F.Enghen đã khái quát lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên cho đến khi ông viết tác phẩm này và nghiên cứu nó gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội, với sự phát triển của sản xuất.
Ông chia lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên thành hai thời kỳ lớn: Thời cổ đại khoa học tự nhiên chỉ là trực giác thiên tài, và Thời hiện đại khoa học tự nhiên đạt trình độ phát triển khoa học, toàn diện và có hệ thống.
- Thời cổ đại, sự xuất hiện của khoa học tự nhiên gắn liền với yêu cầu phát triển của một số ngành sản xuất nhất định như trồng trọt và chăn nuọi... Sỉỷ phỏn nghaỡnh khoa hoỹc khi õọ chỉa roỵ raỡng mà tất cả đều hoà vào triết học. Khoa học tự nhiên còn mang tính trực quan, nó xem xét thế giới tự nhiên như một chỉnh thể và là một quá trình biến đổi, phát triển.
- Sau thời trung cổ và phục hưng khoa học tự nhiên mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ: thời kỳ khoa học tự nhiên hiện đại. F. Enghen lại chia khoa học tự nhiên hiện đại cho đến khi ông viết tác phẩm này thaình hai giai âoản:
+ Giai đoạn I bắt đầu từ thời phục hưng cho đến thế kỷ XVIII. Giai đoạn này khoa học tự nhiên gắn với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, với cuộc cách mạng công nghiệp và gắn liền
với cuộc đấu tranh kiên cường chống tôn giáo để khẳng định quyền sống của mình. Đây là lúc khoa học tự nhiên đi vào phân ngành một cách mạnh mẽ. Cuối giai đoạn này vật lý cơ học cảu Niu-Tơn giữ vai trò chi phối, khoa học tự nhiên khi đó chủ yếu là khoa học thực nghiệm. Do phương pháp siêu hình, nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt không liên hệ nhau, nghiên cứu trong trạng thái tĩnh không biến đổi, không phát triển, mà bắt đầu của giai đoạn này khoa học tự nhiên rất cách mạng, nhưng về cuối lại trở nên bảo thủ. Theo F. Enghen, trong nửa đầu của thế kỷ XVIII, khoa học tự nhiên đã vươn cao hơn thời Hy-La cổ đại cả về khối lượng kiến thức cả về việc phân loại các tài liệu của mình bao nhiêu thì về mặt nắm vững những tài liệu này trên lý luận, về mặt quan niệm tổng quát giới tự nhiên nó lại kém xa thời ấy bấy nhiãu.
+ Giai đoạn II bắt đầu từ Cant và La-pơ-lat-xơ. Lục này khoa học tự nhiên có một bước phát triển mới về chất: Khoa học tự nhiên đã phát triển từ trình độ thực nghiệm lên trình độ lý luận, từ chỗ nghiên cứu từng lĩnh vức tách biệt nhau và ở trạng thái tĩnh đến đi sâu nghiên cứu sự thâm nhập lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau giữa các lĩnh vực, nghiên cứu sự vận động của giới tự nhiên đi từ thấp đến cao. F.Enghen âạnh giạ cao cạc thaình tỉûu cuía khoa hoüc tỉû nhiãn trong giai đoạn này, đặc biệt là ba phát kiến vĩ đại:
Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, Học thuyết tế bào, Học thuyết tiến hoá.
Với sự khái quát về sự phát triển của khoa học tự nhiên, F.Enghen đã cho chúng ta thấy: Sự phát triển của khoa học tự nhiên luôn gắn với sự phát triển của sản xuất, do sản xuất quy định; Xét về bản chất, khoa học tự nhiên có tính cách mạng, nó phải chống lại chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo để phát triển. Bản thân khoa học tự nhiên có lôgíc phát
triển của nó đi từ trực quan chỉnh thể đến thực nghiệm phân tích rồi đến trình độ lý luận.
2. Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tổỷ nhión.
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên là một trong những nội dung xuyên suốt của tác phẩm này. F.Enghen đã phân tích một cách sâu sắc vai trò của khoa học tự nhiên đối với triết học và ngược lại.
- Về vai trò của khoa học tự nhiên đối với triết học, F.Enghen chỉ ra sự phát triển của triết học không thể tách rời sự phát triển của khoa học tự nhiên.
