Kết quả khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm (Trang 47 - 54)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM

1.2. Cơ sở thực tiễn của giáo dục khoa học theo hướng trải nghiệm

1.2.5. Kết quả khảo sát thực trạng

Việc giáo dục khoa học cho trẻ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ về cả thể chất và tinh thần, cũng như văn hóa và nhận thức trong tương lai của trẻ, giúp trẻ có thể vững tin chuẩn bị bước vào lớp 1. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng giáo dục khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thuộc khu vực Đại Mạch- Đông Anh- Hà Nội

Chúng tôi đã điều tra với tổng số phiếu là 40 phiếu ( Trong đó có 10 phiếu phát cho GV khu Mai Châu; 10 phiếu: khu Mạch Lũng và 20 phiếu: khu Đại Đồng). Các phiếu điều tra được phát cho các giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở của trường Mầm non Đại Mạch- Đông Anh- Hà Nội.

Tổng số phiếu phát ra là 40 phiếu Tổng số phiếu thu về là 40 phiếu Kết quả điều tra thu được như sau:

1.2.5.1. Thực trạng giáo dục khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non Đại Mạch- Đông Anh- Hà Nội

*Quan điểm của GV về học tập qua trải nghiệm ở trường mầm non

Chúng tôi đã khảo sát thực trạng thông qua câu hỏi 1 (phụ lục) bằng phiếu điều tra, kết quả thu được:

Bảng 1.1: Kết quả điều tra quan niệm của GV về học tập qua trải nghiệm trường mầm non

Quan điểm của GV về học tập cho trẻ theo hướng trải nghiệm

Kết quả

SL Tỷ lệ (%)

Quan điểm 1 32/40 80

Quan điểm 2 8/40 20

Quan điểm 3 0/40 0

Nhận xét: Qua bảng 1.1 ở trên, chúng ta nhận thấy rằng, phần lớn GV đều có quan niệm đúng về học tập qua trải nghiệm. Các GV cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của học tập qua trải nghiệm ở trường mầm non là rất cần thiết. Có 80% GV quan niệm đúng và đầy đủ về học tập qua trải nghiệm, thể hiện qua việc chọn nội dung “Quá trình dạy học, trong đó, HS tiếp xúc trực tiếp với MT thực tiễn để chiếm lĩnh kiến thức bằng vốn kinh nghiệm bản thân dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV”.

Còn lại thì một số GV quan điểm chưa đầy đủ về trải nghiệm, có 20% GV lựa chọn quan điểm “Quá trình học tập của tự bản thân học sinh qua tiếp xúc trực tiếp với MT gia đình và ngoài xã hội”. Điều này cho thấy việc hiểu đầy đủ, chính xác khái niệm học tập trải nghiệm của các cô còn hạn chế. Còn không có GV nào lựa chọn nội dung “Quá trình tự học của HS không có sự hướng dẫn của GV”.

* Đánh giá về vai trò của việc dạy học cho trẻ theo hướng trải nghiệm

Qua kết quả khảo sát từ phiếu điều tra (nội dung điều tra câu 2, phụ lục) chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.2: Đánh giá vai trò của việc dạy học cho trẻ theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non

Đánh giá vai trò của việc dạy học cho trẻ theo hướng trải nghiệm

Kết quả SL Tỷ lệ (%)

Rất quan trọng 34/40 85

Khá quan trọng 6/40 15

Không quan trọng 0/40 0

Nhận xét: Qua bảng 1.2, chúng ta nhận thấy rằng, hầu hết các GV đã thấy được vị trí của dạy học cho trẻ theo hướng trải nghiệm. Có tới 85% GV thấy dạy học cho trẻ theo hướng trải nghiệm là rất quan trọng, 15% là khá quan trọng, không quan trọng (0%). Khi được hỏi, các GV đều cho rằng: đây là một phương pháp dạy học

mới rất cần thiết cho việc học tập của trẻ trong trường mầm non. Các GV đều đánh giá rất cao về phương pháp dạy học này vì phương pháp này giúp trẻ có thể phát huy tối đa năng lực của mình, rèn các kĩ năng cho trẻ trong các hoạt động như kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh, đo lường,…, cũng qua hoạt động này mà trẻ có cách nhìn về thế giới xung quanh một cách tích cực, giúp trẻ thỏa sức sáng tạo, tư duy, tìm tòi về môi trường xung quanh trẻ.

