CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM THƠ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
2.3. Đọc diễn cảm trên nền nhạc
2.3.4. Điều kiện vận dụng
Biện pháp dạy trẻ đọc diễn cảm trên nền nhạc có thể tiến hành thường xuyên qua các tiết học hay trong những giờ giải lao.
C ng có thể cho đọc diễn cảm thơ theo các hình thức như nhóm, đội, cá
nhân, đôi,...
2.4. D y trẻ ọ iễn ảm theo thể thơ
Đối với trẻ thơ “thơ mà không ca hát được, không nhảy múa được thì không bao giờ làm cho các em xúc động được” (Cooc - nây). Có l vì hiểu được trẻ thơ nên trong thơ viết cho các em, các tác giả luôn chú ý đến tính nhạc – nh p điệu.
Khi nghiên cứu về nh p điệu trong thơ thiếu nhi, nhà nghiên cứu Bùi Công Hùng cho rằng: “Nh p điệu trong thơ xuất hiện trên cơ sở nh p điệu của hơi thở con người, trên cơ sở nh p tim đập liên quan đến tình cảm, cảm xúc, dựa vào chất liệu ngôn ngữ... Trung bình câu thơ người lớn từ 6 đến 10 chữ, đọc mất độ 5 giây. Còn các em thở nhiều lần trong một phút nên chỗ ngừng phải nhiều hơn.
Các em tầm 5, 6, 7 tuổi thích đọc loại câu thơ 2, 3, 4 chữ vì chỉ 2 giây đến 3 giây các em đã nghỉ để thở một lần. Các em tầm 11, 12, 13 tuổi thì thích hợp với loại câu thơ 5 chữ vì độ 3 đến 4 giây các em phải nghỉ để thở một lần... Phù hợp với nh p thở, nh p tim đập, câu thơ các em viết hay thích đọc phù hợp với nh p nghỉ sinh lí khi thở, ngắn gọn và được ngắt nh p nhiều lần trong một câu...”
Chính vì vậy mà thơ thiếu nhi thường có những câu thơ ngắn gọn 3, 4, 5 chữ...
để phù hợp với tâm sinh lí và kiểu tư duy của trẻ em.
Mỗi thể thơ có số chữ, cách gieo vần khác nhau. Giáo viên cần nắm rõ để phân tích tìm cách đọc diễn cảm bài thơ đó sao cho thật ruyền cảm, thu hút được sự chú ý của trẻ.
2.4.1. Ngắt nhịp theo thể thơ
Thông thường, đối với các thể thơ truyền thống như thơ lục bát, thơ 7 chữ, 4 chữ, 5 chữ nh p thơ cơ bản được ngắt theo nguyên tắc. Ví dụ: Thơ lục bát (câu 6: 2/2/2; câu 8: 4/4), thơ 7 chữ (3/4) (thơ 7 chữ trong chương trình thơ dành cho lứa tuổi mầm non rất ít), thơ 4 chữ (2/2), thơ 5 chữ (3/2). Tuy nhiên, thơ hiện đại nói chung và thơ dành cho tuổi mầm non nói riêng có nhiều bài viết theo thể tự do, nh p thơ b chi phối bởi nh p điệu của cảm xúc nên nhìn chung rất linh hoạt.
Như trong thơ của Đ nh Hải viết cho trẻ em, với thể thơ 2 chữ, 3 chữ nhà thơ chủ yếu lựa chọn cách ngắt nh p theo dòng:
Một hạt/
Hai hạt / Mưa rơi / Mưa rơi/
(Mưa rơi)
Như một khúc dạo đầu với nh p điệu chậm rãi, đoạn thơ đã gợi cho người đọc hình ảnh về những hạt mưa đang nối nhau từng hạt từng hạt rơi xuống. Rồi càng về cuối, nh p điệu bài thơ trở nên nhanh hơn, gấp hơn:
Kìa nghe/
Mưa hát:/
- Tí tách/
- Tí tách/
Bé bảo/
Mưa reo:/
- Thích thích!/
- Thích thích!/
Cả bài thơ trải dài như một khúc ca vui.
