Đối với UBND tỉnh

Một phần của tài liệu KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ (Trang 43 - 55)

Đề nghị UBND tỉnh ra Quyết định ban hành: Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2014 - 2020. Đề án này cần thông qua Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân để huy động các nguồn lực thực hiện.

Đề nghị UBND tỉnh ra Quyết định ban hành Quy chế Quản lý khai thác thủy sản và Bảo vệ tài nguyên vùng nước ven bờ tỉnh Khánh Hòa.

Trong văn bản này, cần xác định tổ chức dân sự nào đƣợc giao quản lý và sử dụng không gian ven bờ (vùng nước 6 hải lý vào bờ)[20].

2. Đối với Bộ, ngành Trung ƣơng

Hoạch định không gian khai thác và bảo vệ nguồn lơi thủy sản tỉnh Khánh Hòa tương đối toàn diện theo hướng phát triển bền vững, tuy nhiên bức tranh của không gian ven biển của Khánh Hòa cũng nhƣ các tỉnh ven biển còn

Page 44 of 81

nhiều “khoảng trống” nhƣ đã nêu trên và nhiều bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới đối với không gian ven biển [21], hơn nữa không gian ven biển là cửa ngõ tiền tiêu của Tổ quốc, đề nghị Chính phủ cần bổ sung Chương trình hành động “Tam ngư” - ngư nghiệp, ngư dân, ngư thôn (làng cá) vào Chiến lƣợc kinh tế biển.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành Trung ƣơng bố trí kinh phí để tỉnh Khánh Hòa thực hiện các giải pháp đề ra thông qua các dự án, đề án, xây dựng cơ sở hạ tầng./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Sự phát triển nghề đánh bắt cá và cơ chế tự quản trong làng cá truyền thống và đương đại Việt Nam (Kỳ 3), Th.S Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa, đăng trên Vebsite: khafa.org.vn.

2. Phát triển bền vững - Chiến lược phát triển Thế kỷ XXI. GS.TSKH Trương Quang Học. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và Môi trường. Đại học quốc gia Hà Nội.

3. Cẩm nang quy hoạch không gian biển và vùng bờ cấp địa phương. MCD- Trung tâm bảo tổn sinh vật biển và phát triển cộng đồng. Chủ biên:

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi

4. Báo cáo kết quả giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri về khó khăn trong sản xuất và đời sống của ngƣ dân số: 574/BC- BDN ngày 21/10/2013 của Ban dân nguyện UBTV Quốc hội).

5. Địa chí Khánh Hòa năm 2010 phần Thủy sản. Võ Thiên Lăng, 2013.

6. Hiện trạng khai thác nguồn lợi hải sản và giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững tại xã Ninh Ích - đầm Nha Phu, Khánh Hòa. Trần Văn Phước và Ngô

Văn Hiệp. Khoa Nuôi trồng Thủy sản- Trường Đại học Nha Trang, năm 2008.

7. Phương hướng và những giải pháp nhằm phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Phan Thị Dung. Đề tài Tiến sĩ chuyên ngành: Kinh tế công nghiệp Mã số: 62.31.09.91. Đại học Đà Nẵng.2009.

8. Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án: Nguồn lợi ven biển vì sự nghiệp phát triển bền vững (CRSD), Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2012.

9. Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong lĩnh vực khai thác hải sản.

10. Kế hoạch số: 2228/KH-BNN-TCTS ngày 04/07/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện Quyết định số 375/QĐ-TTg.

11. Tài liệu Hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết 67/2014/NĐ- CP về một số chính sách phát triển thủy sản tại Nha Trang. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tháng 8/2014.

Page 45 of 81

12. Diễn đàn tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Phú Yên. Tháng 4/2014.

13. Tài liệu hội nghị bàn giải pháp khai thác và xuất khẩu cá ngừ tại Phú Yên.

Bộ Nông nghiệp và Phat triển nông thôn. Tháng 9/2014.

14. Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo vệ đa dạng sinh học vùng Bình Cang – Nha Phu, Đề tài NCKH, Viện Hải Dương Học, chủ nhiệm: TS. Võ Sĩ Tuấn, 2012

15. Quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ trên cơ sở cộng đồng tại các thôn biển của xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa. Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp tỉnh: Th,S Võ Thiên Lăng, 2001.

16. Đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ là một phương thức sản xuất mới gắn với hoàn thiện cơ chế tự quản trong các làng cá đương đại và vai trò của Hội Nghề cá Việt Nam, Hội Nghề cá Khánh Hòa (Kỳ 4-

www.khafa.org.vn).

17. Fisheries Co - Managemend and Smal – scale Fisheries: Policy Brief.

Robert S.Pomeroy and Meryl J.Wiliams 1994. ICLARM.

18. Tóm tắt dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi quy hoạch trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa. Nhóm tư vấn Trường Đại học Nha Trang. Tháng 9/2012.

19. Dự án "Điều tra thực trạng bảo quản sau thu hoạch sản phẩm khai thác trên tàu cá xa bờ và đề xuất giải pháp". Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thuỷ sản (Trường Đại học Nha Trang), 2013.

20. Hỗ trợ thể chế (Kỳ cuối).Th.S Võ Thiên Lăng, Phó chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa

21. “Tam ngƣ” trong chiến lƣợc kinh tế biển. www.tapchitaichinh.vn

22. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP Về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

23. Báo cáo kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản. TS Ngô Anh Tuấn, chuyên gia FAO). 2014.

24. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển khai thác, cơ khí, cảng cá và dịch vụ hậu cần thủy sản giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, cơ quan tƣ vấn: Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản - Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2013.

25. Quản lý cường lực khai thác hải sản ở Việt Nam – Định hướng và giải pháp

http//www.fistenet.gov.vn.

26. Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa theo Quyết định số:

2293/QĐ-UBND ngày 06/09/2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa.

27. Một số Quyết định phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tổng cục thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội 2014.

Page 46 of 81

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỘI NGHỀ CÁ TỈNH KHÁNH HÒA

XÂY DỰNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG Ở KHÁNH HÒA

(THEO ĐỀ ÁN THÍ ĐiỂM CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT)

Th.S Võ Thiên Lăng Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa KS Lê Kế Thương Chủ tịch Hiệp hội cá ngừ đại dương Khánh Hòa

NHA TRANG, THÁNG 11 NĂM 2014

1/4/2016 1

CHIÊN LƯỢC SẢN PHẨM, HOẠCH ĐỊNH KHÔNG GIAN KHAI THÁC THỦY SẢN ĐỂ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN HỢP CẢNG CÁ GENERAL SANTOS Ở

PHILIPPINES

Th.S Võ Thiên Lăng Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa

TÔNG QUAN NGHỀ CÁ PHILIPPINES

Philippines có 7.000 đảo bao quanh bởi biển Thái Bình Dương, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp biển Celebes, phía Bắc giáp biển Đài Loan.

Tổng diện tích mặt nước của Philippines kể cả vùng EEZ là 2.200.000 km2.

Công nghiệp nghề cá của Phippines đƣợc chia thành 2 lĩnh vực: Nghề cá thương mại và nội địa. Nghề cá thương mại là nghề cá khai thác xa bờ và nghề cá nội địa khai thác ven bờ kể cả nuôi trồng.

Theo báo cáo của Cục Thống kê nông nghiệp và Cục Thống kê thủy sản Philippines thì tổng sản lƣợng khai thác năm 2012 của Philippines là 2.125.744,43 tấn cá các loại. Trong đó, khai thác nội địa là 1.063.426,55 tấn chiếm 51% và khai thác thương mại 1.042.371,88 tấn chiếm 49%.

Nghề khai thác nội địa bao gồm các nghề câu tay cá ngừ đại dương truyền thống, nghề lưới kéo, nghề lưới rê, nghề lưới vây, lưới bao (ring net- kết hợp giữa lưới rùng với lưới vây)...

Page 47 of 81

Nghề khai thác thương mại bao gồm những nghề chính như: Câu tay, câu vàng cá ngừ đại dương, lưới vây (ánh sáng và chà nhân tạo), lưới bao (ring net), lưới rê.

Nghề cá nội địa chủ yếu các tàu thuyền hoạt động ở vùng nước ven bờ cách bờ khoảng 15 km với trọng tải dưới 3 tấn lắp máy chạy xăng, dầu điesel hoặc thuyền chèo.