Mặt khác, có GV chỉ cho rằng dạy học theo hướng trải nghiệm khá quan trọng vì đây chỉ là một trong các phương pháp cũng giống như các phương pháp khác đóng vai trò góp phần cho sự phát triển của trẻ. Hơn nữa, dạy học theo hướng trải nghiệm mất thời gian và công sức chuẩn bị phải bỏ ra nhiều nên không được áp dụng nhiều, cơ sở vật chất còn hạn chế. Đây cũng chính là lí do, dù hầu hết các GV nhận thức được tầm quan trọng của dạy học theo hướng trải nghiệm nhưng vẫn không thường xuyên sử dụng phương pháp này vào dạy học cho trẻ ở trường mầm non.

* Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong việc KPKH ở trẻ (nội dung điều tra câu 3, phụ lục)

Qua kết quả điều tra thu được:

Bảng 1.3: Đánh giá vai trò của hoạt động trải nghiệm trong việc KPKH ở trẻ

Ý kiến/ quan điểm đánh giá

Đồng ý Phân vân Không

đồng ý SL Tỷ lệ

(%) SL Tỷ lệ

(%) SL Tỷ lệ (%) GDKH theo hướng trải

nghiệm sẽ phát huy tính năng động, tích cực của trẻ, hạn chế được việc trẻ thụ động

trong các giờ học.(1)

40/40 100 0/40 0 0/40 0

GV chỉ nên tổ chức hoạt động GDKH ở những bài, những

nội dung phù hợp.(2)

40/40 100 0/40 0 0/40 0

Khi tham gia vào hoạt động 40/40 100 0/40 0 0/40 0

trải nghiệm trong việc KPKH, trẻ có cơ hội kiểm nghiệm những kinh nghiệm của bản

thân để tự điều chỉnh. (3) Tham gia hoạt động trải nghiệm trong việc KPKH sẽ

góp phần giúp trẻ khắc sâu kiến thức bài học của môn học, hình thành ở trẻ những hành vi đúng đắn, có văn hóa

về thế giới xung quanh. (4)

40/40 100 0/40 0 0/40 0

Nhận xét, từ kết quả bảng 1.3 trên, tất cả các GV đều đồng ý với các ý kiến đánh giá. Với tỉ lệ cao các GV đồng ý với các nhận định trên cho chúng ta thấy, GV mầm non có sự tự tin về hiệu quả khi áp dụng học tập trải nghiệm trong môn KPKH cho trẻ mầm non. Đây là những yếu tố thuận lợi bước đầu cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn KPKH . Phần lớn các GV đã nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong KPKH cho trẻ mầm non.

1.2.5.2. Thực trạng tổ chức giáo dục khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Đại Mạch- Đông Anh- Hà Nội theo hướng trải nghiệm

Đối tượng điều tra: Giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ 5- 6 tuổi.

Số phiếu phát ra: 40 phiếu Tổng số phiếu thu về: 40 phiếu Kết quả thu được như sau:

*Đánh giá mức độ cần thiết của việc tổ chức giáo dục khoa học cho trẻ theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non Đại Mạch. (Câu 4, phụ lục)

Bảng 1.4: Đánh giá mức độ áp dụng việc giáo dục khoa học cho trẻ theo hướng trải nghiệm ở trường mầm non

Đánh giá mức độ áp dụng việc giáo dục khoa học cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm

Kết quả SL Tỷ lệ (%)

Thường xuyên 22/40 55

Thỉnh thoảng 14/40 35

Ít khi 4/40 10

Nhận xét: Thông qua bảng 1.4 chúng ta thấy rất cụ thể về thực trạng của việc giáo dục khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mầm non Đại Mạch thì có 55%

giáo viên thường xuyên giáo dục khoa học cho trẻ; 35% giáo viên thỉnh thoảng và có 10% các giáo viên ít khi giáo dục khoa học cho trẻ. Như vậy, hầu hết các giáo viên đều nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi và họ đều cho rằng: giáo dục khoa học cho trẻ là một việc làm rất cần thiết, nó giúp trẻ có khả năng phát triển toàn diện về mọi mặt, phát huy trình độ nhận thức, khả năng phán đoán, tư duy của trẻ về cuộc sống xung quanh trẻ. Mặt khác, giáo dục khoa học cho trẻ sẽ giúp trẻ có ý thức tự lập hơn, có kĩ năng tự phục vụ bản thân mình, đồng thời giúp cho công việc giảng dạy và chăm sóc trẻ của giáo viên được tốt hơn.

