Các giải pháp tổng hợp quản lý, khoa học công nghệ và xã hội để nâng cao hiệu quả quản lý trong khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ (Trang 27 - 41)

IV. 1. Giải pháp tổng hợp quản lý IV. 1. 1. Tổ chức lại sản xuất trên biển

IV. 1. 1. 1. Tổ chức lại sản xuất trên vùng biển xa bờ Các giải pháp chung:

a) Rà soát số lƣợng tàu thuyền khai thác thủy sản làm cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển các loại nghề khai thác phù hợp với trữ lƣợng và khả năng cho phép của vùng biển; điều tra nguồn lợi thủy sản; tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản thuộc phạm vi quản lý của địa phương:

- Chuyển đổi nhanh cơ cấu ngành nghề khai thác vùng xa bờ theo hướng tăng dần sản lƣợng đánh bắt đạt 48.000 tấn vào năm 2015 và 63.000 tấn vào năm 2020.

- Năng suất bình quân đạt trên 0,26 tấn/CV vào năm 2015 và 0,3 tấn/CV vào năm 2020.

b) Tổ chức lại công tác quản lý khai thác thủy sản vùng khơi theo hạn ngạch, phân bổ số lƣợng giấy phép khai thác theo nghề, phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi đối với từng vùng biển.

Page 28 of 81

c) Xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất đoàn kết sản xuất trên biển (hợp tác xã, tổ, đội, ngƣ đội, nghiệp đoàn); mô hình liên kết giữa ngƣ dân với các tổ chức doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ thủy sản.

d) Từng bước triển khai chương trình hiện đại hóa tàu cá, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Trước mắt, thí điểm hiện đại hóa đội tàu câu cá ngừ, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng.

đ) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và chỉ đạo, điều hành khai thác thủy sản, trước mắt ở vùng khơi.

Giải pháp cụ thể:

- Triển khai chính sách hỗ trợ cho vay vốn đóng mới tàu khai thác xa bờ theo Nghị định 67 của Chính phủ [11].

Ngày 07/7/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP củaChínhphủ Về một số chính sách phát triển thủy sản. Chính sách hỗ trợ cho vay vốn đóng mới tàu khai thác xa bờ nhƣ sau: Phụ thuộc vào vật liệu vỏ tàu (thép, composite, gỗ) lắp máy chính từ 400 CV đến dưới 800 CV Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95%, 90%, 70% (vật liệu vỏ tàu tương ứng) tổng giá trị đầu tƣ đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, 2%/năm, 3%/năm (vật liệu vỏ tàu tương ứng), ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm, 5%/năm, 4%/năm (vật liệu vỏ tàu tương ứng)….Nghị định cũng hỗ trợ cho vay vốn để đóng mới tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển (Tàu mẹ);

cho vay nâng cấp, cải hoán tàu vỏ gỗ có công suất dưới 400 CV thành tàu có tổng công suất trên 400 CV.

Đối tƣợng cho vay: Chủ tàu là cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức.

Thời hạn cho vay: 11 năm, trong đó năm đầu chủ tàu đƣợc miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc. Ngân sách nhà nước cấp bù số lãi vay của chủ tàu được miễn năm đầu cho các ngân hàng thương mại.

Tài sản thế chấp: Chủ tàu đƣợc thế chấp gía trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để bảo đảm khoản vay.

Theo Hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT về số lượng tàu cá đóng mới thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản thì căn cứ để xác định số lƣợng tàu cá đóng mới nhƣ sau: Sản lƣợng cho phép trên các vùng biển Việt Nam; các nhóm nghề cá khuyến khích phát triển: Nghề lưới vây (vây mạn và lưới vây đuôi), nghề câu, nghề chụp, nghề lưới rê (trừ nghề lưới rê khai thác cá ngừ); đối tượng khuyến khích khai thác là cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn; hiện trạng số lƣợng tàu cá toàn quốc. Riêng đối với các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa đƣợc ƣu tiên đóng mới, nâng cấp tàu cá đối với các tàu làm nghề khai thác cá ngừ đại dương theo Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và

Page 29 of 81

tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi giá trị đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 3465/QĐ- BNN-TCTS ngày 06/8/2014 [12,13].

