4.1.1 Độ dày tầng than bùn ở VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau
VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau có kiểu rừng và đất đặc biệt hơn các vùng khác: rừng Tràm trên đất than bùn. Than bùn là sản phẩm phân hủy của xác bã hữu cơ dưới tác động của vi sinh vật trong điều kiện ngập nước, tùy vào điều kiện ngập nước và mức độ phân hủy mà than bùn có thành phần và đặc tính khác nhau (Tanit, 2005). Rừng Tràm trên đất than bùn có tổng khối lượng hàng trăm tấn vật liệu trên một hecta và được xem là một trong những loại rừng có nguy cơ cháy cao. Lửa rừng là nhân tố kiểm soát độ cao lớp than bùn.
Nơi nào mới qua cháy thì mặt than bùn sụt xuống thấp hơn những nơi khác.
Những nơi lâu năm chưa qua cháy thì mặt than bùn cao hơn do được bồi tích hàng năm.
Than bùn ở VQG U Minh Hạ được hình thành từ rất lâu, độ tuổi than bùn vào khoảng 902 ± 62 năm. Diện tích đất than bùn đang bị thu hẹp ngày càng nghiêm trọng. Năm 1989: tổng diện tích than bùn là 20.000 ha và năm 2011, diện tích đất than bùn chỉ còn 7.000 ha (Lê Phát Quới, 2011). Đất than bùn ở VQG U Minh Hạ phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng lõi, bên trong VQG có chỗ lớp than bùn dày đến 100 cm, còn các vùng rìa xung quanh VQG đất than bùn rất ít, có nhiều nơi không có đất than bùn. Các vùng than bùn chiếm diện tích là 2.658 ha (chiếm 31%), các khu đất sét có diện tích 5.829,8 ha (chiếm 69%).
Sau khi khảo sát và khoan đo độ dày than bùn trên các lô Tràm tự nhiên có độ tuổi 25 năm, kết quả cho thấy độ dày than bùn dao động từ 20 - 80 cm.
Ba mức độ than bùn được chia ra để tiến hành thu mẫu là: than bùn từ 20 - 40 cm, than bùn từ 40 - 60 cm và than bùn từ 60 - 80 cm. Các ô tiêu chuẩn đã được thiết lập ở 3 độ dày than bùn nói trên, nhằm đánh giá đặc tính của đất ở các độ dày than bùn khác nhau cũng như đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Tràm. Các chỉ tiêu hóa lý của đất than bùn cho số liệu ở bảng 4.1.
45 Bảng 4.1 Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý của đất than bùn
Ghi chú: Trung bình ± SD (Các con số có chữ cái theo sau trong từng cột khác nhau thì sẽ khác biệt có ý nghĩa thống kê )(kiểm định Duncan P<0,05).
Đợt khảo sát
Độ dày than bùn (cm)
Dung Trọng
(g/cm3) pH TN
(%N)
TP (%P2O5)
CHC (%)
N-NO3-
(mg/Kg)
N-NH4+
(mg/Kg)
Đợt 1
20-40 0.25± 0.03a 3.75± 0.25a 0.98± 0.13a 0.09± 0.02a 91.24± 1.26a 1.5± 0.23a 5.56± 2.32a 40-60 0.21± 0.01a 4.47± 0.14ab 0.9± 0.17a 0.05± 0a 86.72± 3.06b 0.6± 0.3a 4.44± 2.74a 60-80 0.23± 0.02a 4.3± 0.5b 0.94± 0.04a 0.06± 0b 91.49± 0.24b 0.45± 0.11b 4.92± 2.01a
Đợt 2
20-40 0.25±0.03b 3.93±0.37a 0.7±0.12a 0.04±0a 88.23±3.97a 0.69±0.41a 7.42±4.04a 40-60 0.22±0.01ab 3.83±0.23a 0.78±0.08a 0.04±0.01a 91.59±2.15a 0.61±0.32a 9.62±3.53a 60-80 0.2±0.01a 4.34±0.17a 0.8±0.11a 0.04±0.01a 92.74±0.69a 0.36±0.14a 15.07±3.53a
Đợt 3
20-40 0.34±0.03a 3.91±0.03a 1.01±0.2a 0.07±0.01a 91.36±3.37a 1.82±0.24a 9.64±1.58a 40-60 0.29±0b 4.26±0.22a 0.92±0.09a 0.07±0.01a 91.75±0.91a 2.68±0.28ab 14.37±2.86a 60-80 0.23±0.03c 4.03±0.54a 0.89±0.07a 0.07±0.01a 90.81±0.87a 2.11±0.41b 10.26±4.96a
Đợt 4
20-40 0.24±0.02a 3.98±0.24a 0.76±0.11a 0.04±0.01a 88.21±3.56a 1.04±0.28a 8.77±3.14a 40-60 0.24±0.02a 3.99±0.2a 0.79±0.1a 0.04±0.01a 90.76±1.6a 1.27±0.46a 10.92±3.26ab 60-80 0.22±0.02a 4.34±0.34a 0.9±0.04a 0.05±0.01a 92.75±0.54a 0.85±0.36a 15.21±1.61b
