Đặc điểm học tập của trẻ 5- 6 tuổi

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM

1.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục khoa học cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm

1.1.4. Đặc điểm học tập của trẻ 5- 6 tuổi

Học tập ở mẫu giáo lớn vẫn là “Học mà chơi chơi mà học”. Học theo nghĩa là chơi theo một trình tự hành động gần giống như học.

Ở trẻ 5- 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy nhưng tư duy hành động trực quan vẫn chiếm ưu thế. Ở giai đoạn này, quá trình nhận thức của trẻ mang tính trực quan cụ thể, trẻ nhận thức chủ yếu qua hoạt động tri giác (qua việc sử dụng các giác quan).

Tri giác của trẻ gắn với hoạt động thực tiễn, trí nhớ mang tính chất hình ảnh, cụ thể, trực tiếp. Ớ 5-6 tuổi cảm giác của trẻ đang phát triển và dần hoàn thiện. Đối tượng gây xúc cảm cho trẻ chủ yếu là các sự vật, hiện tượng, hình ảnh... cụ thể, sinh động, trực tiếp.

Trẻ có khả năng chú ý vào 2-3 đối tượng cùng một lúc, tuy nhiên thời gian phân phối chưa bền vững, dễ dao động. Ý nghĩa của âm thanh làm cho trẻ chú ý nhiều.

Từ âm thanh bên ngoài, trẻ chú ý tập trung vào sự suy nghĩ cảm xúc, suy nghĩ bên trong.

Trẻ 5-6 tuổi nhận thức trừu tượng có sự phát triển hơn so với các giai đoạn trước.

Khả năng tư duy của trẻ tốt hơn: trẻ biết phân tích, tổng hợp, khái quát các vấn đề và từ đó rút ra kết luận hình thành vốn kinh nghiệm cho bản thân.

Hơn nữa trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ giai đoạn này rất phát triển.

Ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi có sự phát triển vượt bậc.

Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ nắm vững ngữ âm, ngữ điệu và sử dụng chúng một cách phù hợp với nội dung giao tiếp: Trẻ biết đọc diễn cảm, biết dùng điệu bộ bổ sung cho ngôn ngữ nói.

Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển. Ngôn ngữ tình huống do giao tiếp với người xung quanh bằng những thông tin mà trẻ trực tiếp tri giác được trong khung cảnh.

Tính mạch lạc rõ ràng : do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh từ nên câu hỏi của trẻ thường ngắn gọn và rõ ràng.

Sự phát triển về ngôn ngữ là điều kiện đế trẻ tham gia tốt vào các hoạt động trải nghiệm do GV tổ chức.

Chính vì sự phát triển hoàn thiện về các mặt tâm lí trên nên trẻ có thể dễ dàng thực hiện các hoạt động chơi, trải nghiệm do GV tổ chức.

1.1.4.2. Đặc điểm sinh lí

Giai đoạn 5-6 tuối là thời kì hệ thần kinh phát triển nhanh nhất trong cả cuộc đời trẻ. Cường độ và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh tăng lên. Trẻ 6 tuổi có thể tập trung chú ý vào một đối tượng nhất định trong thời gian 15- 20 phút. Đồng thời, ở lứa tuổi này, vai trò của hệ thống tín hiệu thứ 2 càng tăng lên. Tư duy băng từ càng tăng lên, ngôn ngữ bên trong xuất hiện. Chức năng khái quát hóa của từ đã có bước nhảy vọt và gần như ở người lớn. Ở giai đoạn này, trẻ có vốn từ khá nhiều và chúng có thể dùng ngôn ngữ để đáp lại ngôn ngữ [2]. Nhờ các đặc điểm phát triển tương đối hoàn thiện này mà trẻ có thể tham gia các hoạt động trải nghiệm tốt hơn.

Trẻ 5- 6 tuổi đã có khả năng phân biệt được một số màu trung gian. Trẻ càng lớn thì khả năng thu nhận và phân biệt những kích thích (hình dạng, màu sắc…) càng phong phú. Cảm giác khướu giác được tăng lên và khả năng này nhạy hơn so với người lớn.

Ở 5-6 tuổi chủ yếu các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể trẻ dần hoàn thiện, đặc biệt là chức năng vận động, phối hợp các động tác, cơ lực phát triển nhanh. Trẻ có thể cử động các ngón tay một cách chính xác, phối hợp chúng một các h khéo léo và rất đa dạng. Chẳng hạn: trẻ có thể học vẽ, chơi đàn, cắt bằng kéo…Sự kết hợp khéo léo của cơ tay cơ chân có vai trò quan trọng giúp trẻ thực hiện dễ dàng các hoạt động trải nghiệm. Chính các đặc điểm phát triển sinh lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ 5-6 tuổi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm.

1.1.4.3. Đặc điểm thể chất

Ở giai đoạn 5-6 tuổi, trẻ trở nên cứng cáp hơn, biết tự lực, rất hiếu động và không biết mệt mỏi, các vận động của trẻ dần dần đi đến hoàn thiện. Trẻ đang trong vận động liên tục và chúng có vẻ như không thể ngồi yên một chỗ. Chúng có sức chịu đựng tốt hơn và hiếm khi thừa nhận mình mệt mỏi ngay cả khi chúng mệt thật sự.

Vì vậy, sự vận động của trẻ phải được người lớn theo dõi, kiểm tra.

Trẻ có thể thực hiện những động tác. Vận động quen thuộc bằng nhiều cách trong một thời gian dài, với lượng vận động lớn hơn các trẻ giai đoạn khác. Các vận động của trẻ đã đạt mức độ chính xác, nhịp nhàng, nhịp điệu ổn định, biết phối hợp vận động của mình với các bạn [9] Do đó mà trẻ dễ dàng thực hiện các hoạt động thực hành- trải nghiệm.

Mặt khác, ở giai đoạn này cơ thế trẻ trở nên dẻo dai, trẻ rất nhanh nhẹn và có thế thực hiện thành thạo các động tác đòi hỏi có sự phối hợp của các bộ phận trên cơ thế. Các ngón tay của trẻ không những cố thể hoạt động tự do mà động tác còn nhanh hẹn và hoàn chỉnh hơn, nên trẻ có thể cầm bút để vẽ, đồng thời thực hiện được nhiều động tác mới và tinh tế hơn trong các hoạt động trải nghiệm [9]

Ở lứa tuổi này cơ thể trẻ có khả năng thích nghi, chống chịu tốt hơn với những biến đổi của khí hậu và môi trường. Điều này, tạo cho trẻ có điều kiện trải nghiệm trong các môi trường khác nhau, điều kiện khác nhau giúp cho hoạt động trải nghiệm diễn ra thuận lợi.

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)