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
3.2.1.2. Về chất lượng nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại
Theo Quyết định số 414/TCCP-VC, của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính Phủ ban hành năm 1993 Về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính, ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức như:
Chuyên viên: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp giúp lãnh đạo các đơn vị cấu thành (Phòng, Ban, sở, Vụ, Cục) tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ.
Cán sự: Là công chức chuyên môn nghiệp vụ giúp lãnh đạo các bộ phận cấu thành của bộ máy (phòng ban trong hệ thống quản lý Nhà nước và sự nghiệp) để triển khai việc hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc việc thi hành các chế độ, điều lệ và quản lý tài vụ. [17]
Căn cứ theo bộ tiêu chuẩn này, cụ thể có phân loại CBCC cho các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu như bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.7: Phân loại CBCC của các NHTM tại tỉnh Lai Châu năm 2015 Đơn vị tính: người Tổng
số
Chuyên viên cao
cấp
Chuyên viên chính
Chuyên viên
Cán
sự Còn lại
Ngân hàng
NNo&PTNT 175 0 0 122 47 6
Ngân hàng TM-CP
ĐT&PT 72 0 5 52 10 5
Ngân hàng TM-CP
Công thương 54 0 2 48 0 4
Nguồn: NHNN chi nhánh Lai Châu.
Cơ sở để đánh giá chất lượng đội ngũ nhân lực của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu là các qui định của Nhà nước và các cơ quan chức năng về quản lý cán bộ công chức. Các tiêu chí để đánh giá chất lượng cán bộ công chức là các thông số có tính đầu vào, như: trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, tuổi đời, chức vụ quản lý, ngạch công chức,… mà chưa có các thông số dữ liệu để đánh giá chất lượng đội ngũ nhân lực qua thành tích thực thi nhiệm vụ chuyên môn.
Biểu đồ 3.3: Phân loại CBCC của các NHTM tại tỉnh Lai Châu năm 2015 (Nguồn: NHNN chi nhánh Lai Châu)
Trình độ chuyên môn được hiểu là văn bằng chứng minh trình độ đã đào tạo. Những văn bằng này cũng dùng để phân biệt các cấp bậc đào tạo, hiện là cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực chuyên môn của công chức viên chức. Đồng thời, văn bằng cũng là căn cứ có ý nghĩa quyết định đến việc tuyển dụng, bố trí công việc và trả lương cho người lao động trong tổ chức.
Trong NHNN hiện nay cán bộ công chức ngân hàng là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại công chức A, B, C, D theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp. Công chức Ngân hàng Nhà nước được phân loại như sau:
0
122
47
6 5
52
10 5
2
48
0 4
0 20 40 60 80 100 120 140
Chuyên viên chính Chuyên viên Cán sự Còn lại Ngân hàng NNo&PTNT Ngân hàng TM-CP ĐT&PT Ngân hàng TM-CP Công thương
(1) Phân loại theo trình độ đào tạo:
- Công chức loại A là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn từ bậc đại học trở lên phù hợp với công việc đảm nhiệm;
- Công chức loại B là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phù hợp với công việc mà vị trí này đảm nhiệm;
- Công chức loại C là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp;
- Công chức loại D là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc dưới sơ cấp.
(2) Phân loại theo vị trí công tác gồm có:
- Công chức lãnh đạo (quản lý, điều hành): Được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo;
- Công chức chuyên môn nghiệp vụ.
Năm 2011 mở đầu giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế của đất nước nói chung, cụ thể tái cơ cấu ngành ngân hàng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Việc tái cơ cấu, sáp nhập ngân hàng diễn ra nhằm làm cho hệ thống tài chính vững mạnh hơn. Việc này cũng dẫn tới những biến động trong bộ máy nhân sự của các ngân hàng. Công tác nhân sự được bố trí, sắp xếp lại để tinh giản bộ máy, tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực cốt lõi của ngân hàng. Tuy nhiên, nhu cầu nhân sự chất lượng cao của các ngân hàng vẫn rất lớn. Ở những lĩnh vực chuyên sâu hiện nay rất khó tìm được ứng viên phù hợp, một số ngân hàng phải thuê chuyên gia nước ngoài về một số lĩnh vực, như: chiến lược phát triển, quản trị rủi ro, đầu tư quốc tế,… Đây cũng là điểm yếu của hệ thống đào tạo của Việt Nam về ngành ngân hàng, cũng như kinh nghiệm còn non trẻ về lĩnh vực này khi Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới.
Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay. Nguồn nhân lực là bộ phận chính nghiên cứu sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thị trường. Trình độ nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại sẽ gắn kết với chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tính đa dạng, phong phú của các loại hình dịch vụ, tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Chất lượng nguồn lực của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu được phản ánh thông qua bảng số liệu.