Số lƣợng tàu cá đóng mới bổ sung cho các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (Ban hành theo Quyết định số 3602/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/8/2014)

TT Địa phương Số tàu cá từ 400 CV trở lên đóng mới bổ sung

Tàu khai thác (chiếc) Tàu DVHC (chiếc)

1 Đà Nẵng 39 8

2 Quảng Nam 83 9

3 Quảng Ngãi 174 15

4 Bình Định 280 25

5 Phú Yên 170 20

6 Khánh Hòa 160 15

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT còn ban hành một loạt Thông tƣ về Quy định yêu cầu kỹ thuật đối với thiết kế mẫu tàu cá; Quy định yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị đối với cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ, vỏ thép, vỏ composite; Quy định về duy tu, sửa chữa tàu cá vỏ thép.

Khánh Hòa đƣợc phân bổ 210 tàu, trong đó có 15 tàu dịch vụ hậu cần.

Đối với Khánh Hòa cần lựa chọn các chủ tàu làm ăn có hiệu quả đối với 2 nghề:

Câu cá ngừ đại dương kết hợp chụp mực vì thời gian hoạt động của nghề câu cá ngừ đại dương chỉ kéo dài 6 tháng và nghề vây; mô hình tổ chức khai thác Tàu mẹ - tàu con.

Mô hình Tàu mẹ – tàu con:

Mô hình sản xuất xa bờ theo Tàu mẹ - tàu con xuất hiện sớm nhất ở Khánh Hòa vào cuối năm 2011. Để các Tổ đội, Nghiệp đoàn khai thác hải sản phát triển bền vững làm ăn có hiệu quả, an toàn đi biển thì tổ chức sản xuất theo mô hình Tàu mẹ - tàu con là phù hợp. Mỗi tàu mẹ đƣợc cho vay đóng mới theo Nghị định 67 có thể liên kết với từ 10 đến 15 tàu con theo biên chế của Tổ, đội, Nghiệp đoàn, Ngƣ đội. Tàu mẹ có 2 chức năng: Thứ nhất, thu gom sản phẩm của các tàu con, rút ngắn thời gian bảo quản trên tàu con, tăng thời gian bám biển của các tàu con, do vậy, nâng cao đƣợc chất lƣợng và tăng sản lƣợng của tàu con; cung cấp dầu, nước đá, lương thực thực phẩm thiết yếu, luân chuyển các thuyền viên trên các tàu con và Tàu mẹ. Thứ hai, cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả là chỗ dựa của các tàu con trong qúa trình sản xuất trên biển.

IV 1. 1. 2. Tổ chức lại sản xuất trên vùng biển ven bờ và vùng lộng Giải pháp chung:

a) Chuyển đổi nhanh cơ cấu ngành nghề khai thác ven bờ và lộng theo hướng giảm dần sản lượng đánh bắt đạt 32.000 tấn vào năm 2015 và 27.000 tấn

Page 30 of 81

vào năm 2020; thuyền thủ công giảm tối đa xuống bằng 0%; thuyền gắn máy dưới 20 CV giảm tối đa tới mức 50%.

b) Hoàn thiện việc phân chia ranh giới vùng biển ven bờ giữa các địa phương giáp ranh theo Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

c) Hoàn thiện quy hoạch không gian tổng hợp làm cơ sở để giao quyền sử dụng vùng nước cho tổ chức cộng đồng quản lý và bảo vệ tài nguyên ven biển theo dự án CRSD - Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.

d) Lựa chọn và giao vùng nước ven bờ, vùng lộng cho cộng đồng ngư dân để phát triển các mô hình đồng quản lý nghề cá; phát triển, kiện toàn các Chi hội nghề cá làm cơ sở để củng cố, xây dựng các mô hình đồng quản lý nghề cá [10]. Trước mắt, thực hiện mô hình đồng quản lý theo dự án CRSD ở 12 xã thí điểm/32 xã phường ven biển: Vĩnh Lương, Vạn Hưng, Ninh Hải, Ninh Ích, Ninh Hà, Ninh Phú, Ninh Phước, Ninh Thủy, Ninh Giang, Ninh Lộc, Ninh Vân.