Mỗi khi có những phát minh mới của khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật phải thay đổi hình thức của nó. Tương ưng với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử sẽ có những hình thức khác nhau và nội dung khác nhau của triết học. F.Enghen viết: “Tư duy lý luận của mỗi thời đại sẽ có những hình thức và nội dung triết học, tức là kể cả tư duy lý luận của mỗi thời đại chúng ta, là một sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội dung rất khác nhau.”.
Trong tác phẩm F.Enghen đã chứng minh một cách rõ ràng: Ứng với các giai đoạn phát triển khác nhau của khoa học tự nhiên thì triết học cũng có những hình thức và nội dung khác nhau. Thời cổ đại, khoa hoüc tỉû nhiãn mang tênh tỉû phạt chỉa cọ sỉû phán ngành rõ rệt mà cùng hoà vào với triết học, thì phép biện chứng của triết học là tự phát, chất phác, mộc mạc. Ở thế kỷ XVII - XVIII, khi khoa học tự nhiên đã có sự phân ngành nhưng nghiên cứu tách biệt nhau và nghiên cứu giới tự nhiên trong trạng thái tĩnh không vận động, không phát triển, thì triết học là sự thống trị của chủ nghĩa duy vật siêu hình. Phải đến
thế kỷ XIX, khi khoa học tự nhiên nghiên cứu sự thâm nhập lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau giữa các lĩnh vực và nghiên cứu giới tự nhiên trong trạng thái vận động, phát triển từ thấp đến cao thì phương pháp siêu hình trong triết học mới được thây thế dần dần bằng phương pháp biện chứng duy vật.
- Về vai trò của triết học đối với khoa học tự nhión, F.Enghen chố ra cạc nhaỡ khoa hoỹc tỉỷ nhión khọng thể không bị chi phối bởi triết học, vấn đề là ở chỗ họ bị chi phối bởi hệ thống triết học nào. F.Enghen cũng chỉ ra, người nào càng bài bác triết học bao nhiêu người đó càng bị chi phối bởi hệ thống triết học tồi tệ bấy nhiêu. Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, luôn tồn tại những hệ thống triết học khác nhau. Nếu các nhà khoa học tự nhiên bị chi phối bởi các hệ thống triết học lạc hậu thì không thể đạt được thành tựu cao trong chuyên môn của mình.
Ngược lại, các nhà khoa học tự nhiên được các hệ thống triết học tiên tiến dẫn đường họ sẽ đạt được đỉnh cao trong nghiên cứu khoa học. Ông viết:
“Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”.
F.Enghen cũng khẳng định, đối với khoa học tự nhiên hiện đại thì phương pháp tư duy duy nhất phù hợi là phép biện chứng duy vật. F.Enghen chỉ ra, trong quá trình nghiên cứu đánh giá các kết quả đã đạt được và vạch ra hướng nghiên cứu tiếp theo, các nhà khoa học tự nhiên luôn cần đến sự chỉ dẫn của phép biện chứng duy vật. Chẳng hạn, khi các nhà khoa học tự nhiên phát hiện ra các công thức đo công khác nhau và tranh luận với nhau không phân thắng bại, Người nói các công thức đo công đó đều đúng trong những giới hạn nhất định. Khi phân tích định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, Người bổ sung thêm nó không chỉ bảo toàn về số lượng mà còn bảo toàn cả về chất lượng. Khi phân tích mối quan hệ giữa
các ngành khoa học trong khi chúng đang nghiên cứu tách rời lẫn nhau, F.Enghen chỉ ra, chỗ giao tiếp giữa các ngành khoa học chính là nơi chờ đợi những thành quả to lớn nhất...
- Qua sỉỷ khại quat trỗnh baỡy cuớa F.Enghen, chụng ta thấy rằng, giữa khoa học tự nhiên và triết học là không tách rời nhau. Triết học phải dựa trên cơ sở các thaình tỉûu cuía khoa hoüc tỉû nhiãn, phaíi khại quạt cạc thành tựu của khoa học tự nhiên đã đạt được.
Ngược lại, chính triết học duy vật biện chứng là thế giới quan và phương pháp luận cho sự phát triển cuía cạc khoa hoüc tỉû nhiãn.
3. Vật chất và vận động.
- Về cơ bản F.Enghen đã chỉ ra cách khái niệm vật chất và khái niệm vận động bằng con đường trừu tượng hoá, khái quát hoá các thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng cụ thể và các dạng vận động cụ thể mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan. Vật chất với tư cách là khái niệm không tồn tại một cách cảm tính và cũng không thể sáng tảo ra.