Bên cạnh đó còn có một số giáo viên chưa coi trọng vào việc giáo dục khoa học cho trẻ. Do các giáo viên còn chưa hiểu đúng về sự cần thiết của việc giáo dục khoa học cho trẻ, giáo viên còn thụ động trong việc giáo dục cho trẻ, vì thế mà có một số giáo viên vẫn chưa tổ chức được giáo dục khoa học cho trẻ.

*Các phương pháp thầy (cô) thường sử dụng để tổ chức GDKH cho trẻ theo hướng trải nghiệm. (nội dung câu hỏi: câu 5, phụ lục)

Qua điều tra, kết quả mà chúng tôi thu được như sau:

Bảng 1.5: Mức độ sử dụ

ng các phương pháp dạy học để giáo dục khoa học cho trẻ theo hướng trải nghiệm

Các phương pháp

Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh

thoảng Hiếm khi SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

(%) (%) (%)

Phương pháp quan sát (1) 40 100 0 0 0 0

Phương pháp đàm thoại (2) 40 100 0 0 0 0

Phương pháp thí nghiệm (3) 10 25 14 35 16 40

Phương pháp nêu tình huống có

vấn đề (4) 10 25 10 25 20 50

Phương pháp trò chơi (5) 32 80 8 20 0 0

Phương pháp thảo luận (6) 11 27,5 24 60 5 12,5

Phương pháp giảng giải, giải

thích (7) 40 100 0 0 0 0

Phương pháp trải nghiệm (8) 8 20 12 30 20 50

Nhận xét: Từ kết quả thu được trên bảng 1.5, chúng ta nhận thấy rằng hầu hết các giáo viên đều biết sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực để giáo dục khoa học cho trẻ theo hướng trải nghiệm.Đa số các giáo viên thường sử dụng các phương pháp như : trò chơi (80%), đàm thoại (100%), quan sát (100%), giảng giải (100%). Các giáo viên cho rằng những phương pháp này quen thuộc, gần gũi và phù hợp với nội dung học tập của trẻ. Chính vì thế mà họ thường lựa chọn các phương pháp này để dạy trẻ .Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp này không đem lại hiệu quả cao do phương pháp này quá đề cao người dạy làm cho trẻ thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lí luận, ít chú ý đến kĩ năng của trẻ nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ; vì vậy, trẻ chưa hứng thú với nội dung bài học.

Cũng từ kết quả ở bảng 1.5, các phương pháp dạy học như phương pháp thực hành- trải nghiệm (20%), phương pháp nêu tình huống có vấn đề (25%). Phương pháp thảo luận (27,5%) được giáo viên sử dụng ít hơn so với các phương pháp truyền thống trên do các phương pháp này đòi hỏi phải có sự đầu tư, giáo viên phải chuẩn bị kĩ càng bài giảng, thiết kế giờ dạy, các đồ dùng và phương tiện dạy học.

Hơn nữa cở sở vật chất môi trường dạy học chưa thuận lợi nên việc sử dụng các phương pháp này còn nhiều hạn chế.

Như vậy qua thực trạng trên chúng tôi nhận thấy đa số các giáo viên thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống để giáo dục khoa học cho trẻ theo hướng trải nghiệm. Điều đó làm cho trẻ thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ và không tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Mặt khác thì việc giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại lại đem lại hiệu quả khá tích cực cho trẻ: trẻ hứng thú vào các hoạt động hơn, phát huy được tính chủ động và sáng tạo của trẻ.Vì thế, chúng tôi mong rằng, các giáo viên trong trường sẽ sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại thường xuyên hơn.

CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM

Một phần của tài liệu Giáo dục khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi theo hướng trải nghiệm (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)