Đến năm 2020 triển khai mô hình đồng quản lý các xã phường ven biển còn lại.

đ) Trên cơ sở số lƣợng tàu thuyền dƣ thừa, cùng với các chính sách, dự án của Trung ương, trước mắt nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi các nghề xâm hại đến môi trường và nguồn lợi; tiếp đến giảm số lượng tàu dư thừa; tạo sinh kế thay thế cho ngƣ dân.

e) Xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng nghề của địa phương.

g) Củng cố, xây dựng các làng nghề ngƣ nghiệp truyền thống, gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng ven biển.

Giải pháp cụ thể:

a) Giới thiệu sơ bộ về dự án CRSD [8]:

Khánh Hòa là một trong 8 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Phú Yên, Sóc Trăng, Cà Mau đƣợc lựa chọn thực hiện dự án CRSD. Quy mô triển khai thực hiện dự án: cấp xã. Dự án CRSD có các Hợp phần gắn liền với khai thác thủy sản ven bờ:

Hợp phần A: Quy hoạch không gian tổng hợp ven biển.

- Quy hoạch không gian tổng hợp chỉ giới hạn trong khu vực ven bờ trong vòng 6 hải lý từ bờ trở ra biển.

- Phân giới vùng biển thuộc quản lý của xã thí điểm.

Hợp phần C: Quản lý bền vững khai thác thủy ven bờ tỉnh Khánh Hòa.

- Tiểu hợp phần C1 Đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản ven bờ.

Dự án hỗ trợ chính quyền địa phương và các cộng đồng ngư dân tại các huyện,

Page 31 of 81

xã đƣợc lựa chọn trên địa bàn tỉnh thực hiện đồng quản lý khai thác thủy sản ven bờ. Cơ chế tự quản là một nội dung quan trọng trong đồng quản lý.

- Thiết lập Hệ thống theo dõi, kiểm soát và giám sát (MCS) sẽ giúp cho cơ quan chức năng thu thập, đo lường và phân tích các hoạt động đánh bắt; đưa ra các quy định, công cụ pháp lý thích hợp để kiểm soát việc khai thác các nguồn tài nguyên và giám sát các hoạt động đánh bắt thủy sản đảm bảo các nguồn tài nguyên không khai thác quá mức.

Tiểu hợp phần C2 Cải tạo các cảng cá, bến cá và chợ cá.

b) Quy hoạch tổng hợp không gian ven biển:

Giải pháp quy hoạch không gian biển ở vùng ven bờ cũng đồng nghĩa với việc hoạt động quản lý nghề cá sẽ đƣợc quản lý chặt chẽ hơn dựa trên việc phân hoặc giao quyền khai thác thủy sản cho tổ chức ngư dân.Phương thức này giúp những người được giao sử dụng khu vực biển có động lực quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản do mình đƣợc giao quản lý, chấm dứt tình trạng “khai thác tự do” nhƣ hiện nay. Việc làm này vẫn đảm bảo và không hạn chế các quyền khai thác của nhóm ngƣ dân, quyền đƣợc tiếp cận các nguồn lợi của các cá nhân, quyền đƣợc khai thác một số lƣợng thủy sản nhất định, quyền khai thác trên ngƣ trường truyền thống... Song cũng đồng thời khuyến khích được việc tổ chức lại sản xuất, phát triển các mô hình tổ hợp tác, cộng đồng tự xây dựng các biện pháp quản lý nghề cá của chính mình gắn khai thác, sử dụng mặt nước và nguồn lợi ven bờ với việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản để phát triển sản xuất theo hướng bền vững.