- F.Enghen chỉ ra vận động là phương thức tồn tại và là thuộc tính cố hữu của vật chất: không có dạng vật chất nào là không vận động, cũng như không có vận động nào lại không phải là vận động của vật chất. Vận động của vật chất là vận động tự thân nó không thể sáng tạo ra cũng như không thể bị tiêu diệt. Thuộc tính của các vật thể chỉ bộc lộ thông qua vận động. Hình thức của vận động như thế nào là do bản chất của vật thể đang vận động quy định.
- F.Enghen cũng chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa vận động và đứng im là mối quan hệ không thể tách rời nhau. Đứng im là sự vận động trong cân bằng, vận động mà sự vật, hiện tượng chưa biến đổi về chất là sự cân bằn trong vận động. Vận
động cá biệt có xu hướng dẫn đến sự cân bằng, vận động toàn thể lại phá vỡ sự cân bằng riêng biệt. Mọi đứng im chỉ là tương đối và tạm thời.
- F.Enghen chỉ ra vận động của vật chất có nhiều hình thức. Ông chỉ ra năm hình thức cơ bản của vận động của vật chất, đồng thời cũng chỉ ra giữa các hình thức vận động đó luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, không tách rời nhau mà có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện nhất định. Ông chỉ ra sự phân biệt các hình thức vận động và vạch ra mối quan hệ giữa chúng với nhau là cơ sở để phân loại các ngành khoa học cũng như vạch ra mối quan hệ giữa các ngành khoa học với nhau.
4. Ý thức.
Trong những chừng mực nhất định, trong tác phẩm này F.Enghen có bàn đến ý thức. Ông chỉ ra, vật chất trong quá trình vận động và phát triển theo quy luật của mình khi có điều kiện thích hợp thì nảy sinh vật chất biết tư duy.
- Yù thức cú mầm mống từ sinh vật cấp thấp là tính nhạy cảm, nhưng chỉ đến con người mới thực sự có ý thức. Cái quyết định làm cho con người có ý thức là lao động. Con vật chỉ sống dựa vào tự nhiên và thích ứng với tự nhiên. Trái lại, con người không thoả mãn với những gì đã có sẵn trong tự nhiên, mà bằng lao động của mình tác động một cách tích cực vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên theo nhu cầu của mình.
Lao động là điều kiện cơ bản của toàn bộ đời sống con người. Trong lao động, một mặt con người bắt tự nhiên bộc lộ những đặc trưng, đặc tính của nó để mình phản ánh, mặt khác lao động làm cho các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện, khả năng phản ánh của con người ngày càng cao. Lao động quyết định sự hình thành, phát triển của ngôn ngữ làm cho con người có khả năng phản ánh một cách gián tiếp,
khái quát. Chính thế mà ý thức của con người xuất hiện. F.Enghen nói: “Sau lao động, đồng thời với lao động là ngôn ngữ, là hai kích thích chủ yếu biến óc vượn thành óc người”.
- F.Enghen chỉ ra vai trò to lớn của ý thức đối hoạt động của con người. Hoạt động của con vật là hoạt động bản năng. Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức. Ông chỉ ra, loài người càng cách xa loài vật bao nhiêu, thì tác động của con người vào tự nhiên càng mang tính chất của một hoạt động có tính toán trước, tiến hành một cách có phương pháp, hướng vào những mục đích nhất định đã đề ra từ trước bấy nhiêu. Tuy nhiên, nếu từ đó mà cho rằng, hoạt động của con người là do tư duy của con người quyết định thì sẽ đi đến chủ nghĩa duy tâm.
5. Phép biện chứng.
Ở tác phẩm này, F.Enghen đã đề cập một cách tương đối toàn diện về phép biện chứng:
- Về các hình thức phát triển cơ bản của phép biện chứng, F.Enghen chỉ ra có ba hình thức: Biện chứng trong triết học Hy -La cổ đại là biện chứng mang tính chất thuần phác tự nhiên, mới chỉ dựa trên những trực giác mà xem xét giới tự nhiên với tư cách là một chỉnh thể nhưng chưa cmi được về chi tiết;
Phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức bắt đầu từ Cant đến Heghen, mà đỉnh cao là biện chứng của Heghen, nhưng chỉ là phép biện chứng duy tâm;
Đỉnh cao nhất của phép biện chứng là phép biện chứng duy vật do C.Mac sáng lập ra.