Còn hầu hết ở các bài thơ được làm theo thể thơ 4 chữ hoặc 5 chữ, Đ nh Hải đều lựa chọn cách ngắt nh p quen thuộc 2/2; 2/3; hoặc 3/2.
Chẳng hạn:
Đều đều/ võng đưa/
Giữa trưa/ êm ả,/
Ru bé/ ngủ say,/
Sân tròn/ bóng lá./
Mỗi câu làm thành một nh p võng chao nghiêng êm ái. Nh p thơ hoà vào nh p võng, ru vỗ, đều đều, dẫn trẻ vào giấc ngủ ngon lành. Các câu thơ giữ nh p 2/2 quán xuyến toàn bài tạo cho bài thơ mang một hoà âm nhè nhẹ, khe kh , hiền hoà.
+ Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mà các tác giả còn lựa chọn những cách ngắt nh p khác cho thể thơ khiến cho bài thơ trở nên giàu nh p điệu hơn vì thế mà giàu cảm xúc hơn.
Ví dụ: Trong bài “Giúp mẹ”, Đ nh Hải lại sử dụng một cách ngắt nh p bất thường (đặc biệt):
Sáng/ con ra lớp học - Chiều/ quét dọn cửa nhà - Mẹ cứ đi làm xa/
- Chớ lo gì,/ mẹ nhé!
Phần lớn cả bài thơ này tác giả sử dụng lối ngắt nh p quen thuộc 2/3 hoặc 3/2. Xong riêng trong hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ thứ nhất ta thấy xuất hiện nh p 1/4 đầy ẩn ý:
Sáng/ con ra lớp học.
Chiều/ quét dọn cửa nhà.
Đây giống như một lời hứa, một lời khẳng đ nh chắc chắn của con với mẹ trước khi người mẹ đi làm xa.
+ Thơ lục bát chủ yếu ngắt theo nh p chẵn 2/4 (2/2/2, 4/2); 4/4 (2/2/4, 2/2/2/2, 4/2/2).
2.4.2. Chú ý vần trong khi đọc từng thể thơ
Bên cạnh lối ngắt nh p, trong thơ để tạo nên tính nhạc, vần c ng là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là trong thơ viết cho thiếu nhi. Vần chính là sự lặp lại những âm thanh tương tự để tạo ra cho sự phát triển của nhạc điệu. Trong thơ, vần có tác dụng tạo nên sự hài hòa cân đối của câu thơ, tạo cho câu thơ có vẻ đẹp riêng, không những nh p nhàng về ngữ điệu mà còn thánh thót về mặt ngữ nghĩa.
Ví dụ:
Nghé à, nghé ơi!/
Mùa xuân êm mát/
Cỏ xanh mượt đồi/
Đồng xanh bát ngát/
(Gọi nghé)
Hay lối bắt vần nối nhau trước sau thường rất ít gặp trong văn học thiếu nhi:
Bạn ơi, ngước mắt/
Ngước mắt lên trông/
Bạn ơi, hãy hát/
Hát câu vui cùng
(Một mái nhà chung)
Lối bắt vần này thường tạo cảm giác luyến láy như một câu hát kéo dài mãi không dứt. Vì vậy, nó s càng làm giàu thêm nh p điệu trong thơ và mang đến một âm sắc mới khiến người ta không khỏi ngân nga khi đọc.
Hay :
Én có gì lạ? /
Báo mùa Xuân sang/
Đất có gì lạ /
Nuôi cánh mai vàng/
Pháo có gì lạ / Cho tiếng nổ vang/
Tết có gì lạ / Làm em rộn ràng...
(Đ nh Hải, Bao nhiêu điều lạ)
Cùng với cách lặp lại nhiều lần câu hỏi có gì lạ , cách gieo vần ang liên tiếp và thể thơ 4 chữ với nh p điệu chậm rãi trải dài khiến cho âm thanh thay đổi lên xuống, cao thấp, nh p nhàng.