Bằng cách này, các nhà quản lý cũng sẽ xác định đƣợc các khu vực cần bảo tồn nguồn lợi thủy sản về mặt không gian và thời gian. Qua đó, hình thành cơ chế quản lý cụ thể cho từng loại hình khu bảo tồn cũng nhƣ cơ chế cho hoạt động nghề cá ngoài phạm vi khu bảo tồn.

Quy hoạch tổng hợp không gian ven biển từ 6 hải lý trở vào bờ là cơ sở giao vùng nước cho cộng đồng quản lý. Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo vệ đa dạng sinh học (Hình 1) và Quy hoạch phân vùng quản lý (Hình 2) là rất cần thiết và là một ví dụ trong quy hoạch không gian ven biển [14].

c) Định hướng quản lý:

Phân vùng sử dụng tài nguyên đa mục đích trong vịnh bao gồm:

(i) Vùng không đánh bắt thủy sản, vùng khai thác hợp lý, vùng phục hồi san hô và nguồn lợi sinh vật, vùng du lịch biển...;

(ii) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền, cộng đồng địa phương và doanh nghiệp du lịch; thành lập ban quản lý hỗn hợp;

Page 32 of 81

(iii) Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên theo hướnggiao cho cộng đồng địa phương tự quản, không có ngư dân từ bên ngoài vào khai thác;

(iv) Triển khai phục hồi san hô (cấy ghép) và nguồn lợi sinh vật;

(v) Nghiên cứu và xây dựng hướng dẫn khai thác bền vững các loài thủy sản quan trọng của địa phương;

(vi) Thiết lập cơ chế thực thi pháp luật với sự tham gia của chính quyền và cộng đồng địa phương.

Page 33 of 81

d) Thành lập khu bảo vệ sinh thái biển đầm Nha Phu do địa phương q/lý.

Trên cơ sở kết quả Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo vệ đa dạng sinh học (Hình 1) và Quy hoạch phân vùng quản lý (Hình 2) tiến hành thành lập Khu bảo vệ sinh thái biển đầm Nha Phu do địa phương quản lý.

Hình 1. Thu thập và xây dựng bộ dữ liệu về đa dạng sinh học chất lƣợng môi trường và kinh tế - xã hội

Nguồn: Viện Hải Dương Học Nha Trang

Nghiên cứu bổ sung về ĐDSH, chất lƣợng MT

Chuẩn hóa và xây dựng bộ dữ liệu về đa dạng sinh học, chất lượng môi trường vàkinh tế - xã hội

Các vấn đề xã hội: dân cƣ, ngành nghề, nhận thức liên quan đến đa dạng sinh học

Bảo vệ đa dạng sinh học vùng Bình Cang –

Nha Phu Tổng quan tất cả các cơ sở dữ

liệu liên quan

Thu thập và xây dựng bộ dữ liệu về đa dạng sinh học chất lượng môi trường và kinh tế - xã hội

Xây dựng giải pháp phục hồi rừng ngập mặn, rạn san hô. Sử dụng hợp lýtài nguyên đa dạng sinh học

Nghiên cứu và xây dựng các giải pháp bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học

Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của nuôi trồng thủy sản và các hoạt độngkinh tế xã hội khác.

Phân vùng chức năng nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững tàinguyên đa dạng sinh học

Hiện trạng sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học cho phát triển KT- XH.

Hiện trạng chất lượng môi trường nước và trầm tích, các yếu tố thủy văn – động lực có liên quan.