- F.Enghen nêu ra những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật: Biện chứng khách quan chi phối trong giới tự nhiên, biện chứng chủ quan (tư duy biện
chứng) chỉ là phản ánh biện chứng khách quan mà thôi. Theo F.Enghen: “phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến, là khoa học về những quy luật phổ biến nhất của mọi vận động. Điều đó có nghĩa là những quy luật ấy phải có hiệu lực trong giới tự nhiên và trong lịch sử loài người cũng như đối với vận động của tư duy”, và F.Enghen quy về ba quy luật cơ bản rồi trình bày một ssó nội duỗiung quanh ba quy luật đó:
+ Chất không tồn tại mà chỉ có những sự vật có chất, hơn nữa là những sự vật có vô và chất mới tồn tại. Giữa các sự vật không có sự khác nhau tuyệt đối về chất mà có những chất chung. Tất cả các chất đềìu có vô vàn những mức độ khác nhau về lượng và chúng có thể đo được. Chất và lượng không có sự khác nhau tuyệt đối mà chúng có thể chuyển hoá cho nhau. Không thể quy mọi sự khác nhau về chất thành sự khác nhau về lượng. Sự biến đổi về lượng phải đến điểm nút mới gây nên sự biến đổi về chất.
+ Trong tự nhiên không có sự đồng nhất tuyệt đối, mà đồng nhất luôn luôn bao hàm sự khác biệt - đồng nhất của các mặt đối lập. Các mặt đối lập không ngừng liên hệ tác động lẫn nhau và chỉ tồn tại trong sự liên hệ thống nhất với nhau; Ngược lại, sự thống nhất giữa chúng chỉ tồn tại trong sự phân ly, trong sự đối lập. Các mặt đối lập thâm nhập lẫn nhau, là mầm mống của nhau và ở những điểm nhất định chúng chuyển hoá lẫn nhau. Sự vận động và phát triển của thế giới là thông qua sự đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập. Tất cả mọi sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt đối lập đều thông qua khâu trung gian mà chuyển hoá cho nhau.
+ Sự phát triển bằng mâu thuẫn hoặc phủ định biện chứng của phủ định biện chứng là phát triển
theo hình xoáy trôn ốc. Sự phát triển có tính chất chu kỳ, lặp lại trên cơ sở cao hơn của quá trình phát triển.
- Ngoài ba quy luật, F.Enghen cũng có đề cập đến các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng. Ông phê phán các quan điểm siêu hình về tất nhiên - ngẫu nhiên đã dẫn đến thuyết định mệnh và đánh giá cao quan niệm của Heghen về mối quan hệ tất nhiên - ngẫu nhiên...
6. Một số vấn đề về lý luận nhận thức vaỡ lọgờc hoỹc.
- F.Enghen nhấn mạnh vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Con người cải biến tự nhiên là cơ sở chủ yếu nhất, trực tiếp nhất của tư duy. Trí tuệ của con người phát triển song song với việc con người cải biến tự nhiên.
Sự hình thành và phát triển của các ngành khoa học là do sản xuất quyết định. Thực tiễn chứng minh nhận thức là đúng hay sai.
- Nếu khoa học tự nhiên tuyệt đối hoá kinh nghiệm, phủ định tư duy lý luận thì sẽ rới vào chủ nghĩa thần linh. Kinh nghiệm không chứng minh đầy đủ tính tất yếu. “Quy luật chung còn cụ thể hơn bất kỳ ví dụ cụ thể riêng lẻ nào”. Nhấn mạnh vai trò của nhận thức lý tính, nhưng không xem nhẹ nhận thức cảm tớnh: “Mọi nhận thức thực sự, thấùu đỏo chỉ ở chỗ: trong tư duy chúng ta nâng từ tính đơn giản nhất đến tính đặc thù và từ tính đặc thù lên tính phổ biến, là ở chỗ chúng ta tìm ra và xác định cái vô hạn trong cái hữu hạn, cái vĩnh viễn trong cái tạm thời”.
- Nhận thức của con người phát triển từ thấp đến cao theo đường quanh co phức tạp. Khả năng nhận thức của con người là vô hạn, nhưng nó thực hiện thông qua nhận thức có hạn của từng người và từng thế hệ. Vì thế, cái vô hạn là có thể nhận thức được và cũng là không thể nhận thức được.