Phân tích kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

1.2. Thực trạng của việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ 5 – 6 tuổi

1.2.3. Phân tích kết quả điều tra

1.2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) đọc diễn cảm tác phẩm thơ

Chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến 12 giáo viên đang công tác tại Trường Mầm non Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội. Tổng hợp ý kiến của giáo viên qua phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi nhận thấy:

* Đối với câu hỏi 1: “Theo cô thế nào là phương pháp đọc diễn cảm tác phẩm thơ ”, 100 giáo viên nhận thức đúng về đọc diễn cảm tác phẩm thơ. Đoc diễn cảm là người đọc sử dụng mọi sắc thái của giọng để trình bày tác phẩm, giúp cho người nghe có thể “nhìn” thấy những cái đã được nghe và khơi gợi lên những rung động, những xúc cảm ở họ. Muốn đọc diễn cảm phải theo trình tự hệ thống luyện tập đọc có nghĩa là, trước hết hãy đọc đúng, đọc hay, rồi mới đọc diễn cảm.

Kết quả trên cho thấy, phần lớn các giáo viên đã biết được thế nào là phương pháp đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ mẫu giáo.

* Đối với câu hỏi 2: “Trong các giờ dạy thơ cô sử dụng phương pháp đọc diễn cảm cho trẻ với tần số như thế nào ”, 100 giáo viên có sử dụng phương pháp đọc diễn cảm, vì nếu phương pháp đọc diễn cảm không được sử dụng trong các giờ dạy đọc thì các giờ dạy đó s không còn ảnh hưởng sinh động đối với quá trình sư phạm và s dẫn đến tình trạng nhồi nhét vào trí nhớ của các em những quy tắc ngữ điệu một cách hời hợt. Kết quả là lớp học s mất hết không khí sinh động do sự hấp dẫn của tác phẩm và s trở nên buồn tẻ.

Điều đó cho thấy, đa số giáo viên đã xác đ nh đúng việc sử dụng phương pháp đọc diễn cảm trong các giờ dạy đọc là việc quan trọng và cần thiết cho các

tiết dạy. Tuy nhiên, có đến 70 giáo viên sử dụng không thường xuyên các biện pháp đọc diễn cảm, lí do: đối tượng trẻ chưa đồng đều về trình độ, về điều kiện tiếp nhận hình thức đọc diễn cảm, đọc nghệ thuật tác phẩm thơ. Điều đó gợi cho nhóm tác giả đề tài nhiều trăn trở.

* Đối với câu hỏi 3: “Cô đã dùng những biện pháp gì để giúp trẻ 5 – 6 tuổi đọc diễn cảm tác phẩm thơ ”, 95 giáo viên đã chú ý đến việc tạo điều kiện giúp trẻ có cơ hội và môi trường đọc diễn cảm thơ, hầu như tất cả các giáo viên này đều tiến hành các bước của một giáo án đọc thơ trong môn cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

* Đối với câu hỏi 4: “Trong thực tế, cô gặp những khó khăn gì khi giúp trẻ 5 – 6 tuổi đọc diễn cảm thơ ”, có 8/12 giáo viên (chiếm 66,6 ) cho rằng số trẻ ở 1 lớp quá đông nên việc cho trẻ đọc diễn cảm còn gặp khó khăn 4/12 giáo viên (chiếm 33,4 ) cho rằng do đối tượng trẻ đa phần trẻ chưa nói thành thạo còn b ngọng nên rất khó để có thể dạy đọc diễn cảm tác phẩm thơ được.

* Đối với câu hỏi 5: “Để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ (5 – 6 tuổi) theo cô cần sử dụng những biện pháp gì ”, có 9/12 giáo viên (chiếm 75 ) nêu được các biện pháp đọc diễn cảm mẫu kết hợp với điệu bộ cử chỉ, đọc diễn cảm kết hợp tranh ảnh xem video (nhưng mức độ chưa nhiều, hiệu quả chưa cao vì điều kiện cơ sở vật chất của trường còn hạn chế), có 3/12 giáo viên (chiếm 25 ) chỉ nêu được các biện pháp c đó là chỉ cần dạy cho trẻ đọc thuộc bài thơ là trẻ s tự đọc diễn cảm được.