46 4.1.2 Dung trọng đất than bùn
Kết quả phân tích dung trọng đất ở 3 độ dày than bùn: 20 – 40 cm, 40 – 60 cm và 60 – 80 cm tại VQG U Minh Hạ cho thấy: dung trọng tương đối thấp dao động từ 0,19 - 0,37 g/cm3. Dung trọng đất than bùn có xu hướng giảm khi độ dày than bùn tăng. Trong 3 độ dày than bùn khảo sát, dung trọng có giá trị cao nhất ở độ dày than bùn 20 - 40 cm (0,24 g/cm3±0,02 đến 0,34 g/cm3±0,03). Giá trị thấp nhất ở độ dày than bùn 60 - 80 cm (0,20 g/cm3±0,01 đến 0,23 g/cm3±0,02). Dung trọng đất VQG U Minh Hạ ở Tràm có độ dày than bùn 20 – 40 cm khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) so với hai nghiệm thức còn lại. Sự khác biệt này có thể là do ảnh hưởng bởi quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong đất diễn ra chậm trong điều kiện môi trường ngập nước. Vì vậy, đất than bùn càng sâu thì quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ diễn ra càng chậm.
(Ghi chú: Đợt 1: 9/2014, Đợt 2: 11/2014, Đợt 3: 1/2015, Đợt 4: 9/2015)
Hình 4.1 Dung trọng của đất than bùn ở các nghiệm thức
Qua 4 đợt khảo sát thì dung trọng của đất tại các ô tiêu chuẩn có cùng độ dày than bùn (trong cùng nghiệm thức) có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở lần khảo sát đợt 2 và 3. Đối với các vị trí có độ dày than bùn 20 - 40 cm, dung trọng cao nhất ở lần khảo sát đợt 3 (0,34 g/cm3±0,03) và thấp nhất ở đợt 1 (0,24 g/cm3±0,02).
47 Cũng giống như ở các ô mẫu có độ dày than bùn 20 - 40 cm, trong lần khảo sát đợt 3, dung trọng đất ở độ dày than bùn 40 - 60 cm cũng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với 2 đợt khảo sát 1 và 4. Ở lần khảo sát đợt 3 dung trọng có giá trị cao nhất là 0,29 g/cm3±0,00, còn ở lần khảo sát đợt 1 và đợt 4 dung trọng dao động khoảng 0,21 g/cm3±0,01 đến 0,24 g/cm3±0,02. Có sự khác biệt này có thể là do ảnh hưởng bởi đặc điểm của đất than bùn là loại đất giàu chất hữu cơ và phân hủy chậm trong điều kiện môi trường ngập nước.
Trong lần khảo sát đợt 3, ở đất than bùn 20 - 40 cm và 40 - 60 cm hầu như không bị ngập nước vì đây là thời điểm giữa mùa khô (tháng 1), do đó các chất hữu cơ trong đất phân hủy nhanh hơn, làm tăng dung trọng trong đất nên dung trọng ở đợt khảo sát này cao hơn so với lần khảo sát đợt 1 và đợt 2.
Tuy nhiên, kết quả ở độ dày than bùn 60 - 80 cm thì dung trọng ở các đợt khảo sát lại không có sự khác biệt và dao động từ 0,20 g/cm3±0,01 đến 0,23 g/cm3±0,03. Cũng như đã phân tích ở trên, đất ở độ dày than bùn 60 - 80 cm đều ở cùng một điều kiện là luôn bị ngập nước, do đó dung trọng ở tầng đất than bùn 60 - 80 cm không có sự khác biệt qua các đợt khảo sát.
Như vậy, dung trọng đất than bùn ở VQG U Minh Hạ thấp, dao động từ 0,19 – 0,37 g/cm3 và có sự khác biệt giữa nghiệm thức than bùn 20 - 40 cm với hai nghiệm thức còn lại. Số liệu này cũng không khác biệt nhiều so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa và ctv. (2009) về đặc tính vật lý của đất than bùn VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau có dung trọng từ 0,18 – 0,27 g/cm3. Tương tự, kết quả nghiên cứu đất than bùn ở Kalimantan là 0,15 - 0,25g/cm3 (Sajarwan et al. 2002). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, tại vùng nghiên cứu đất than bùn có độ tơi xốp cao, đều này có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng Tràm.
