Đánh giá bảng hỏi

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đồi với hoạt động đào tạo tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 56)

ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐH KHTN

4.2 Đánh giá bảng hỏi

4.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Kết quả Cronbach Alpha của các biến được trình bày trong phụ lục 2. Các hệ số tương quan biến tổng (item total corelation) của các biến đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 0.30. Vì vậy, các biến này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) tiếp theo.

Hệ số Cronbach Alpha của thang đo = 0.921 cho thấy thang đo có độ tin cậy cao và được chấp nhận để đo mức độ hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH KHTN.

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA - exploratory factor analysis)

Theo Hair & ctg (1998,111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo ý nghĩa thiết thực của EFA:

Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu;

Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng;

Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1 được sử dụng cho phân tích nhân tố đối với 52 biến quan sát.

Kết quả kiểm định Bartlett's (Phụ lục 3) cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (Sig. = 0.000) và hệ số KMO = 0.895 chứng tỏ sự thích hợp của EFA

Giá trị Eigenvalue = 1.008, 52 biến quan sát được nhóm lại thành 14 nhân tố.

Tổng phương sai trích là 59.263 cho biết 14 nhân tố này giải thích được 59.263%

biến thiên của các biến quan sát.

Ma trận các nhân tố đã xoay trong kết quả EFA lần 1 ta thấy các trọng số nhân tố đều đạt trên mức tối thiểu và được chia ra thành 14 nhân tố theo bảng 4.3

Bảng 4.3: Ma trận nhân tố đã xoay trong kết quả EFA lần 1

Nhân tố

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Cau 49 .690 Cau 48 .689 Cau 45 .594 Cau 46 .594 Cau 47 .589 Cau 44 .560

Cau 16 .661

Cau 15 .639

Cau 12 .619

Cau 9 .464

Cau 13 .447

Cau 10 .386

Cau 1 .691

Cau 6 .621

Cau 2 .575

Cau 3 .539

Cau 50 .460

Cau 43 .391

Cau 18 .730

Cau 17 .711

Cau 11 .415

Cau 36 .790

Cau 38 .711

Cau 37 .711

Cau 34 .758

Cau 35 .754

Cau 33 .586

Cau 31 .782

Cau 23 .675

Cau 32 .659

Cau 24 .444

Cau 28 .691

Cau 29 .683

Cau 30 .653

Cau 20 .705

Cau 19 .647

Cau 27 .549

Cau 14 .412

Cau 21 .837

Cau 22 .804

Cau 41 .393

Cau 4 .613

Cau 26 .535

Nhân tố

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

Cau 25 .414

Cau 40 .735

Cau 39 .725

Cau 51 .633

Cau 52 .408

Cau 8 .698

Cau 7 .527

Cau 42 .310

Theo kết quả trình bày trên ta có 14 biến qua sát như sau:

Nhân tố thứ 1 gồm có 6 biến quan sát

Cau 44 Khóa học đã nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu Cau 45 Khóa học đã nâng cao năng lực tư duy hệ thống Cau 46 Khóa học đã nâng cao năng lực tư duy sáng tạo Cau 47 Khóa học đã nâng cao kỹ năng giao tiếp

Cau 48 Khóa học đã nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm Cau 49 Khóa học đã nâng cao năng lực giải quyết vấn đề

Biến này thuộc thành phần Kết quả đạt được chung về khóa học, tập trung vào việc nâng cao các kỹ năng cho sinh viên. Ta có thể đặt tên cho nhân tố thứ 1 là “Kỹ năng chung”

Nhân tố thứ 2 gồm có 6 biến quan sát

Cau 9 Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn mình giảng dạy Cau 10 Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu

Cau 12 Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy

Cau 13 Giảng viên có phong cách nhà giáo

Cau 15 Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên

Cau 16 Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên

Các biến liên quan đến nhân tố thứ 2 liên quan đến thành phần giảng viên, cụ thể là kiến thức, kỹ năng chuyên môn, tác phong, thái độ và sự nhiệt tình của giảng viên đối với sinh viên. Ta có thể đặt tên nhân tố này là: “Trình độ và sự tận tâm của giảng viên”