* Đồng thời với nh p điệu giọng đọc, cô giáo c ng cần xác đ nh và thể hiện tốt cường độ giọng đọc. Cường độ giọng là độ vang, độ mạnh và hoàn chỉnh của giọng, là khả năng điều chỉnh giọng tạo ra được các bậc thang chuyển độ vang từ to đến nhỏ và ngược lại. Cường độ của giọng c ng phụ thuộc vào nội dung tác phẩm, đặc điểm, tính cách, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Ví dụ: Bài Hoa cúc vàng có cường độ giọng vừa phải, những câu thơ bộc lộ trạng thái cảm xúc băn khoăn: “Không biết mùa đông/ cúc đi đâu hết ” hạ giọng nhỏ lại; bài Gà con có cường độ giọng vừa phải, những câu thơ bộc lộ cảm xúc của gà con khi phát hiện ra những bí mật là mình không thể bay như chim, không thể bơi như v t thì hạ giọng đọc nhỏ lại; bài Chim đánh thức (Nguyễn Công Kiệt):
Chú chim xinh xinh – Ngó vào cửa sổ - Hỏi thăm bạn nhỏ - Thức dậy chưa nào - Bạn nhỏ xin chào - Tớ đang rửa mặt – Chim lại thoăn thoắt – Gõ cửa nhà bên
Đọc với giọng vang to, riêng câu hỏi của nhân vật chú chim và câu trả lời của bạn nhỏ thì hạ giọng đọc nhỏ lại một chút.
C ng cần chú ý, đối với trẻ mầm non giọng đọc nói chung cần có độ vang to, tạo ấn tượng âm thanh rõ ràng, gây tập trung chú ý tuỳ thuộc vào không gian đọc mà điều chỉnh cường độ giọng (phòng học hẹp đọc giọng nhỏ; phòng học rộng, đông cháu hoặc không gian ngoài trời đọc giọng to).
Giáo viên cần phân tích thơ, phải nắm vững thì mới có thể truyền được đầy đủ cảm xúc của nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm.
2.4.3. Sưu tầm một số bài thơ theo thể thơ
Sau đây là sưu tầm một số bài thơ cho trẻ với các thể thơ khác nhau.
Thể thơ STT Cá h ngắt nhịp theo thể thơ Thơ 3 chữ 1 CÂY DÂY LEO
Cây dây leo Bé tí teo Ở trong nhà Lại bò ra Ngoài cửa sổ Và nghểnh cổ Lên trời cao Hỏi vì sao Cây trả lời:
- Ra ngoài trời Cho dễ thở Ngắm nắng gió Gội mưa rào Cây mới cao Hoa mới đẹp
(Xuân Tiến)
2 BÉ NGOAN
Bé tập đếm Một, hai, ba...
Bé nghe bà Không bêu nắng Bé im lặng Bà nghỉ trưa Không chơi mưa Không ngh ch bẩn Không chen lấn Khi xếp hàng Không nói càn Khi chưa nghĩ Bé thủ thỉ Cùng với bà Bé lên ba Ngoan bà nhỉ!
(Nguyễn Văn Hiên) Thơ 4 chữ 3 MƯỜI QUẢ TRỨNG TRÕN
Mười quả trứng tròn Mẹ gà ấp ủ
Mười chú gà con Hôm nay ra đủ Lòng trắng lòng đỏ Thành mỏ thành chân Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu Lông vàng mát d u Mắt đen sáng ngời Ơi chú gà ơi
Ta yêu chú lắm.
(Phạm Hổ) 4 LÀM ANH
Làm anh khó lắm Phải đâu chuyện đùa Với em gái bé
Phải người lớn cơ
Khi em bé khóc Anh phải dỗ dành Khi em bé ngã Anh nâng d u dàng
Mẹ cho quà bánh Chia em phần hơn Có đồ chơi đẹp
C ng nhường em luôn
Làm anh thật khó Nhưng mà thật vui Ai yêu em bé Thì làm được thôi !
