Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện cổ tích
2.2.1. Biện pháp đọc, kể chuyện cho trẻ nghe
Ở trường mầm non, trẻ được hoạt động, được tự bộc lộ mình và phát triển tối đa thông qua các hoạt động vui chơi, giao lưu và học tập, ngôn ngữ của trẻ qua đó mà được phát triển, hoàn thiện dần. Vì thế việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói chung và phát triển vốn từ nói riêng không thể tách rời giữa các môn học và hoạt động của trẻ. Trước hết cần cung cấp cho trẻ vốn từ, giúp cho trẻ hiểu được nghĩa của từ và khuyến khích trẻ hoạt động lời nói một cách tích cực. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể gắn liền với hoàn cảnh giao tiếp và tình huống sử dụng chúng. Nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ.
36
Việc tích lũy số lượng từ cần thiết cho giao tiếp ngôn ngữ của trẻ. Mặc dù chức năng cơ bản của từ không phải là giao tiếp nhưng thiếu từ thì giao tiếp trở nên khó khăn. Vì vậy phải cung cấp cho trẻ vốn từ cần thiết. Đó là những từ về những gì có ở xung quanh trẻ (ở gia đình, ở trường mầm non), những từ có liên quan đến cuộc sống cá nhân và quan hệ của trẻ; những từ cần cho cuộc sống sinh hoạt, học tập và vui chơi của trẻ.
Thông quan những câu chuyện cổ tích về những ông Bụt, bà Tiên; về thế giới đồ vật; về những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu… người lớn cung cấp cho trẻ vốn từ phong phú về con người, môi trường tự nhiên, xã hội; giải thích một cách đơn giản để trẻ hiểu được nghãi của từ. Như vậy, đồng nghãi với việc giúp trẻ mở rộng nhận thức và hiểu biết về thế giới xung quanh thì những câu chuyện cổ tích cũng cung cấp cho trẻ một vốn từ khổng lồ. Đó là vốn từ đã qua chọn lọc, tinh luyện và sáng tạo của các tác giả dân gian. Điều này giải thích vì sao những trẻ thường xuyện được tiếp xúc với các tác phẩm văn học nói chung, với truyện cổ tích nói riêng thì vốn từ của chúng thường phong phú và sống động.
Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động và giao tiếp, cần tạo cho trẻ diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc ý nghĩ, nguyện vọng của mình để có thể uốn nắn kịp thời ngôn ngữ của trẻ. Cụ thể, khi tổ chức cho trẻ làm quen, tìm hiểu một câu chuyện cổ tích, cô giáo có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng hai phương pháp tích cực và tiêu cực.
Ở những tiết học chuyên biệt, giáo viên có thể đọc hoặc kể chuyện cho trẻ nghe. Cần phân biệt giữa đọc và kể chuyện. Khi đọc, giáo viên phải đọc nguyên văn câu chuyện in trong sách. Đọc có thể theo sách hoặc thuộc lòng theo sách. Khi kể, giáo viên truyền đạt văn bản một cách tự do, nghĩa là không theo từng từ một. Giáo viên chỉ cần nắm chắc nội dung cơ bản, ngoài
37
ra có thể đơn giản hóa truyện, rút ngắn số lượng các tình tiết, có thể giải thích khi kể, có thể sử dụng từ mới v.v…
Cung cấp cho trẻ vốn từ cần thiết trước khi cho trẻ tìm hiểu câu chuyện.
Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Nội dung cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ. Mặt khác, dựa vào đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo, việc làm giàu vốn từ cần tiến hành theo nguyên tắc mở rộng từ cụ thể đến khái quát.
Trong quá trình nghe, tìm hiểu câu chuyện, sẽ có những từ trẻ không hiểu, trẻ sẽ chủ động hỏi cô.
Giáo viên khi đọc hoặc kể phải nhìn xuống các cháu, theo dõi các cháu làm gì khi nghe giáo viên đọc hoặc kể. Giáo viên phải tạo ra được sự giao cảm giữa người trình bày và người nghe. Trẻ phải nhìn mặt giáo viên, cách phát âm của giáo viên, chứ không phải chỉ nghe giọng đọc. Giáo viên phải tìm hiểu truyện sẽ đọc hoặc kể để hiểu được tư tưởng, nghệ thuật trình bày của tác phẩm, phải tiến hành phân tích tác phẩm về mặt ngữ điệu và rèn luyện cách đọc.
Ở một tiết học, giáo viên đọc một tác phẩm mới hoặc một hai tác phẩm trẻ đã nghe. Đọc nhiều tác phẩm là một điều bắt buộc. Trẻ tích nghe nhiều lần những truyện mà chúng yêu thích. Trẻ sẽ nắm vững hơn các sự kiện, các hành động của nhân vật, đặc biệt sẽ nắm vững hơn ngôn ngữ của tác phẩm. Những cuộc gặp mặt với những nhân vật đáng yêu trong tác phẩm làm chúng sung sướng.
Cần phải chú ý tới cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ sao cho có đủ từ loại trong tiếng Việt với tỉ lệ thích hợp. Số lượng từ lớn mà cư cấu từ loại không hợp lí hoặc thiếu một số từ loại nào đó, trẻ sẽ gặp khó khăn khi diễn đạt.
38
Việc phát triển vốn từ cho trẻ không chỉ là cung cấp từ mới cho trẻ mà cần giúp trẻ mở rộng nghĩa của từ trẻ đã biết. Chẳng hạn, nếu trước đây, trẻ hiểu từ “ngủ” là chỉ một người nào đó đang ngủ (Ví dụ: em bé ngủ, bố mẹ ngủ, chị ngủ,…), thì giờ đây cần giúp trẻ hiểu một cách khái quát hơn: Ngủ là từ chỉ tất cả các sinh vật đang ngủ (Ví dụ; em bé ngủ, con mèo ngủ…). Tương tự như vậy, cùng một từ ăn diễn đạt cho nhiều đối tượng (Ví dụ: em bé đang ăn, con mèo đang ăn, con gà đang ăn…).
Biện pháp này được sử dụng rộng rãi trong các trường mầm non trong mọi hình thức dạy học đặc biệt là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, mà cụ thể ở đây là truyện cổ tích, thì biện pháp này có hiệu quả cao hơn, giáo viên cần chú ý không nhắc lại lỗi sai của trẻ mà cô cần sửa lại từ sai cho trẻ luôn. Cô giáo nên giám sát và gọi từng trẻ, tránh tình trạng chỉ gọi một số trẻ tích cực để mọi trẻ đều nói được.