4.1.3 Chỉ tiêu pH của đất than bùn
Chỉ tiêu pH của đất ảnh hưởng đến độ hòa tan và dạng hữu dụng của các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Nồng độ ion H+ cao trong dung dịch gây độc ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây trồng (Ngô Ngọc Hưng, 2009). Theo đánh giá của Ngô Ngọc Hưng (2009), độ chua của đất ảnh hưởng đến sự biến đổi hóa học của hầu hết các chất dinh dưỡng và sự hấp thu các chất này đối với cây rừng.
Kết quả phân tích cho thấy, đất than bùn tại các nghiệm thức đều có tính axit, pH thấp dao động từ 3,67±0,58 đến 4,46±0,58. Giá trị pH đất ở 3 độ dày than bùn hầu như không có sự khác biệt ở 3 nghiệm thức, đất đều có tính axit và cực kỳ chua, loại đất này có thể sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
48 phát triển của cây Tràm. Tràm là loại cây có khả năng chịu phèn tốt, nhưng không phải ưa phèn. Vì vậy, đất có độ pH thấp sẽ ảnh hưởng đến độ hòa tan và dạng chất dinh dưỡng hữu dụng có trong đất, do đó có thể gây hạn chế sự phát triển của cây.
(Ghi chú: Đợt 1: 9/2014, Đợt 2: 11/2014, Đợt 3: 1/2015, Đợt 4: 9/2015)
Hình 4.2 pH của đất than bùn
Giá trị pH trong nghiên cứu cũng tương tự số liệu pH đất than bùn VQG U Minh Hạ của Nguyễn Mỹ Hoa và ctv. (2009) về đặc tính hóa học của đất VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau từ 3,5 – 4,0 và cũng nằm trong khoảng pH của đất than bùn nhiệt đới ở Central And South Kalimantan là pH = 3 - 4 (Rieley and Page, 2005). Theo Agricultural Compendium (1989), đất có pH<
4,5 là loại đất cực kỳ chua. Do vậy, số liệu nghiên cứu cho thấy đất than bùn tại khu vực nghiên cứu VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau thuộc vào nhóm đất rất chua.
4.1.4 Hàm lượng chất hữu cơ trong đất than bùn
Hàm lượng chất hữu cơ trong đất than bùn VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau là rất cao. Ở 3 độ dày than bùn khảo sát, hàm lượng chất hữu cơ dao động trong khoảng 83,71 - 94,00%. Số liệu thống kê giá trị trung bình chất hữu cơ trong đất ở 3 độ dày than bùn 20 - 40 cm, 40 - 60 cm và 60 - 80 cm cho thấy không có sự khác biệt (P>0,05) giữa các nghiệm thức. Thảm thực vật trong khu vực khảo sát đều giống nhau vì vậy thành phần và hàm lượng chất
49 hữu cơ có trong đất ở cả 3 độ dày khảo sát đều không có sự khác biệt. Tuy nhiên, ở độ dày than bùn 60 - 80 cm là có hàm lượng chất hữu cơ cao nhất (90,81 ±0,87 đến 92,75%±0,54), ở độ dày than bùn 40 - 60 cm dao động từ 86,72±3,06 đến 91,75%±0,91 và ở độ dày than bùn 20 - 40 cm hàm lượng chất hữu là 88,21±3,56 đến 91,36%±3,37. Vì đất than bùn có hàm lượng chất hữu cơ cao nên loại đất này có độ xốp cao, độ nén dẽ thấp. Đất có độ nén dẽ thấp sẽ ảnh hưởng phần nào đến khả năng đứng vững của cây, làm cho cây dễ bị đổ ngã do ngoại lực tác động.
Mặc dù không có sự khác biệt về hàm lượng chất hữu cơ ở các độ dày than bùn nhưng trong các đợt thu mẫu số liệu có khác biệt. Cả 4 đợt khảo sát hàm lượng chất hữu cơ không có sự khác biệt ở nghiệm thức than bùn 20 - 40 cm. Riêng hai nghiệm thức than bùn 40 - 60 cm và 60 - 80 cm có sự khác biệt giữa các đợt thu mẫu, cụ thể ở độ dày than bùn 40 - 60 cm thì ở đợt thu mẫu 1 có giá trị thấp hơn và khác biệt với 3 đợt còn lại. Đất có than bùn 60 - 80 cm thì đợt thu mẫu 1 và 3 có khác biệt so với đợt 2 và 4. Do đợt thu mẫu 1 là vào giữa mùa mưa (tháng 9) nên khác với số liệu của 2 đợt mùa khô.
Hàm lượng chất hữu cơ trong đất than bùn cao là do đất than bùn trong rừng Tràm được hình thành từ quá trình phân hủy xác bã thực vật dưới tác động của vi sinh vật và quá trình hình thành than bùn đòi hỏi một thời gian lâu dài hàng trăm hoặc hàng ngàn năm (Trần Mạnh Trí và ctv., 2010). Đất có hàm lượng hữu cơ cao cũng có thể là do khu vực khảo sát là vùng đất trũng và có độ pH thấp, chất hữu cơ thường bị phân hủy kém trong điều kiện chua, ngập nước thường xuyên.