(Phan Thị Thanh Nhàn)
Thơ 5 chữ 5 NÀNG TIÊN ỐC
Xưa có bà già nghèo Chuyên mò cua bắt ốc Một hôm bà bắt được Một con ốc xinh xinh Vỏ nó biêng biếc xanh Không giống như ốc khác Bà thương không muốn bán Liền thả vào trong chum Rồi bà lại đi làm
Đến khi vế thấy lạ Sân nhà sao sạch quá Đàn lợn đã được ăn Cơm nước nấu tinh tươm Vườn rau tươi sạch cỏ Bà già thấy chuyện lạ Bèn có ý rình xem Thì thấy một nàng tiên Bước ra từ chum nước Bà già liền bí mật Đập vỡ vỏ ốc xanh Rồi ôm lấy nàng tiên Không cho chui vào nữa Hai mẹ con từ đó
Rất là thương yêu nhau.
(Phan Thị Thanh Nhàn)
6 HOA PHƢỢNG
Hôm qua còn lấm tấm Chen lẫn mầu lá xanh Sáng nay bừng lửa thắm Rừng rực cháy trên cành
Bà ơi sao mà nhanh Phượng nở nghìn mắt lửa Cả dãy phố nhà mình Một trời hoa phượng đỏ
Hay hôm qua không ngủ Ch gió quạt cho cây Hay mặt trời ủ lửa Cho hoa bừng hôm nay.
(Lê Huy Hòa) Thơ 6 chữ 7 CONYÊUMẸ
- Con yêu mẹ bằng ông trời Rộng lắm không bao giờ hết
- Thế thì làm sao con biết Là trời ở những nơi đâu Trời rất rộng lại rất cao Mẹ mong bao giờ con tới!
- Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi Từ phố này đến phố kia Là con gặp ngay được mẹ.
- Hà Nội còn là rộng quá Các đường như nhện giăng tơ Nào những phố này phố kia Gặp mẹ làm sao gặp hết!
- Con yêu mẹ bằng trường học Suốt ngày con ở đấy thôi Lúc con học, lúc con chơi Là con c ng đều có mẹ
- Nhưng tối con về nhà ngủ Thế là con lại xa trường Còn mẹ ở lại một mình Thì mẹ nhớ con lắm đấy
Tình mẹ cứ là hay nhớ Lúc nào c ng muốn bên con Giá có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó
- À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế.
(Xuân Quỳnh)
Thơ lục bát 8 LẤY TĂM CHO BÀ
Cô giáo dạy cháu về nhà Ăn xong nhớ lấy cho bà cái tăm Nhưng bà đã rụng hết răng
Cháu không còn được lấy tăm mời bà Em đi rót nước bưng ra
Chè thơm hương tỏa khắp nhà vui vui.
(Định Hải)
9 MẸ CON ẤM TRÀ
Ấm trà có một bầy con
Đứa nào miệng c ng tròn tròn như nhau Mỗi khi nhà có khách vào
Cả bầy con ngoác miệng chào, ngộ ghê Khi mẹ ấm mang nước về Rót ra, con cái đứng kề bên nhau Mời người lớn trước, nhỏ sau
Nhấp trà thơm, khách gật đầu khen ngoan...
(Phan Chín)
2.5. S ỗi s i ho trẻ khi ọ iễn ảm thơ
Kĩ năng đọc diễn cảm được luyện tập sau khi trẻ đã có được những yêu cầu tối thiểu về trình độ đọc (đọc đúng, rõ ràng, rành mạch...), sau khi trẻ đã tìm hiểu bài và nắm được nội dung ý nghĩa bài đọc.
Đọc đúng là một sự tái hiện âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng.
Để giúp trẻ đọc diễn cảm đúng giáo viên cần dự tính các lỗi trẻ dễ mắc phải trong khi đọc, chú ý nghe trẻ đọc để phát hiện lỗi sai và sửa cho trẻ trong khi đọc diễn cảm thơ.
