Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện cổ tích
2.2.3. Biện pháp giải nghĩa từ
Để làm tăng vốn từ cho trẻ, cô phải cung cấp cho trẻ những từ mới và giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ. Đây là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Song song với cung cấp vốn từ mới cho trẻ, luôn đòi hỏi
41
các cô giáo cần phải giải thích nghĩa của các từ đó cho trẻ hiểu, trẻ nhớ; có như vậy từ mới thực sự trở thành của trẻ, vốn từ của trẻ mới được mở rộng phong phú.
Trong các câu truyện cổ tích có nhiều vốn từ mà trẻ ở lứa tuổi này hay tiếp xúc, có rất nhiều vốn từ khó, những từ trẻ không hiể hoặc không hiểu hết nghĩa của từ.
Giải thích chỉ sử dụng khi trẻ không biết hoặc không hiểu rõ nghĩa của từ, câu trong truyện. Ngoài ra cô cần chú ý đến những từ khó và mới lạ đối với trẻ. Cô cần giải thích rõ ràng, rành mạch, tốc độ chậm và phải giải thích cho trẻ nghe nhiều lần thì trẻ mới lưu lại trong trí nhớ,mới trở thành của trẻ.
Nếu cô chỉ giải thích lướt qua thì trẻ sẽ không nhớ. Việc giáo viên giải thích nghãi của từ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không những giúp trẻ hiểu, năm sđược nghĩa của từ mà còn biết sử dụng từ ngữ phù hợp với những hoàn cảnh, tình huống. K.D.Usinxki viết: “Thật là thiếu sư phạm nếu như một ai đó trong khi cố gắng giải thích cho bạn đọc nhỏ tuổi từng từ lại buộc vào một câu chuyện nhỏ (nhiều khi chẳng có gì) cả một lô những lời giải thích”.
a. Giải nghĩa bằng trực quan
Giải nghĩa bằng trực quan là biện pháp đưa ra các vật thật, tranh ảnh, sơ đồ… để giải nghĩa từ, mà chủ yêu ở đây, chúng ta sử dụng tranh ảnh. Lúc này tranh ảnh được dùng để đại diện cho nghĩa của từ.
Trẻ nhỏ rất thích xem tranh; những tranh đẹp có nội dung vừa phát triển vốn từ, vừa giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Khi miêu tả bức tranh, trẻ tiếp thu thêm những từ mới, đồng thời huy động cả vốn từ cũ nữa.
Ví dụ: cho trẻ hiểu “rách mướp” trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, cô đưa ra một bức tranh em bé nhà nghèo, vừa giải thích từ cô vừa chỉ vào trong tranh giải thích “rách mướp” nói về quần áo đã cũ và bị rách nhiều…
b. Giải nghĩa bằng định nghĩa
42
Sử dụng biện pháp này là dựa vào cách miêu tả ngôn ngữ như các nhà từ điển học vẫn sử dụng trong các từ điển để giải thích. Cụ thể ở đây là cách giáo viên sử dụng vốn hiểu biết của trẻ và các từ trẻ đã biết để giải nghĩa những từ trẻ chưa biết, từ đó cung cấp tương đối đầy đủ những nét nghĩa của từ, để trẻ thấy được cấu trúc nghĩa bên trong của từ, giuos cho vốn từ của trẻ phát triển.
Giúp trẻ lĩnh hội được nghĩa của từ, bởi lẽ hiểu được nghĩa của từ là một nội dung quan trọng của phát triển ngôn ngữ, mà đặc biệt là phát triển vốn từ cho trẻ. Khi sử dụng biện pháp này để giúp trẻ hiểu được nghãi của từ trong truyện cổ tích, cô dùng lời của mình dể định nghĩa từ đó. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải giải thích rõ ràng, dễ hiểu, chính xác. Không sử dụng những từ, những câu trẻ không hiểu hoặc không hiểu hết nghĩa của từ, nội dung của từ, câu, câu chuyện, phù hợp với nhận thức và ngôn ngữ của trẻ… Hơn nữa, biện pháp này cũng đòi hỏi trẻ có thái độ tập trung cao để đạt hiệu quả giúp cho vốn từ của trẻ được mở rộng một cách hiệu quả
Ban đầu, khi sử dụng biện pháp này, có thể trẻ chưa hiểu ngay nghĩa của từ khi cô đưa ra một định nghĩa hay khái niệm về từ do khả năng từ duy của trẻ còn hạn chế, nhưng biện pháp này cũng bước đầu giúp cho trẻ tiếp cận với những định nghĩa, khái niệm có tính khoa học, tính khái quát cao qua sự giải thích dùng lời để giải nghĩa, khái niệm. Từ đó, trẻ sẽ dần hiểu được nghĩa của từ. Ngoài ra còn nâng cao trình độ tư duy, phát huy tính tích cực của trẻ, thúc đẩy sự phát triển nhận thức của trẻ.