Nhân tố thứ 3 gồm có 6 biến quan sát

Cau 1 Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học rõ ràng Cau 2 Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội

Cau 3 Tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành phù hợp với ngành học Cau 6 Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành Cau 43 Khóa học đáp ứng những mong đợi của cá nhân bạn

Cau 50 Kiến thức có được từ khóa học giúp cho sinh viên tự tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trường

Các biến của nhân tố thứ 3 thuộc 4 biến của thành phần chương trình đào tạo và 2 biến của phần Kết quả đạt được chung về khóa học. Nội dung của các biến này tập trung vào mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo và sự phù hợp giữa chương trình đào tạo và với mục tiêu. Từ đó ta có thể đặt tên cho nhân tố thứ 3 là” “Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo”

Nhân tố thứ 4 gồm có 3 biến quan sát

Cau 11 Giảng viên đã sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy

Cau 17 Giảng viên đã sử dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá môn học Cau 18 Giảng viên kiểm tra đánh giá thường xuyên trong suốt quá trình học tập

Nhân tố thứ 4 gồm 3 biến thuộc phần Giảng viên, tập trung chủ yếu vào phương pháp giảng dạy và việc kiểm tra đánh giá trong suốt quá trình học tập của sinh viên. Ta có thể đặt tên mới cho nhân tố thức 4 là: “Phương pháp giảng dạy và kiểm tra”

Nhân tố thứ 5 gồm có 3 biến quan sát

Cau 36 Thư viên có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng

Cau 37 Thư viện đảm bảo không gian, chỗ ngồi đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên

Cau 38 Thư viện điện tử giúp cho việc tra cứu tài liệu dễ dàng, nhanh chóng Nhân tố thứ 5 gồm 3 biến thuộc phần Tổ chức, quản lý đào tạo. Nội dung của các biến này phản ánh các yếu tố về thư viện của trường. Từ nội dung của 3 biến này ta có thể đặt tên cho nhân tố thứ 5 là “Thƣ viện”

Nhân tố thứ 6 gồm có 3 biến quan sát

Cau 33 Phòng học được trang bị máy chiếu, màn chiếu

Cau 34 Phòng thực hành có đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho nhu cầu thực hành của sinh viên

Cau 35 Phòng máy tính có nhiều máy và hoạt động hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên

Nhân tố thừ 6 gồm 3 biến của phần Tổ chức, quản lý đào tạo. Các biến này tập trung vào các trang thiết bị, máy móc phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên. Ta có thể đặt tên mới cho nhân tố thứ 6 là: “Trang thiết bị phục vụ học tập”

Nhân tố thứ 7 gồm có 4 biến quan sát

Cau 23 Lớp học có số lượng sinh viên hợp lý

Cau 24 Thời gian học tập được bố trí thuận lợi cho sinh viên

Cau 31 Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo yêu cầu về chỗ ngồi Cau 32 Phòng học đảm bảo đủ âm thanh, ánh sáng

Nhân tố này gồm 4 biến quan sát thuộc phần Tổ chức, quản lý đào tạo. các biến này tập trung vào nơi học tập, số lượng cũng như tổ chức bố trí học tập. Từ 4 biến này ta có thể đặt tên mới cho nhân tố thứ 7 là “Điều kiện học tập”

Nhân tố thứ 8 gồm có 3 biến quan sát

Cau 28 Giáo trình mỗi môn học được cung cấp đầy đủ, đa dạng

Cau 29 Giáo trình được biên soạn rõ ràng, đảm bảo nội dung chính xác Cau 30 Giáo trình giúp sinh viên tự học được

Nhân tố thứ 8 gồm có 3 biến quan sát, các biến này tập trung vào số lượng, nội dung và tác dụng của giáo trình, ta có thể đặt tên mới cho nhân tố thứ 8 là “Giáo trình”