2.5.1. Rèn phát âm đúng từ ngữ
Để rèn luyện cho trẻ đọc diễn cảm thơ, giáo viên phải hướng dẫn trẻ phát hiện lỗi và sửa lỗi cho trẻ. Trẻ thường mắc các lỗi:
* Sai phụ âm: Đọc sai các tiếng có phụ âm l/ n, g/ h.
Ví dụ: Bài thơ “Hồ sen”:
Lá sen xanh mát Đọng hạt sương đêm Gió rung êm đềm
Sương long lanh chạy...
Thì trẻ dễ mắc lỗi: lá sen đọc thành ná sen
long lanh thì đọc thành nong nanh.
Ví dụ: Khổ đầu trong bài thơ: “Đàn gà con”
Mười quả trứng tròn Mẹ gà ấp ủ
Mười chú gà con Hôm nay ra đủ...
Trẻ dễ sai: gà thành hà
- Biện pháp: Khi sửa sai những lỗi này, giáo viên cần hướng dẫn trẻ chú ý theo dõi bạn hoặc giáo viên phát âm rồi phát âm lại và sửa sai. Giáo viên có thể nêu lại cách phát âm của những từ ngữ đó để trẻ làm theo. Nếu trẻ không sửa được tôi dùng cách trực quan mô tả âm v và hướng dẫn trẻ tự kiểm tra. Tiếng có phụ âm đầu là l khi phát âm phải cong lưỡi lên. Tiếng có phụ âm đầu là n khi phát âm phải đè lưỡi xuống.
* Sai nguyên âm: Đọc sai các tiếng có nguyên âm đôi như: yê, uô, ươ, những tiếng có vần khó như: hươu nai, chuyến tàu, khuôn khổ,…
* Sai vần:
+ Các tiếng có vần khó, ví dụ: khúc khuỷu, tuệch toạc, loạng choạng, thoăn thoắt,…
+ Các tiếng có vần “anh” đọc thành vần “ăn”. Ví dụ:
Khi em bé khóc A phải dỗ dành Nếu em bé ngã Anh nâng dịu dàng.
(Phan Th Thanh Nhàn, Làm anh) Trẻ hay mắc lỗi khi đọc: dành – dằn
anh – ăn + Các tiếng có vần ach đọc thành vần ăt
Ví dụ: Trong bài thơ Làm gạch của Võ Quảng Gạch xếp vào lò
Lửa, khói, bụi, tro Hắt lên hừng hực
Các chú mồ hôi nhỏ giọt Như tắm trong mưa Trẻ dễ mắc lỗi: gạch thành gặt
- Biện pháp: Giáo viên sửa sai những lỗi dạng này cho trẻ cần chú ý cho trẻ đọc lại theo phát âm của trẻ khá giỏi hoặc giáo viên. Nếu trẻ đọc chưa đúng thì cần cho trẻ đánh vần nhẩm rồi đọc trơn lại. Nếu trẻ còn gặp khó khăn thì có thể cho trẻ đánh vần thành tiếng rồi đọc trơn lại tiếng đó.
* Sai dấu thanh:
+ Các tiếng có thanh “ngã” đọc thành thanh “sắc”. Ví dụ:
Lưng mày múp míp, Mắt mày béo híp, Đuôi mày ngúc ngoắc, Miệng mày nhóp nhép,
Mũi mày hít hít Ụt ịt ! Ụt ịt !
(Võ Quảng, Được! Được!) Trẻ đễ sai khi đọc: m i thành múi
+ Các tiếng có thanh “hỏi” đọc thành thanh “nặng”.
Ví dụ:
Hoa như lửa bay Quả sơn vàng bóng Hạt nằm như ong Từng bọng, từng bọng.
