CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
1.1. Cơ sở lí luận về việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi
1.1.5. Vai trò của việc đọc diễn cảm đối với giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Theo quan điểm của mĩ học Mác – Lênin, cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật là cái đẹp đỉnh cao của mọi cái đẹp. Nó là sản phẩm do người nghệ sĩ chọn lọc, gọt gi a và kết tinh lại trong thế giới hình tượng nghệ thuật. Vì vậy, có thể xem tác phẩm nghệ thuật nói chung, tác phẩm văn học nói riêng là sự thể hiện hài hòa, hoàn thiện nhất của cái đẹp trong thực tế khách quan. Tác phẩm văn học thực sự là một “trường học thẩm mĩ” cho con người.
C ng như văn học nói chung, những tác phẩm văn học thiếu nhi có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục thẩm mĩ cho các em. Nhận thức của trẻ em về cái đẹp, cái thiện, cái chân thật của cuộc sống vô cùng trong sáng, hồn nhiên, thông qua con đường cụ thể, trực tiếp, cảm tính, gắn liền với những xúc cảm yêu, ghét, thích thú rất rõ ràng. Đặc biệt ở tuổi mẫu giáo, độ tuổi bước vào thời kì phát triển mạnh m xúc cảm thẩm mĩ, nhận thức và năng lực thẩm mĩ được hình thành thông qua tiếp xúc với tác phẩm văn học càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
Văn học luôn đem đến cho trẻ những hình ảnh đẹp đ , tươi sáng; gợi mở trong các em những xúc cảm thẩm mĩ tốt đẹp, hình thành th hiếu thẩm mĩ đúng đắn. Tiếp xúc với tác phẩm văn học là các em được tiếp xúc với cả một thế giới bao la đầy âm thanh và màu sắc với những hình ảnh đẹp đ , sinh động, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên và cuộc sống. Trẻ em lứa tuổi mầm non, với tâm hồn ngây thơ, chưa có trải nghiệm cá nhân, sự nhận thức về thế giới xung quanh mới chỉ ở mức cảm tính, gắn với những cái cụ thể, trước mắt. Vẻ đẹp lấp lánh của ngôn từ nghệ thuật và sự tưởng tượng phong phú trong tác phẩm văn học gặp trí tưởng tượng ngây thơ s là cơ sở để các em rung động và cảm nhận được vẻ đẹp trong tác phẩm này. Những hình ảnh được miêu tả trong thơ thường rất sinh động, trong trẻo, khiến các em không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, mà còn thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống như bài thơ:
Cây đào đầu xóm Lốm đốm nụ hồng Chúng em chỉ mong Mùa đào mau nở Bông đào nho nhỏ Cánh đào hồng tươi Hễ thấy hoa cười Đúng là tết đến
(Hồng Thu – Cây đào)
Văn học chính là nơi khơi dậy và tiếp thêm cho trẻ thơ những rung động về cái đẹp, nơi giữ cho tâm hồn con người không chai sạn đi mà luôn mới mẻ, nhạy cảm với cái đẹp của từng chiếc lá, giọt sương, một ánh trăng, một tia nắng, và do đó c ng không nguội lạnh, thờ ơ với số phận con người, đau đớn, xót xa vì cái xấu, cái ác và thiết tha yêu thương, hướng về cái tốt, cái đẹp…
1.1.5.2. Về mặt đạo đức
Hình thành, phát triển và giáo dục những tình cảm đạo đức cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là điều hết sức quan trọng. Giáo dục lòng nhân ái, giáo dục đức tính thật thà, d ng cảm, vâng lời cha mẹ, cô giáo cho trẻ mầm non s giúp chúng dễ hòa nhập vào cuộc sống và dễ tiếp thu sự giáo dục của người lớn, đón nhận những hình ảnh tốt đẹp của môi trường để phát triển nhân cách một cách tích cực. Và thể hiện tốt nhiệm vụ này, văn học được coi là phương tiện hữu hiệu nhất. Trẻ thơ rất nhạy cảm và sống bằng tình cảm, dễ rung động bộc lộ thái độ một cách rõ ràng, dứt khoát giữa hai mặt xấu – tốt, yêu – ghét, vui – buồn,…
Như bài thơ:
Chiều nay đi học Trên vỉa hè em thấy Một bà già chống gậy
Muốn tránh xe qua đường Em vội dừng bước chân Đến bên bà nói nhỏ:
Đường nhiều xe lắm đó, Để cháu dắt bà qua!
Tay em nắm tay bà
Cùng bước qua đường rộng Chia tay bà cảm động Khen mãi em bé ngoan
(Hoàng Th Phảng – Giúp bà)
Tác phẩm văn học là trung gian giúp trẻ xác lập một thái độ đối với hiện tượng của đời sống xung quanh, đối với hành vi con người, là cơ sở về đạo đức của con người sau này.
1.1.5.3. Về mặt trí tuệ
Nhận thức là một trong những nhân tố giúp con người phát triển một cách toàn diện. Giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non là một mục tiêu hết sức quan trọng và cần thiết. Giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non được thể hiện trong nhiều hình thức dạy học khác nhau, trong đó, cho trẻ tiếp xúc với thơ, truyện qua hoạt động đọc, kể diễn cảm là một phương tiện vô cùng hữu hiệu giúp trẻ mở rộng nhận thức và hiểu biết về thế giới môi trường xung quanh.
Trước hết văn học giúp trẻ nhận biết về các hiện tượng tự nhiên, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc: tại sao lại có mưa, tại sao có ngày và đêm, mùa xuân đã xuất hiện như thế nào,... đem tới cho các bé những hiểu biết rất thú v về thế giới cỏ cây hoa lá: hoa hồng có nhiều màu sắc và hương thơm, hoa dạ hương thơm về đêm, hoa lựu đỏ chói chang như đốm lửa, hoa phượng nở rực trời, hoa cúc trắng có nhiều cánh nhỏ mềm mại, hoa dâm bụt kín đáo, ý nh mà biết che chở gió bão cho các loài hoa khác...