Nghề cá thương mại đối với cá ngừ thường sử dụng các tàu lưới vây, lưới bao (ring net) có trọng tải 15 - 50 tấn, lắp máy 80 - 220CV. Có 2 loại tàu vây khơi cỡ lớn: loại thứ nhất có trọng tải từ 200 đến 300 tấn; loại thứ hai có trọng tải từ 400 tấn trở lên đến 1.000 tấn.

Tổng sản lượng cá ngừ đại dương năm 2012 của Philippines Loại cá ngừ đại dương Nghề cá nội

địa

Nghề cá thương mại

% Tổng sản lượng hải sản

khai thác

Cá ngừ mắt to 72.052,85 79.508,70 7,1

Cá ngừ vây vàng 45.757,33 42.795,50 4,16

Cộng 117.810,18 122.304,42

Tổng cộng 240.114,6 11,26

Nguồn: www.fao.org

Năm 2012, tổng sản lượng cá ngừ đại dương của Philippines là 240.114 tấn chiếm 11,26% TSL khai thác thủy sản, trong đó nghề câu tay nội địa 117.810,18 tấn, câu tay và câu vàng thương mại 122.795,50 tấn.

Năm 2013, sản lƣợng xuất khẩu cá ngừ của Philippines đạt 165.757 tấn với các mặt hàng: Ăn tươi/lạnh/đông, sấy khô/xông khói, đồ hộp với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 681.581 triệu USD sang các thị trường Mỹ, Nhật và EU.

Sản lƣợng cá ngừ do Philippines khai thác năm 2011 chiếm 57,57% tổng sản lượng cá ngừ của các nước khối ASEAN (Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam).

Philippines là thành viên của Ủy ban Cá ngừ Ấn Độ Dương (IOTC), Ủy ban Bảo tồn Cá ngừ Đại Tây Dương (ICCAT), Ủy ban Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), và thành viên không chính thức của Ủy ban Bảo tồn Cá ngừ Vây xanh miền Nam (CCSBT).

Nguồn lợi cá ngừ: Philippines có 6 loại cá ngừ chủ yếu nhƣ cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares), ngừ vằn (skipjack), cá ngừ mắt to (Thunnus obesus), cá ngừ bullet (Auxis rochei), cá ngừ nhỏ miền Đông hoặc "kawa-kawa"

{Euthynnus affinis), và cá ngừ frigate (Auxis thazard).

Page 48 of 81

Công nghiệp cá ngừ Thái Bình Dương

Nằm trong vành đai cá ngừ của Thái Bình Dương, Philippines có lợi thế phát triển công nghiệp cá ngừ.

Trên cơ sở chiến lƣợc sản phẩm và hoạch định không gian khai thác thủy sản, Philippines xây dựng các khu công nghiệp liên hợp cảng cá.

Bản đồ các Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá Philippines

Philippines có 8 Khu công nghiệp liên hợp cảng cá: (1) Navotas Fish Port Complex (NFPC), (2) Sual Fish Port, (3) Lucena Fish Port Complex (LFPC), (4) Camaligan Fish Port (SFP), (5) Iloilo Fish Port Complex (IFPC), (6) Davao Fish Port Complex (DFPC), (7) Zamboanga Fish Port Complex (ZFPC), (8) General Santos Fish Port Complex (GSFPC) do Cơ quan Phát triển nghề cá

Page 49 of 81

Philippines (PFDA) thuộc Tổng cục thủy sản quản lý. Trong đó, Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General Santos lớn nhất chuyên về cá ngừ của Philippines.

THÀNH PHỐ GENERAL SANTOS - THỦ PHỦ CÁ NGỪ CỦA PHILIPPINES

Thành phố General Santos nằm phía nam của Philipinens với dân số khoảng trên 400.000 người là thành phố hạng 1 của Philippines.

Thành phố General Santos trở thành “Thủ phủ cá ngừ của Philippines” với 90 % cá ngừ của Philippines bốc dỡ tại Cảng cá General Santos và là nơi tham quan của khách du lịch (Chợ cá số 1 và số 2). Hàng năm cứ đến tháng 9 chính quyền địa phương tổ chức Fectival cá ngừ, mọi người dân đều tham gia và từ lâu đã trở thành truyền thống của người dân thành phố.

Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General Santos đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn OECF của Nhật Bản bắt đầu xây dựng từ 12/1994 đến tháng 3/1999 với diện tích 11 ha nằm bên ngoài thành phố General Santos là Khu công nghiệp liên hợp cảng cá hiện đại và lớn nhất của Philippines hiện nay.

Hai sản phẩm chủ lực của Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General Santos là cá ngừ đại dương và cá ngừ các loại. Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General Santos có 6 kho lạnh - 350C với thể tích 300 tấn cho mỗi kho, công suất đông lạnh tiếp xúc - 45 0C (4 blốc) 288 kg/mẽ/3- 4 giờ/blốc, 1 nhà máy làm đá lạnh 60 tấn, 3 chợ cá có diện tích 6.000m2 và chiều dài cầu cảng 758 m.

Cảng cá General Santos đạt các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm và đƣợc EU, Mỹ, Nhật Bản chính thức công nhận.

CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG ĂN SASHIMI Cá ng đại dương ăn tươi

Nghề khai thác cá ngừ đại dương của Philippines phát triển từ khá sớm, ngư dân Philippines sử dụng nhiều loại ngƣ cụ nhƣ: nghề câu tay, câu vàng, câu chạy và lưới rê… để đánh bắt cá ngừ đại dương (cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to) và các loài cá ngừ khác.

Ba nghề chính câu cá ngừ đại dương: Câu tay nội địa, câu tay thương mại và câu vàng thương mại.

Nghề câu tay các loài cá ngừ đại dương ở đây thường sử dụng các tàu vỏ composite có chiều dài từ 15 - 20m, chiều rộng khoảng từ 3 - 5m, trọng tải khoảng 10 tấn, công suất từ 80 – 160CV. Mô hình tổ chức câu tay: Tàu mẹ - tàu con.

Page 50 of 81

Tàu mẹ

Cấu tạo của tàu mẹ hình thon có 2 dãy tăng gông để chở các xuồng chèo con (tàu con), mỗi tàu mẹ có thể gánh 2 bên tăng gông trên 12 chiếc xuồng con.

Thành phố General Santos có khoảng 2.000 chiếc tàu mẹ. Cá sau khi câu đƣợc bảo quản nguyên con trong hầm nước biển đá lạnh.

Thời gian đi biển từ 1 tuần đến 2 tuần phụ thuộc vào kích cỡ tàu, ngư trường hoạt động. Sản lƣợng khai thác của 1 tàu con trong 1 chuyến biển (5 ngày) đạt khoảng 300 kg cá ngừ vây vàng.

Câu cá trên tàu con Cách kéo cá lên tàu con

Ngư trường khai thác của nghề câu tay cá ngừ đại dương của Philippines chủ yếu là vùng ven biển Philippine, Indonesia, Papua New Guine và vùng biển đại dương.

Nghề câu tay cá ngừ đại dương thường sử dụng chà (Fish Aggregating Devices - Thiết bị gom cá - FADs) để tập trung cá, rồi câu tay quanh chà.

Page 51 of 81

Mùa vụ khai thác chính hàng năm là các tháng 4, 5, 6 và 11, 12. Các tháng còn lại sản lƣợng khai thác đạt thấp hơn. Câu cá ban ngày tốt hơn ban đêm, thời điểm câu tốt nhất là vào lúc chập choạng tối và rạng đông.

Mô tả nghề câu tay cá ngừ đại dương quanh chà ở Philippine

Ngư dân vác cá từ tàu mẹ lên cân tại Chợ số 1

Page 52 of 81

Chợ số 2 bán đấu giá cá ngừ đại dương ăn tươi

Cá ng đại dương cấp đông

Tàu câu cá ngừ đại dương câu tay hoặc câu vàng được cấp đông là sản phẩm chất lượng cao, giá bán cao và ổn định hơn cá ngừ đại dương ăn tươi.

CÁ NGỪ ĐÔNG LẠNH

Cá ngừ đông lạnh để đóng hộp được cung cấp từ các tàu lưới vây, lưới bao (ring net), lưới rê có trang bị hệ thống cấp đông từ - 300 C đến - 350C của Manila, nước ngoài và của ngư dân TP. General Santos.