(Phạm Hổ, Lựu) Khi đọc trẻ dễ đọc sai: lửa – lựa
Quả - quạ
- Biện pháp: Khi sửa sai, giáo viên có thể phân biệt cho trẻ các từ khi đọc sai thì nghĩa của chúng c ng khác đi. Ví dụ: bẹ ngô khác nghĩa với bẻ ngô. Hay khi đọc sai một từ ngữ đi thì chúng s trở thành không có nghĩa. Ví dụ: kẻ vở thì có nghĩa nhưng kẹ vợ thì lại không có nghĩa.
* Quá trình giảng dạy cần chú ý
Giáo viên gọi trẻ khá phát âm chuẩn đọc trước, các em phát âm sai nghe, đọc lại, đọc nhiều lần sửa đến khi đọc đúng. Khi đã sửa cho các em đọc đúng rồi, trong các tiết học sau giáo viên chú ý đến em đó khi đọc xem em còn mắc lỗi lại nữa không để k p thời uốn nắn, sửa chữa riêng cho em đó. Giáo viên chú ý không những sửa sai cho trẻ trong các tiết tập đọc mà còn chú ý sửa cả trong những tiết học khác. Nếu em mắc lại cần dặn trẻ về nhà chú ý luyện đọc và sửa sai tiếp. Nếu số lượng trẻ mắc lỗi nhiều giáo viên cần sửa sai cho cả lớp. Giáo viên tiến hành tìm các từ ngữ có âm đó luyện phát âm cho trẻ luyện thêm ở những tiết dạy luyện tập ở buổi hai.
2.5.2. Rèn đọc ngắt nghỉ hơi đúng
- Trong khi đọc diễn cảm thơ trẻ cần chú ý đọc ngắt nghỉ đúng sau các dấu
- Các bài thơ (văn vần) trong chương trình theo thể loại thơ c ng rất phong phú: thơ viết theo thể thơ lục bát, thơ viết theo thể thơ 4 chữ hay 5 chữ, thơ thể tự do... Các bài thơ ở các thể thơ khác nhau c ng cần có cách ngắt, nghỉ hơi phù hợp với nh p thơ, ý thơ. Khi đọc thơ, trẻ hay mắc lỗi ngắt nh p là do không tính đến nghĩa, đến cảm xúc của nhân vật trữ tình mà đọc thơ áp lực của bài thơ. Dường như tự nhiên nhưng nếu không được chú ý về nghĩa trẻ s ngắt nh p tạo nên sự cân đối về âm thanh khi đọc từng câu thơ. Với thơ bốn chữ, trẻ s ngắt nh p 2/2; thơ năm chữ trẻ s ngắt nh p 2/3 hoặc 3/2, thơ 7 tiếng ngắt nh p 3/4 hoặc 4/3, thơ lục bát s ngắt nh p chẵn 2/2/2 vì vậy s dẫn đến ngắt nh p sai do không hiểu nghĩa của từng dòng thơ đối với một số dòng thơ cụ thể.
- Cô cho trẻ khác nhận xét bạn ngắt nghỉ đúng chưa, ngắt hơi, nghỉ hơi sau những tiếng nào, em có đồng ý không Mời trẻ đó đọc lại. Trẻ đọc và ngắt nghỉ để các bạn khác nhận xét bổ sung và giáo viên thống nhất cách đọc.
- Giáo viên dùng lời nói kết hợp ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn trẻ cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc thích hợp đoạn thơ. Mỗi đoạn gọi một vài trẻ đọc. Sau mỗi trẻ đọc, giáo viên gọi trẻ nhận xét bạn đọc. Cuối cùng, giáo viên chốt lại và sửa sai (nếu có).
+ Ví dụ: Trong bài thơ “Chú bò tìm bạn” của Phạm Hổ có đoạn:
Nước đang nằm nhìn mây, Nghe bò cười nhoẻn miệng.
Bóng bò chợt tan biến, Bò tưởng bạn đi đâu...
Ta có thể ngắt giọng:
Nước đang nằm/ nhìn mây,/
Nghe bò/ cười nhoẻn miệng./
Bóng bò chợt tan biến,/
Bò tưởng bạn đi đâu.../