Hoạt động đào tạo của trường ĐH KHTN

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đồi với hoạt động đào tạo tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 39)

Chương 3. BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Hoạt động đào tạo của trường ĐH KHTN

Trường ĐH KHTN được chính thức thành lâ ̣p theo quyết đi ̣nh 1236/GDĐT của Bộ GD &ĐT ngày 30/3/1996 trên cơ sở tách ra từ Trường Đa ̣i ho ̣c Tổng hợp TP.HCM để tham gia vào Đa ̣i ho ̣c Quốc gia TP.HCM.

Mục tiêu và sứ mạng của Trường là đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đóng vai trò nòng cốt trong Đại học Quốc gia Tp.HCM, tạo ra những sản phẩm tinh hoa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của đất nước và phù hợp với xu thế phát triển quốc tế, hội nhập với nền giáo dục đại học tiên tiến của khu vực và trên thế giới. Hàng năm Trường có trên 2.000 Cử nhân và gần 80 Thạc sĩ , Tiến sĩ ra trường, cung cấp đô ̣i ngũ cán bô ̣ khoa ho ̣c tự nhiên cho Tp.HCM và các tỉnh trong toàn quốc.

Trường hiê ̣n có 09 Khoa; 17 trung tâm đào tạo , nghiên cứu khoa ho ̣c - chuyển giao công nghệ. Hiện nay, Trường đang có 31 chuyên ngành ở bậc sau đại học và 12 ngành (52 chuyên ngành) đào tạo ở bậc đại học: Toán - Tin học, Công nghệ Thông tin, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa chất, Khoa học Môi trường, Công nghệ Sinh học, Khoa học Vật liệu, Điện tử Viễn thông; Hải Dương học - Khí tượng và Thủy văn, Công nghệ môi trường. Trong đó ngành Công nghệ Thông tin do trường đào tạo (thuộc 1 trong 10 chương trình tiên tiến đầu tiên của Bộ GD&ĐT) nhiều năm liền được Bộ xếp hạng và đánh giá cao. Tháng 12/2009, ngành CNTT của Trường đã được tổ chức quốc tế AUN kiểm định chất lượng đánh giá cho điểm cao nhất nước, xếp hạng 2 trong toàn khu vực Đông Nam Á.

Quy mô đào tạo của trường trong những năm qua không ngừng được mở rộng , ngoài sinh viên hệ chính quy tập trung nhà trường còn đào tạo thêm các hệ Cao đẳng, Cử nhân 2, Hoàn chỉnh, Từ xa, Vừa học vừa làm. Số lượng thí sinh dự thi vào trường qua các năm cũng tăng lên một cách đáng kể: từ năm học 2007 - 2008 trở về trước con số thí sinh dự thi vào trường là khoảng 10000 và con số này đã tăng vọt

lên hơn 20000 trong các năm học 2008 – 2009 và 2009 – 2010. Với một số lượng lớn sinh viên đang theo học, Trường ĐHKHTN là một trong các trường trực thuộc ĐHQG có đội ngũ giảng viên đông đảo có chuyên môn và trình độ cao để phục vụ cho công tác giảng dạy. Theo thống kê tháng 12/2009, trường KHTN có tổng số lượng giảng viên cơ hữu là 627 (02 Giáo sư, 39 Phó giáo sư, 01 Tiến sĩ khoa học, 70 Tiến sĩ, 229 Thạc sĩ và 286 Đại học), đội ngũ này có đủ khả năng để thực hiện công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong nhà trường.

Hiện tại trường ĐH KHTN có 2 cơ sở: cơ sở chính đặt tại 227 Nguyễn Văn Cừ, P.4, Q.5, TP.HCM và sơ sở 2 đặt tại Phường Linh trung, Q. Thủ Đức, TP.HCM với tổng diện tích sử dụng 99000m2 được sử dụng để làm nơi làm việc, nơi học tập và vui chơi giải trí cho sinh viên. Trong các năm qua , Trường được Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng các ngành mũi nho ̣n như : Công nghệ thông tin , Công nghê ̣ Sinh ho ̣c, Khoa ho ̣c vâ ̣t liê ̣u với các phòng thí ng hiê ̣m có thiết bi ̣ hiê ̣n đa ̣i , đặc biệt là Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc của Trường đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế đánh giá cao về thành tích đào tạo cán bộ và nhân lực cho ngành hỗ trợ sinh sản, điều trị vô sinh, thụ tinh trong ống nghiệm tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam; đồng thời là phòng thí nghiệm tiên phong về nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực tế bào gốc tại Việt Nam. Hiện tại Trường đang thực hiện các bước quy hoạch mở rộng tại cơ sở Linh Trung - Thủ Đức để đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu của nhà trường.

Hoạt động đào tạo của nhà trường chịu sự quản lý chính của Hiệu trưởng và tư vấn của Hội đồng Khoa học và Đào tạo (theo sơ đồ hình 3.1).

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức trường ĐH KHTN Trong đó:

- Phòng Đào tạo có chức năng tham mưu cho Ban Giám Hiệu trong việc định hướng phát triển công tác đào tạo đại học và cao đẳng; tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát toàn bộ công tác giảng dạy và học tập các hệ và loại hình đào tạo bậc đại học - cao đẳng của Trường.

- Phòng Đào tạo Sau dại học có chức năng nhiệm vụ tổ chức và quản lý phần đào tạo sau Đại học của Trường.

- Phòng Công tác Sinh viên có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng xây dựng các kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm giáo dục toàn diện về chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Xây dựng chủ trương và kế hoạch tổ chức quản lý sinh viên theo sự phân công của Hiệu trưởng. Tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công tác sinh viên theo nhiệm vụ được giao.

- Phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế có chức năng tham mưu, tư vấn và thực hiện quản lý khoa học công nghệ (các hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) đề tài các cấp (nghị định thư, nhà nước, trọng điểm ĐH Quốc Gia, cấp Bộ và cấp cơ sở), chuyển giao công nghệ (CGCN), vườn ươm công nghệ, doanh nghiệp công nghệ, quyền sở hữu

cho Hiệu Trưởng trong công tác phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, trong nghiên cứu khoa học và trao đổi kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực chuyên môn.

- Các Khoa/ Bộ môn là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của trường, có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các phòng, ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành; tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động KHCN;

triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức KHCN, các doanh nghiệp; gắn hoạt động đào tạo với NCKH-CGCN, phát triển kinh tế xã hội; Xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ giảng viên. Quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và nhân viên thuộc khoa. Quản lý người học theo quy định của trường; Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và NCKH; tổ chức biên soạn giáo trình; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; Đề xuất xây dựng kế hoạch phát triển, quản lý, bảo trì cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo, NCKH-CGCN.

Bên cạnh đó trường còn có các phòng/ ban, các trung tâm và các đơn vị phục vụ đào tạo như: Ban thanh tra đào tạo, phòng Tài vụ, phòng Quản trị thiết bị, Trung tâm cải tiến phương pháp dạy và học đại học, Trung tâm hỗ trợ sinh viên, Đoàn thanh niên, Thư viện, Ký túc xá, Phòng thí nghiệm… Các đơn vị này góp phần vào hoạt động tổ chức đào tạo của nhà trường, đảm bảo các điều kiện cho các hoạt động này được diễn ra một cách thuận lợi nhất.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đồi với hoạt động đào tạo tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)