Nhân tố thứ 9 gồm có 4 biến quan sát

Cau 14 Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy Cau 19 Giảng viên đánh giá kết quả học tập chính xác

Cau 20 Giảng viên đánh giá kết quả học tập công bằng đối với sinh viên Cau 27 Công tác tổ chức thi cử nghiêm túc, chặt chẽ

Nhân tố này gồm 4 biến quan sát của mục Giảng viên và mục Tổ chức, quản lý đào tạo. Nội dung của 4 biến này tập trung vào việc tổ chức và đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Từ nội dung đó ta có thể đặt tên cho nhân tố thứ 8 là “Công tác kiểm tra đánh giá”

Nhân tố thứ 10 gồm có 3 biến quan sát

Cau 21 Sinh viên được thông báo đầy đủ kế hoạch giảng dạy

Cau 22 Sinh viên được thông báo đầy đủ các tiêu chí đánh giá kết quả học tập Cau 41 Các thông tin trên website của trường đa dạng, phong phú và cập nhật

thường xuyên

Nhân tố thứ 10 gồm 3 biến quan sát của mục Tổ chức, quản lý đào tạo. 3 biến này phản ánh sự kết nối thông tin và giữa nhà trường và sinh viên vì vậy ta có thể tạm đặt tên cho nhân tố này là “Thông tin đào tạo”

Nhân tố thứ 11 gồm có 4 biến quan sát

Cau 4 Tổng số tín chỉ của tất cả các môn trong chương trình là phù hợp

Cau 5 Cấu trúc chương trình mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của sinh viên

Cau 25 Các hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau phù hợp với tính chất của từng môn học

Cau 26 Đề thi bám sát với nội dung và mục tiêu của từng môn học

Nhân tố thứ 11 gồm 2 biến của mục Chương trình đào tạo và 2 biến của mục Tổ chức, quản lý đào tạo. Nội dung của 4 biến này phản ánh sự phù hợp, mềm dẻo của cấu trúc chương trình đào tạo và sự phù hợp trong quá trình kiểm tra đánh giá đối với từng môn học. Từ các biến này ta có thể đặt tên cho nhân tố thứ 11 là “Sự phù hợp trong tổ chức đào tạo”

Nhân tố thứ 12 gồm có 2 biến quan sát

Cau 39 Cán bộ quản lý (Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa) giải quyết thỏa đáng các yêu cầu của sinh viên

Cau 40 Nhân viên hành chính có thái độ phục vụ tốt và tôn trọng sinh viên

Nhân tố này gồm 2 biến thuộc mục Tổ chức, quan lý đào tạo. Nội dung của 2 biến này phản ánh mức độ đáp ứng các yêu cầu của sinh viên và thái độ phục vụ của

nhân viên hành chính. Ta có thể đặt tên cho nhân tố thứ 12 là “Mức độ đáp ứng công tác hành chính”

Nhân tố thứ 13 gồm 2 biến quan sát

Cau 51 Nếu được chọn lại bạn sẽ lại chọn ngành mình đang học?

Cau 52 Bạn hài lòng về hoạt động đào tạo cũng như môi trường học tập của trường ĐH KHTN TPHCM?

Nhân tố này gồm 2 biến trong mục Đánh giá chúng để đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo của nhà trường. Vì vậy, ta đặt tên cho nhân tố thứ 13 là “Sự hài lòng của sinh viên”

Nhân tố thứ 14 gồm có 3 biến quan sát

Cau 7 Nội dung chương trình có nhiều kiến thức được cập nhật

Cau 8 Chương trình đào tạo được thiết kế có thể liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác

