Các miền địa lí tự nhiên

Một phần của tài liệu giao an 12 ( 2015-2016) (Trang 25 - 28)

THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG

4. Các miền địa lí tự nhiên

a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

hậu cận xích đạo với 2 mùa mưa ,khô rõ rệt ?

* Phụ lục :

- Nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Nhưng thuận lợi và khó khăn trong việc sư dụng tự nhiên mỗi miền?

Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Phạm vi

Đặc điểm chung Địa hình

Khoáng sản Khí hậu Sông ngòi

Thổ nhưỡng-Sinh vật Thuận lợi, khó khăn

Tên

miền Miền Bắc và

Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc và

Bắc Trung Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Phạm vi

Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ

Hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.

Đặc điểm chung

- Quan hệ với nền Hoa Nam về cấu trúc địa chất kiến tạo.Tân kiến tạo nâng yếu .

- Gió mùa Đông Bắc xâm nhập mạnh.

- Quan hệ với Vân Nam (TQ)về cấu trúc địa hình .Tân kiến tạo nâng mạnh.

-Gió mùa Đông Bắc giảm sút về phía tây và phía nam.

- Các khối núi cổ,các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan.

- Khí hậu cận xích đạo gió mùa.

Địa hình

- Hướng vòng cung của địa hình(4 cánh cung) -Đồi núi thấp. Độ cao trung bình khoảng 600m.

-Nhiều đá vôi.

-Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo ,quần đảo.

-Địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế,dốc mạnh.

-Hướng TB- ĐN, nhiều bề mặt sơn, cao nguyên, đồng bằng giữa núi.

-Đồng bằng thu nhỏ

chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.

-Nhiều cồn cát bãi tắm đẹp.

-Khối núi cổ Kontum. Các núi,sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hướng vòng cung,sườn đông dốc mạnh sườn tây thoải.

-Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thấp, mở rộng.

-Đường bờ biển nhiều vịnh, đảo thuận lợi phát triển hải cảng, du lịch, nghề cá.

Khí hậu

- Mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động.

-Gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính

- Bắc Trung Bộ có gió phơn TN, bão mạnh.

- Khí hậu cận xích đạo.

- Hai mùa mưa, khô rõ rệt

Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng TB-ĐN và hướng vòng cung

-Hướng TB-ĐN(ở Bắc TrungBộhướng tây-đông) Sông có độ dốc lớn, tiềm năng thuỷ điện.

Các sông ở Nam Trung Bộ ngắn,dốc. Có 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Đồng Nai và Cửu Long.

Thổ nhưỡng Sinh vật

-Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp.

- Rừng có cây cận nhiệt

-Có đai nhiệt đới chân núi, đai cận nhiệt đới, đai ôn đới -Nhiều thành phần loài cây.

Đai nhiệt đới chân núi lên đến 1000m.Thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều

và động vật Hoa Nam. rừng.

Khoáng sản

-Giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram,vật liệu xd…

-Khoáng sản: đất hiếm, thiếc, sắt, crom, titan…

-Dầu khí có trữ lượng lớn .Tây Nguyên giàu bô xit.

Thuận lợi

- Khí hậu có một mùa đông lạnh thuận lợi cho phát triển cây trồng cận nhiệt và ôn đới, tạo nên cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.

- Địa hình núi thấp thuận lợi phát triển chăn nuôi, cây ăn quả và cây công nghiệp.

- đồng bằng mở rộng thuận lợi phát triển cây hàng năm, đặc biệt là trồng cây lúa nước.

- Vùng biển đáy nông, lặng gió thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Giàu tài nguyên khoáng sản là cơ sở phát triển ngành công nghiệp.

- Đây là miền duy nhất ở Việt Nam có địa hình cao với đầy đủ ba đai cao. Vì thế, sinh vật miền này có sự phong phú về thành phần loài, có cả các loài nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

- Nhiều dạng địa hình khác nhau thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông, lâm kết hợp.

- Đoạn từ đèo Ngang -> đèo Hải Vân, ven biển có nhiều cồn cát, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều cửa sông thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.