Trong khóa luận này, chúng tôi vẫn phát huy thế mạnh của những biện pháp chúng tôi đã đi sâu hơn để khai thác một cách sáng tạo nhất, hiệu quả nhất đối với từng phương pháp để giúp trẻ đọc diễn cảm tác phẩm thơ một cách hiệu quả hơn.

Đồng thời, chúng tôi c ng đề xuất một số biện pháp khác nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ.

1.2.3.2. Mức độ nhận thức và hứng thú của trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) tại trường mầm non nói trên đối với việc đọc diễn cảm tác phẩm thơ

Mức độ hứng thú của trẻ đối với hoạt động này được chúng tôi quan sát thông qua việc dự giờ thăm lớp là chủ yếu. Qua quan sát, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Nhìn chung, trong các giờ học cô giáo có sử dụng hình thức đọc diễn cảm thơ trẻ tỏ ra có hứng thú. Biểu hiện ở chỗ trẻ chăm chú lắng nghe bài thơ cô giáo đọc. Khâu trò chuyện cùng trẻ để giảng giải nội dung c ng được trẻ hào hứng hưởng ứng. Kết thúc giờ học, trẻ có khả năng đọc lại tác phẩm thơ đó mộtcách khá rõ ràng, có biểu hiện diễn cảm (như giọng đọc nhí nhảnh, có động tác, cử chỉ).

- Tuy vậy, c ng có một thực tế cần quan tâm, ở nhiều lớp mẫu giáo lớn chúng tôi đến dự giờ và tiến hành khảo sát, có một bộ phận trẻ do chưa phát âm chuẩn, còn ngọng; chưa biết xác đ nh giọng điệu, ngữ điệu phù hợp khả năng sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ rất khó khăn, trẻ chưa tự tin khi thể hiện.

Nhất là trong khi học trẻ chưa quan tâm đến việc cô giáo có đọc diễn cảm thơ hay không. Các cháu thường lơ đãng trong khi nghe đọc thơ, không trả lời khi được cô hỏi về nội dung bài thơ, và khó khăn trong việc nhớ để đọc lại tác phẩm đó.

1.2.3.3. Những vấn đề khác ghi nhận được trong quá trình điều tra

Trong quá trình điều tra thực trạng dạy thơ cho trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) thông qua hoạt động đọc diễn cảm tác phẩm thơ tại trường mầm non Cổ Loa, chúng tôi c ng ghi nhận thêm được một số vấn đề:

* Khó khăn của giáo viên:

- Giáo viên còn thiếu nguồn tài liệu tham khảo về mảng thơ (chủ yếu chỉ có những tập thơ, truyện, câu đố, bài hát tổng hợp dành cho trẻ mầm non, không có tài liệu khai thác sâu về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi c ng như các tài liệu hướng dẫn về đọc diễn cảm tác phẩm thơ).

- Giáo viên ít được tham gia vào lớp học bồi dưỡng chuyên môn, mỗi năm chỉ được tổ chức một lần vào d p hè.

- Giáo viên c ng khó khăn trong việc luyện đọc diễn cảm cho trẻ do số lượng trẻ trong lớp còn đông.

* Tiềm năng tiếp nhận tác phẩm thơ thông qua hoạt động đọc diễn cảm của trẻ mầm non nói chung, trẻ lớp mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) nói riêng là rất lớn.

Các cháu có thể còn khó khăn trong việc nói tiếng phổ thông nhưng nếu được khích lệ bằng cách đọc cho các cháu nghe những bài thơ thú v bằng những cách sáng tạo thì trẻ vẫn tỏ ra hào hứng đón nhận. Vấn đề là cần có biện pháp để hoạt động đọc diễn cảm thực sự phát huy tối đa hiệu quả của nó.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)