Cau 42 Sinh viên được rèn luyện về đạo đức, tác phong và nhân cách

Nhân tố thứ 14 gồm 2 biến quan sát thuộc Chương trình đào tạo và 1 biến thuộc Kết quả đạt được chung về khóa học. Nội dung của các biến tập trung vào khía cạnh mới, hiện đại của nội dung chương trình đào tạo; tính liên thông giữa chương trình đào tạo của nhà trường với các chương trình đạo tạo khác. Bên cạnh đó biến còn phản ánh được ảnh hưởng của chương trình đến việc hình thành, rèn luyện đạo đức tác phong nhân cách của sinh viên. Từ đó, ta có thể đặt tên cho nhân tố này là “Nội dung CTĐT và rèn luyện sinh viên”

4.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình – phân tích hồi quy

Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ta sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội đối với 14 nhân tố được phân tích trên trong đó lấy nhân tố Sự hài lòng của sinh viên là biến phụ thuộc và 13 nhân tố còn lại là biến độc lập.

Bằng việc áp dụng phương pháp chọn biến từng bước (stepwise selection) ta thu được kết quả hồi quy theo Phụ lục 3. Kết quả này cho giá trị R2 = 0,236, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu mẫu là 23,6%.

Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta xem xét đến giá trị F từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F = 40.633, giá trị sig. rất nhỏ bước đầu cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) = 1.788 cho thấy không có sự tương quan giữa các phần dư. Điều này có ý nghĩa là mô hình hồi quy không vi phạm giả định về tính độc lập của sai số

Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (Phụ lục 3) cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (Trung bình = 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev. = 0.996). Do đó có kể kết luận rằng giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hệ số phóng đại phương sai VIF của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng Đa cộng tuyến (các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau)

Kết quả hồi quy ở bảng 4.4 cho thấy có đến 6 nhân tố có mối liên hệ tuyến tính với sự hài lòng của sinh viên với mức ý nghĩa Sig.t < 0.05

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy đa biến

Nhân tố

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa

t Sig.

Thống kê cộng tuyến B

Sai số

chuẩn Beta

Độ chấp nhận VIF

Hằng số .441 .222 1.984 .048

Su phu hop va muc do

dap ung cua CTDT .295 .051 .210 5.740 .000 .721 1.387 Muc do dap ung .133 .035 .133 3.816 .000 .795 1.258 Trinh do va su tan tam

cua GV .194 .057 .123 3.391 .001 .739 1.353

Trang thiet bi phuc vu

hoc tap .088 .037 .084 2.379 .018 .781 1.281

Ky nang chung .139 .054 .097 2.578 .010 .681 1.469

Dieu kien hoc tap .077 .034 .080 2.297 .022 .805 1.242

Từ đó, ta xác định được phương trình hồi quy bội như sau:

Mức độ hài lòng của SV = 0.139 * kỹ năng chung

+ 0.194 * Trình độ và sự tận tâm của GV

+ 0.295* Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của CTĐT + 0.088 * Trang thiết bị phục vụ học tập

+ 0.077 * Điều kiện học tập + 0.133 * Mức độ đáp ứng + 0.441

Tuy nhiên thông qua biểu đồ phân tán giữa các phần dư và các giá trị dự đoán mà mô hình hồi quy tuyến tính (hình 4.3) cho ta thấy các các giá trị phần dư không phân tán một cách ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 mà phân tán một cách có hệ thống theo các đường thẳng chứng tỏ rằng giả định liên hệ tuyến tính bị vi phạm.

Hình 4.3: Biểu đồ phân tán phần dƣ và giá trị dự đoán của mô hình hồi quy tuyến tính

Bên cạnh đó khi kiểm định tương quan hạn giữa giá trị phần dư và 13 nhân tố cho thấy được phương sai của sai số thay đổi (bảng 4.5). Điều này làm cho các ước

lượng của các hệ số hồi quy không chệch nhưng không hiệu quả. Vì vậy, các nhân tố không nằm trong phương trình hồi quy không hẳn không ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Điều này sẽ được phân tích rõ hơn trong phần sau.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đồi với hoạt động đào tạo tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)