Ví dụ: từ “chặt” trong câu chuyện “Cây tre trăm đốt” cô giải thích cho trẻ hiểu: “chặt” là dùng dụng cụ có lưỡi như dao, rìu tác động mạnh lên một vật làm nó đứt ra.
c. Giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Biện pháp này thể hiện rõ qua các tác phẩm văn học, đặc biệt là truyện cổ tích, trong đó trẻ sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Để làm phong phú
43
vốn từ, có thể cho trẻ tìm các từ đồng nghĩa, các từ trái nghĩa với từ mới.
Đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa tương đồng với nhau, khác nhau về âm thanh và phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào đó hoặc đồng thời. Trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong quan hệ tương liên, chúng khác nhau về ngưc âm và phản ánh khái niệm tương phản về logic.
Biện pháp này là một trong những biện pháp quan trọng với trẻ khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Ngoài việc cho trẻ hiểu được nghĩa của từ, trẻ còn biết thêm được vốn từ ngữ mới, đặc biệt là những từ được đem ra so sánh hoặc đối chiếu. Nhờ có biện pháp này mà những từ ngữ trẻ thấy khó hoặc không hiểu hết nghĩa của từ hay những từ mới, trẻ đều có thể quy ước về những từ đồng nghĩa, trái nghĩa mà trẻ đã biết, đã hiểu nghĩa của từ, từ đó giải thích nghĩa của từ trẻ chưa biết. Nhờ có biện pháp này mà trẻ hiểu nghĩa của từ hiệu quả hơn, giúp cho vốn từ của trẻ được mở rộng.
Để thực hiện biện pháp này một cách hiệu quả, cần dựa theo trình tự sau:
- Trước hết, giáo viên phải biết lựa chọn từ trong tác phẩm. Những từ được lựa chọn để giải thích bằng bện pháp này phải là những từ có thể đem ra đối chiếu hoặc so sánh để làm nổi bật nghĩa của từ. Sau đó quy những từ cần giải thích về những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa mà trẻ biết. Có như vậy, việc giúp trẻ hiểu nghĩa của từ theo biện pháp này mới hiệu quả.
- Khi lựa chọn từ đồng nghĩa với từ cần giải thích, cô cần lựa chọn những từ trẻ đã biết phù hợp với lứa tuổi khả năng của trẻ. Nếu cô dùng những từ trẻ chưa biết để giải thích cho những tư trẻ chưa biết thì trẻ vẫn không nắm được nghĩa của từ cần giải thích.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Cây te trăm đốt”, có thể lựa chọn từ “khỏe mạnh” trong câu “Lão thuê một anh nông dân nghèo, khỏe mạnh để cày ruộng cho lão”. Để giải thích từ này, cô đưa ra một từ trái nghĩa quen thuộc
44
với trẻ như là từ “ốm yếu”, cô giải thích cho trẻ “khỏe mạnh” là người có sức khỏe tốt và làm được nhiều việc, còn “ốm yếu” là người có sức khỏe không tốt và không làm được nhiều việc. Giáo viên đưa ra từ trái nghĩa nhằm làm nổi bật cho từ cần giải thích và tạo ấn tượng cho trẻ. Có thể dùng những câu hỏi như sau: Người ốm yếu có thể làm được những công việc nặng nhọc hay không? Người khỏe mạnh làm được những công việc gì? Với những câu hỏi này giúp trẻ có được những hình ảnh về người khỏe mạnh và như vậy trẻ sẽ hiểu được sâu xa hơn nghĩa của từ này.
Khi sử dụng biện pháp này, giáo viên cần theo dõi phản ứng chung của trẻ trong lớp, nếu trẻ tỏ ra lúng túng thì cô cần chọn từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa gần gũi hơn để trẻ hiểu. Với biện pháp này trẻ sẽ dễ dàng hiểu được nghãi của từ một cách ngắn gọn, dễ nhớ, dễ gây ấn tượng đối với trẻ. Biện pháp này còn có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển khả năng tư duy và suy luận của trẻ. Ngoài việc hiểu được nghãi của từ, trẻ còn hiểu được thế nào là đồng nghãi hoặc trái nghãi với nhau. Từ đó, trẻ có thể sử dụng chúng trong hoạt động lời nói của mình. Nhưng muốn biện pháp này đạt hiệu quả cao, cô phải biết lựa chọn từ đồng nghĩa phù hợp với trẻ, phù hợp với ngữa cảnh trong câu chuyện để giải thích cho trẻ hiểu.