Bảng 3.8: Chất lƣợng CBCC của các NHTM tại tỉnh Lai Châu (Năm 2015)
Stt
Đơn vị
Chỉ tiêu
NH NNo&PTNT
NHCP- TM ĐT&PT
NHCP-TM Công thương
1
Trình độ văn hóa 175 72 54
- 9/12 1 0 0
- 12/12 174 72 54
2
Trình độ chuyên môn 175 72 54
- Thạc sỹ 2 0 1
- Đại học 106 56 48
- Cao đẳng 26 4 1
- Trung cấp 33 7 1
- Đào tạo khác 8 5 3
3 Quản lý hành chính NN 1 1 8
4 Đảng viên 77 25 13
Trong đó: - CC chính trị 10 3 2
- Tr.Cấp chính trị 11 7 1
Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lai Châu
Tỷ lệ công chức có trình độ từ đại học trở lên của các NHTM chiếm tỷ lệ tương đương nhau, điều đó phù hợp với tính chất và yêu cầu của nhiệm vụ chuyên môn. Trong khi số lượng cán bộ có trình độ cao đẳng và trung học khá cao, điều này thể hiện đặc thù của các NHTM là tổ chức theo địa bàn hành chính và nhiệm vụ chủ yếu là tác nghiệp và phục vụ, hậu cần.
Biểu đồ 3.4: Số lượng cán bộ ngân hàng phân theo trình độ chuyên môn tại NHTMNN tỉnh Lai Châu năm 2015
(Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lai Châu)
Lượng CBCC chỉ đạt được mức độ đào tạo nghề ở các ngân hàng thương mại trên địa bản tỉnh Lai Châu còn cao tại thời điểm năm 2015, tại NHNNo&PTNT là 41/175 người (chiếm 23,4%), tại NHCP-TM ĐT&PT là 12/72 người (chiếm 16,7%), tại NHCP-TM Công thương là 4/54 người (chiến 7,4%). Điều này gây áp lực cho quỹ lương của ngân hàng và cũng là hạn chế đáng kể khi đơn vị triển khai công tác phát triển đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mỗi ngân hàng. Nhưng đây cũng là tồn tại mang tính lịch sử, tính vùng miền của địa phương không thể giải quyết nhanh được.
Có thực tế sau khi chia tách, thành lập tỉnh mới (năm 2004), tỉnh Lai Châu phải đối mặt với khó khăn rất lớn về nguồn nhân lực đó là, nhân lực nói chung
2
106
26 33
8 0
56
4 7 5
1
48
1 1 3
0 20 40 60 80 100 120
Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Đào tạo khác
cho tất cả các ngành kinh tế của tỉnh ít hay nhiều đều mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng. Đối với ngành ngân hàng của tỉnh Lai Châu điều này cũng không ngoại lệ. Để đạt được mức tăng trưởng GDP như hiện nay, tỉnh Lai Châu đã rất lỗ lực và có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống ngân hàng thương mại của địa phương.
3.2.1.3. Thu hút và tuyển dụng CBCC ngân hàng thương mại
Thu hút và tuyển dụng CBCC ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu có những thuận lợi, khó khăn riêng. Ở mỗi nghệp vụ lại có yêu cầu riêng đối với ứng viên tuyển dụng, như: Nhân viên chăm sóc khách hàng; Kế toán, Giao dịch viên; Ngân quỹ và Tin học… Ở mỗi nghiệp vụ ngoài yêu cầu cứng về trình độ đào tạo thì còn có các yêu cầu khác về chuyên môn chuyên sâu, về kỹ năng mềm, hay có thể có cả yêu cầu đặc biệt về ngoại hình,…
Yêu cầu cụ thể về tuyển dụng nhân lực của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lai Châu được phản ánh qua bảng số liệu 3.9, 3.10, 3.11.
Bảng 3.9: Thu hút và tuyển dụng ngân hàng NNo&PTNT năm 2015
Cấp quản lý
Yêu cầu trình độ tối thiểu Chuyên môn
Tin học
Ngoại ngữ
Lý luận chính
trị
Quản lý nhà nước 3
tháng
Kỹ năng quản
lý Tiến
sĩ
Thạc sĩ
Cử nhân
Giám đốc x B B
Phó Giám đốc x B B
Trưởng phòng x B B
Phó trưởng phòng x B B
Chuyên viên x B B
Nguồn: Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh tỉnh Lai Châu
Tuyển dụng CBCC ngân hàng NNo&PTNT cho tất cả các vị trí công chức làm công tác quản lý, công chức ngạch chuyên viên đều có yêu cầu chung trình độ chuyên môn cử nhân, trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ đạt cấp độ B. Các yêu cầu này phù hợp với điều kiện cần và đủ của CBCC nói chung cũng như mặt bằng trình độ nhân lực của địa phương. Tuy nhiên trong phát triển trung hạn thì ngân hàng NNo&PTNT cũng phải nghĩ đến việc yêu cầu chất lượng ứng viên tuyển dụng cao hơn, cũng như yêu cầu chuẩn ngoại ngữ, chuẩn tin học theo chuẩn quốc tế để có thể đáp ứng tốt hơn nhiều loại hình đối tượng sử dụng dịch vụ của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế với khu vực và với thế giới.