- Rừng còn tương đối nhiều

=> phát triển lâm nghiệp.

- Phát triển khai thấc và chế biến khoáng sản.

- Có đồng bằng Nam Bộ rộng lớn thuận lợi cho phát triển cây hàng năm, đặc biệt là cây lua nước. Các cao nguyên ba dan thích hợp cho phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu, nhiều vịnh biển được che chắn bởi các đảo ven bờ thuận lợi cho việc xây dựng các cảng, phát triển kt biển.

- Khí hậu => cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

- Rừng giàu, độ che phủ rừng Tây Nguyên lớn, trong rừng thành phần loài động vật phong phú, ven biển có rừng ngập mặn với thành phần laoif đa dạng.

- Vùng thềm lục địa tập trung nhiều mỏ dầu khí lớn => phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu.

Khó khăn

+ Nhịp điệu mùa của khí hậu, của dòng chảy sông ngòi bất thường.

+ Thời tiết có tính bất ổn định cao.

- Địa hình núi cao hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn.

- Các dãy núi lan ra biển nên diện tích đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt, khó khăn cho việc canh tác.

- Mùa hạ gió lào, ảnh hưởng đến sức khỏe, sản xuất.

- Các mỏ khoáng sản thường nằm ở các vùng sâu, khó khai thác.

- bão, lũ…….

- Xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi.

- Lũ lụt ở diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa.

- Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

Học theo các câu hỏi sgk; Đọc trước mới, và chuẩn bị vẽ lược đồ VN Ngày soạn: ……….

Tiết 13 - Bài 13: THỰC HÀNH

ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ TRỐNG MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Hiểu sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn về kiến thức địa hình, sông ngòi.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu bản đồ địa hình, sông ngòi. Xác định đúng các địa danh trên bản đồ.

- Điền và ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi và đỉnh núi.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: hợp tác, giải quyết vấn đề…

- Năng lực chuyên biệt của môn địa lí: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. Sử dụng bản đồ.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

2.1 Giáo viên

Bản đồ địa lí tự nhiên VN ; Atlat Địa lí VN, Khung lược đồ VN 1.2 Học sinh

Chuẩn bị lược đồ VN ra giấy A4

III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC – TẬP:

3.1.Ôn định lớp:

3. 2. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền?

* Khởi động: GV nêu yêu cầu HS phải hoàn thành trong giờ học:

+ Đọc các dãy núi và cao nguyên dựa vào bản đồ hoặc át lát địa lí 12.

+ Vẽ lược đồ khung VN và điền các dãy núi, đỉnh núi…….

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Hoạt động 1: Cặp/ Nhóm

- Bước 1: GV treo bản đồ địa hình Việt Nam (có thể sử dụng at lát địa lí 12). Sau đó yêu cầu HS xác định vị trí các dãy núi, đỉnh núi và các dòng sông trên bản đồ địa hình Việt Nam.GV chia lớp làm 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: Xác định vị trí các dãy núi.

+ Nhóm 2: Xác định vị trí các đỉnh núi.

+ Nhóm 3: Xác định vị trí các dòng sông.

- Bước 2: HS quan sát bản đồ treo tường hoặc sử dụng at lát địa lí Việt Nam để làm bài tập theo yêu cầu của GV. Sau đó GV gọi đại diện các nhóm lên chỉ trên bản đồ. Các nhóm khác bổ sung.

- Bước 3: GV nhận xét. Tổng kết.

Hoạt động 2: Cá nhân/ Cả lớp.

- Bước 1: GV yêu cầu HS trên cơ sở đã có lược đồ khung Việt Nam điền các nội dung:

các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi.

- Bước 2: HS làm việc độc lập, điền các nội dung theo yêu cầu vào lược đồ trống Việt Nam.

- Bước 3: GV kiểm tra phần làm của một số HS. Sau đó nhận xét và đặt câu hỏi sau: Nhận xét đặc điểm địa hình, khí hậu – thủy văn, thổ nhưỡng – sinh vật.

Một phần của tài liệu giao an 12 ( 2015-2016) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w