Hai nghề chính khai thác cá ngừ cấp đông là nghề lưới vây và nghề lưới bao (ring net).

Nghề lưới bao (ring net)

Page 53 of 81

Nghề lưới vây

Một tổ hợp tàu lưới vây hiện đại thường bao gồm: Tàu lưới vây, 3 tàu phát sáng, 2 tàu chuyên chở và 40 đến 50 cụm chà (FADs) nhân tạo, mỗi cụm chà có bộ cảm ứng báo về máy chủ trên tàu sản lƣợng cá ngừ tập trung tại chà và chỉ tiến hành vây khi sản lượng đạt đến mức cần thiết. Các tàu lưới vây ngoài việc tập trung cá bằng chà nhân tạo còn kết hợp sử dụng ánh sáng trên tàu phát sáng để gom cá khi vây cá ban đêm.

Tàu lưới vây cập Cảng cá General Santos

Page 54 of 81

Tổng sản lượng cá ngừ đông lạnh bốc dỡ tại Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General Santos 2003 - 2014

Năm Đông lạnh Địa phương Tổng cộng

Manlla Nước ngoài

2003 61.517,12 61.517,12

2004 94.549,95 94.549,95

2005 78.363,09 78.363,09

2006 102.729.00 102,729,00

2007 105.690,21 105.650,21

2008 20.989.04 26.206,70 65.063,58 112.259,32

2009 20.177,52 72.557,87 50.403,78 143.139,17

2010 20.705,98 70.529,55 51.903,65 143.139,17

2011 11.796,11 53.101,02 47.493,66 112.850,81

2012 7.324.56 56.108,25 76.180,55 139.513,34

2013 13.619,67 71.988,24 81.970,84 167.578,75

2014 25.894,21 65.493,15 101.480,19 193.867,55

Tổng cộng 121.507,09 415.984,78 917.845,61 1.455.337,48 Nguồn: PFDA, TP. General Santos

Năm 2014 tổng sản lƣợng cá ngừ đông lạnh bốc dỡ tại Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General Santos cung cấp cho các nhà máy cá hộp là 193,867,55 tấn lớn nhất trong 12 năm qua, tăng so với năm 2013 là 14%.

Sản phẩm cá ngừ đông lạnh của địa phương năm 2014 chiếm 52,35%

tổng sản lƣợng bốc dỡ tại Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General Santos.

Sản lượng bốc dỡ của các tàu nước ngoài là 65.493,15 tấn, 25.894,21 tấn từ các nhà cung cấp cá ngừ đông lạnh Manila.

Theo số liệu của Tổng cục Nghề cá và Nguồn lợi thủy sản, Philippine có 7 nhà máy cá ngừ đóng hộp thì ở TP. General Santos đã có 6 nhà máy (nằm trong Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General Santos) bao gồm: Alliance Select Food Internal Inc. Celebes Canning Corp, General Tuna Corp, Ocean Canning Corp, Phibest Canning Corp và Exporter Corp.

Bình luận:

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan nghề cá Philippines và khảo sát thực tế tại Khu công nghiệp liên hợp Cảng cá General Santos cùng đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ ngày 16 - 18/6/2015 tại TP. General Santos có thể thấy rằng:

1. Hầu hết các nghề khai thác của Philippines đều sử dụng Thiết bị gom cá (FADs) truyền thống với vật liệu tre, lá dừa… hoặc nhân tạo hiện đại. Việc sử dụng Thiết bị gom cá (FADs) đánh bắt cá ngừ non và việc vi phạm IUU là những thách thức đối với nghề cá Philippines. Theo số liệu của WCPPC, tại TP.

General Santos năm 2013 nghề lưới vây sử dụng 124 Thiết bị gom cá (FADs) và nghề lưới bao (ring net) 279 Thiết bị gom cá (FADs).

2. Chiến lƣợc sản phẩm của Khu công nghiệp liên hợp cảng cá General Santos là cá ngừ với mục tiêu hướng đến xuất khẩu với đa dạng hóa các mặt

Một phần của tài liệu KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ (Trang 43 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)