Bảng 3.10: Thu hút và tuyển dụng NHTM-CP ĐT&PT năm 2015
Cấp quản lý
Yêu cầu trình độ tối thiểu Chuyên môn
Tin học
Ngoại ngữ
Lý luận chính
trị
Quản lý nhà nước
3 tháng Kỹ năng quản
lý Tiến
sĩ
Thạc sĩ
Cử nhân
Giám đốc x B C Cao
cấp x Tốt
Phó Giám đốc x B C Cao
cấp x Tốt
Trưởng phòng x B B Tr.cấp x Tốt
Phó trưởng phòng x B B Tốt
Chuyên viên x B B Khá
Nguồn: NHCP-TM ĐT&PT chi nhánh tỉnh Lai Châu
Tuyển dụng CBCC NHTM-CP ĐT&PT cho tất cả các vị trí công chức làm công tác quản lý, công chức ngạch chuyên viên đều có yêu cầu chung trình độ chuyên môn cử nhân, trình độ tin học đạt cấp độ B. Tuy nhiên đối với CBCC làm quản lý cấp cao (giám đốc, phó giám đốc) yêu cầu trình độ ngoại ngữ đạt cấp độ C, còn lại chỉ cần đạt cấp độ B. Riêng đối với CBCC làm quản lý cấp cao còn yêu cầu có trình độ cao cấp về Lý luận chính trị và phải tham gia khóa đào tạo ngắn hạn (nhiều hơn 3 tháng) về Quản lý Nhà nước.
Bảng 3.11: Thu hút và tuyển dụng ngân hàng TMCP Công thương năm 2015
Cấp quản lý
Yêu cầu trình độ tối thiểu Chuyên môn
Tin học
Ngoại ngữ
Lý luận chính
trị
Quản lý nhà nước 3 tháng
Kỹ năng quản
lý Tiến
sĩ
Thạc sĩ
Cử nhân
Giám đốc x B C Cao
cấp x Tốt
Phó Giám đốc x B C Cao
cấp x Tốt
Trưởng phòng x B C Khá
Phó trưởng phòng x B C Khá
Chuyên viên x B C Khá
Nguồn: NHCP-TM Công thương chi nhánh tỉnh Lai Châu Tuyển dụng CBCC ngân hàng TMCP Công thương cho tất cả các vị trí công chức làm công tác quản lý, công chức ngạch chuyên viên đều có yêu cầu chung trình độ chuyên môn cử nhân, trình độ tin học đạt cấp độ B, trình độ ngoại
ngữ đạt cấp độ C. Tuy nhiên đối với CBCC làm quản lý cấp cao (giám đốc, phó giám đốc) có trình độ cao cấp về Lý luận chính trị và phải tham gia khóa đào tạo ngắn hạn (nhiều hơn 3 tháng) về Quản lý Nhà nước.
Tuyển dụng CBCC ngành ngân hàng nói chung tại tỉnh Lai Châu hiện nay đều đang áp hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển được thực hiện ở NHNN dựa trên hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Thông tư 32/TCCP-BCTL ngày 20/1/1996 với những nguyên tắc và điều kiện chung: (i) là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; (ii) có phẩm chất tốt, không trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự; (iii) có đơn xin dự tuyển; (iv) lý lịch rõ ràng và có đủ văn bằng chứng chỉ qui định trong tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngành.
Việc tuyển chọn CBCC ngân hàng thương mại của tỉnh Lai Châu được dựa trên các yêu cầu về chuyên môn và kỹ năng của NHNN, các kỳ thi tuyển dụng được tổ chức theo quy định của Nhà nước, trong đó ngoài yêu cầu kiến thức chung về chuyên môn và chuyên ngành, ngân hàng còn chú trọng các yêu cầu đặc thù chuyên môn. Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ là quy định những kỹ năng trình độ cần có để thực hiện công việc. Việc quy định này có tác dụng như thước đo để đo lường trình độ của người thực hiện đảm nhận công việc và là cơ sở để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ.
Phân loại đội ngũ nhân lực theo nghiệp vụ chuyên môn thành các nhóm là để áp dụng công cụ và chính sách phát triển phù hợp với khả năng và hướng phát triển của từng nhóm nhân lực.
Nguồn nhân lực ngân hàng tỉnh Lai Châu hiện nay vừa thiếu vừa yếu, chẳng hạn như mảng kiến thức bổ trợ (tin học, ngoại ngữ) rất yếu; kiến thức kinh tế, ngân hàng, giao tiếp hạn chế. Còn thiếu đội ngũ quản trị điều hành, lãnh đạo có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, am hiểu luật pháp và độc lập xử lý các vấn đề thực tế. Trình độ chuyên môn, khả năng lập dự án, tầm nhìn chiến lược của đội ngũ giám đốc chưa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập. Thậm chí, ngay ở NHNN còn thiếu đội ngũ chuyên gia, quản lý