Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện cổ tích
2.2.6. Phát triển vốn từ theo trường nghĩa từ
Khi sử dụng ngôn ngữ, các từ ngữ chỉ có giá trị khi nó có chứa đựng nội dung, bởi việc cung cấp cho trẻ hiểu nội dung của từ là điều cần thiết. Việc dạy trẻ nhằm tăng số lượng từ trong các trường nghĩa để có điều kiện lựa chọn là việc hết sức cần thiết. Nếu vốn từ ít thì khả năng lựa chọn sẽ bị hạn hẹp và hiệu quả dùng sẽ giảm, số lượng từ đó cũng chưa đủ để trẻ thể hiện chính xác những nội dung phức tạp, tinh tế mà cuộc sống đòi hỏi.
Theo Đỗ Hữu Châu những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đạt được các từ nói chung (nói cho đúng là ý nghĩa của nó) vào những hệ thống con thích hợp.
“ Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa”.
Trường nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa. Ví dụ: chua, cay, mặn, ngọt… thuộc trường nghĩa mùi vị.
Trường nghĩa thể hiện tính hệ thống của từ vựng Việt Nam về mặt ngữ nghĩa. Nghĩa là giữa các từ đó có mối quan hệ đồng nhất với nhau về một nghĩa nào đó. Dựa vào ý nghãi của từ để phân lập các trường nghĩa sau:
trường nghĩa biểu vật, trường nghãi biểu niệm, trường nghĩa tuyến tính, trường nghĩa liên tưởng.
50
- Trường nghĩa biểu vật: là tập hợp các từ có chung nhau ít nhất một nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ.
Ví dụ: từ “nước” là nét nghĩa trung tâm, từ nghĩa này ta có thể xác lập được ý nghĩa trung tâm mang nét nghĩa liên quan đến từ “nước” như: tắm, bơi, gội, giọt…
- Trường nghĩa biểu niệm: là tập hợp các từ chung một cấu trúc biểu niệm.
Ví dụ: cấc trúc biểu niệm (hoạt động) (tác động đến X) (làm X di chuyển dời chỗ) bao gồm tập hợp các từ: đẩy, lôi, kéo, hất, ném…
- Trường nghĩa tuyến tính: là tập hợp từ có thể kết hợp với 1 từ gốc để tạo ra các chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ.
Ví dụ: trường nghĩa tuyến tính của từ “tay”: búp măng, mềm, ấm, lạnh, nắm, gầy, béo…
- Trường nghĩa liên tưởng: là tập hợp từ có chng một nét nghĩa, ấn tượng tâm lí đượ một từ gợi ra.
Ví dụ: trường liên tưởng của từ “xanh” gồm các đơn vị từ vựng: lục, xanh lơ, cây cối, núi rừng, bầu trời…
Trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi đã có vốn từ ngữ tương đối, tuy chưa hoàn thiện nhưng trẻ có thể sử dụng khá tốt trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Trong mỗi giờ học trẻ được tiếp xúc, làm quen theo từng chủ đề, chủ điểm nên đa số từ ngữ trẻ thu nhận được đều thuộc cùng một trường nghĩa. Ví dụ: chủ đề động vật, trong truyện cổ tích “ Sự tích tiếng kêu của vạc, cộc, dủ dỉ, đa đa và chuột” các từ thuộc cùng một trường từ nghĩa: vạc, cộc, dủ dỉ, đa đa, chuột.
Trong trường mầm non việc sử dụng từ có cùng trường nghĩa trong việc mở rộng vốn từ là rất hiệu quả và dễ dàng thực hiện. Đặc biệt trong hoạt động kể chuyện cổ tích, trẻ bắt gặp rất nhiều từ ngữ. Từ đó giáo viên có thể vận dụng các từ có cùng trường nghĩa để mở rộng vốn từ cho trẻ. Điều này không
51
những giúp giáo viên dễ dàng cung cấp cho trẻ nhiều từ ngữ mới mà còn giúp trẻ hứng thú tìm tòi các từ ngữ mới.
Trẻ có thể liệt kê không giới hạn các từ có cùng trường nghĩa với nhau. Để trẻ có thể liệt kê và khám phá, có thể sử dụng biện pháp này sau khi vận dụng các biện pháp như:
- Biện pháp đọc, kể chuyện cổ tích (cho trẻ tiếp xúc với truyện cổ tích).
- Biện pháp đàm thoại.
- Biện pháp giải nghĩa từ (lựa chọn các từ ngữ trong truyện, đưa ra các từ có cùng trường nghĩa với nó).
- Biện pháp dạy trẻ kể lại truyện (trẻ vận dụng vốn từ ngữ của mình).
Ví dụ: Truyện cổ tích “Cây nêu ngày Tết”:
“… Vì thế, hàng năm cứ đến ngày Tết Nguyên đán là ngày Qủy vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để cho Qủy không dám bén mảng tới chỗ Người đang ở. Trên cây nêu có khánh đất, mỗi khi gió rung thì tiếng động phát ra để Qủy nghe thấy mà tránh. Trên cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa, mỏ hái. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông và rắc vôi bột xuống đất để cấm cửa Qủy…”
Trường nghĩa của từ Tết Nguyên Đán: bánh chưng, bánh tét, hoa mai, câu đối, cây nêu, chậu quất, lì xì, mừng tuổi, …
Với việc sử dụng từ có cùng trường nghĩa, giáo viên cũng cần phải lựa chọn các từ phù hợp với trình độ của trẻ. Gợi ý cho trẻ nếu như trẻ còn lúng túng, có thể đưa ra các từ mới mẻ mà trẻ chưa tiếp xúc để củng cố thêm vốn từ.
Biện pháp này có thể úng dụng vào nhiều hoạt động cũng có tác dụng mở rộng vốn từ cho trẻ, giáo viên cần linh động để biện pháp được hiệu quả hơn trong hoạt động kể chuyện cổ tích.