Các hệ sinh thái, tính đa dạng loài, quần xã, sinh vật quí hiếm

Tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội đến đa dạng sinh học

Page 34 of 81

Hình 2. Sơ đồ phân vùng sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học khu vực Bình Cang - Nha Phu Nguồn: Viện Hải Dương Học Nha Trang

c) Đồng quản lý nghề cá nhỏ ven bờ

Theo Patrick Christe (1997) của Trường ĐHTH Môi trường và Nguồn lợi Tự nhiên Michigân (Mỹ) thì lịch sử phát triển các phương pháp quản lý nghề cá quy mô nhỏ ở các nước nhiệt đới bao gồm [15]:

1. Quản lý tiền thuộc địa: Dựa vào tƣ liệu lịch sử của chính quyền địa phương. Những điều quan sát thấy để kiểm soát khai thác quá mức.

2. Quản lý thuộc địa (Quản lý tập trung): Chính phủ quản lý trực tiếp, thông qua các cơ quan chức năng theo ngành dọc. Hình thức quản lý (Trên – Xuống). Ưu điểm: Nhà nước dễ dàng thực hiện các chính sách, quy định;

Nhƣợc điểm: Hiệu quả không cao, nguồn lợi ngày càng suy giảm (Ngƣ dân trở thành đối tượng quản lý của Nhà nước)

Page 35 of 81

3. Quản lý trên cơ sở cộng đồng: Phân cấp cho ngƣ dân quản lý (mức độ thấp). Hình thức quản lý (Dưới – Lên). Ưu điểm: Ngư dân tham gia quản lý;

Nhược điểm: Hiệu quả vẫn chưa được cao, do mức độ phân cấp của Nhà nước chƣa nhiều.

4. Đồng quản lý: Phân cấp cho ngƣ dân quản lý (mức độ cao hơn). Hình thức quản lý: Tự quản (Trên Xuống và Dưới Lên). Ưu điểm: Ngư dân trở thành chủ thể quản lý, hiệu quả cao do mức độ phân quyền của Nhà nước nhiều hơn; Hiệu quả sẽ thấp nếu Nhà nước không giao quyền sử dụng vùng nước cho cộng đồng.

Có nhiều định nghĩa, nhưng chung nhất là: Đồng quản lý là một phương thức quản lý, trong đó Nhà nước chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm và chức năng quản lý với những người sử dụng nguồn lợi (Quyết định số 67/QĐ –TCTS- KTBVNL).

Đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ là phương thức sản xuất mới [16] và theo Robert S. Pomeroy thì đồng quản lý là vấn đề chính trị [17]. Đồng quản lý là vấn đề chính trị, do vậy việc huy động hệ thống chính trị của xã tham gia thì mới thành công. Tổ chức hợp pháp duy nhất đại diện cho ngƣ dân Việt Nam là Hội Nghề cá Việt Nam có hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương (đến xã) của 28 tỉnh, thành có biển đảm nhận việc nhận vùng nước từ 6 hải lý trở vào bờ để quản lý.

IV. 1. 2. Tổ chức lại dịch vụ, hậu cần phục vụ khai thác thủy sản; thành lập Trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ

a. Tổ chức lại dịch vụ, hậu cần phục vụ khai thác thủy sản

- Tổ chức sắp xếp lại dịch vụ hậu cần trên bờ, tập trung vào khâu thu mua, bảo quản và tiêu thụ; phát triển các Hợp tác xã, tổ hợp tác kinh doanh tiêu thụ hải sản và dịch vụ hậu cần tại cảng.

- Nâng cấp, hoàn thiện các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá nhằm bảo đảm đồng bộ và từng bước hiện đại hóa. Thực hiện việc nâng cấp cảng cá Vĩnh Lương, cảng cá Hòn Rớ theo dự án CRSD.

b. Xây dựng Trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ

Các tỉnh Nam Trung Bộ theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đƣợc Chính phủ phê duyệt, trong đó có 6 trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với ngư trường trọng điểm ở nhiều vùng miền trong cả nước: Trung tâm hậu cần nghề cá Hải Phòng gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ, Đà Nẵng gắn với ngư trường Biển Đông và Hoàng Sa, Khánh Hòa gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa, Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam Bộ,

Một phần của tài liệu KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)