Theo Dương Văn Ni (2005) nghiên cứu ở VQG Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp thì giữ nước cao trong mùa khô kiểm soát được lửa hiện tại, nước cao làm giảm quá trình phân hủy chất hữu cơ, làm chất hữu cơ tích lũy nhiều hơn và tạo ra cháy lớn trong tương lai.
50
(Ghi chú: Đợt 1: 9/2014, Đợt 2: 11/2014, Đợt 3: 1/2015, Đợt 4: 9/2015)
Hình 4.3 Chất hữu cơ của đất than bùn ở các nghiệm thức
Kết quả phân tích hàm lượng chất hữu cơ ở VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau là 83,71 - 94,00% cũng không khác nhiều so với số liệu trong nghiên cứu của tác giả ở rừng Tràm VQG U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, hàm lượng chất hữu cơ trong đất than bùn ở đây cũng rất cao và dao động trong khoảng 89,95 - 93,63% và hơi thấp hơn số liệu của Nguyễn Mỹ Hoa và ctv. (2009) nghiên cứu về đặc tính hóa học của đất VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau có hàm lượng chất hữu cơ là 95%. Như vậy, hàm lượng chất hữu cơ trong đất than bùn ở VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau và VQG U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang là rất cao.
4.1.5 Tổng Nitơ trong đất than bùn
Nitơ tổng (đạm tổng số) là thành phần dinh dưỡng quan trọng quyết định năng suất cây. Theo Broadbent (1978), 80% N tổng số ở trong đất là ở dạng hợp chất hữu cơ nhờ khoáng hóa và tác động của vi sinh vật chuyển thành NH4+ cây mới có thể hấp thụ. Theo Đỗ Ánh (2003), đất có dưới 0,1%N là đất nghèo, từ 0,1 - 0,2%N là đất trung bình và trên 0,2%N là đất giàu.
Số liệu từ kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng đạm tổng số trong đất than bùn tương đối cao. Ở độ dày than bùn 20 - 40 cm, Nitơ tổng có giá trị dao động là 0,58 - 1,23%N, ở độ dày 40 - 60 cm và 60 - 80 cm tổng Nitơ có giá trị lần lượt là 0,69 - 1,07%N và 0,69 - 0,98%N. Theo Đỗ Ánh (2003), đất có trên 0,2%N là đất giàu, điều này cho thấy đất than bùn tại VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau là loại đất có độ phì nhiêu tiềm tàng cao, nhờ vào quá trình
51 phân hủy vật rụng và thảm thực vật trong rừng Tràm, tạo điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng.
(Ghi chú: Đợt 1: 9/2014, Đợt 2: 11/2014, Đợt 3: 1/2015, Đợt 4: 9/2015)
Hình 4.4 Nitơ tổng của đất than bùn ở các nghiệm thức
Hình 4.4 cho thấy, qua 3 đợt khảo sát hàm lượng Nitơ tổng ở độ dày than bùn 20 - 40 cm, 40 - 60 cm và 60 - 80 cm đều không có sự khác biệt. Hàm lượng đạm tổng số có mối tương quan với hàm lượng chất hữu cơ trong đất, hàm lượng đạm tổng số thường cao khi hàm lượng chất hữu cơ trong đất cao và ngược lại. Kết quả phân tích về hàm lượng chất hữu cơ trong đất tại các ô nghiên cứu có hàm lượng chất hữu cơ cao và không có sự khác biệt giữa 3 độ dày than bùn khảo sát. Vì vậy, hàm lượng đạm tổng số trong đất ở các ô nghiên cứu cũng cao và không có sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức độ dày than bùn nghiên cứu.
Tuy nhiên, nếu so sánh số liệu giữa các đợt thu mẫu thì kết quả phân tích cho thấy ở lần khảo sát đợt 2 và 4 (mùa mưa) hàm lượng đạm tổng số trong đất có xu hướng thấp hơn ở cả 3 độ dày than bùn. Sự khác biệt này có thể là do sự khoáng hóa đạm trong mùa mưa khác với mùa nắng. Hàm lượng đạm tổng số ở lần khảo sát đợt 1 và đợt 3 dao động từ 0,58 - 1,1%N, ở lần khảo sát đợt 2 thì hàm lượng đạm tổng số lại có xu hướng giảm, dao động 0,58 - 0,9
%N, số liệu này có thể là do quá trình khoáng hóa chuyển Nitơ ở dạng hợp chất hữu cơ sang dạng N-NH4+ để dễ dàng cho cây hấp thụ, từ đó làm cho lượng đạm tổng số trong đất giảm.
52 4.1.6 Hàm lượng N-NH4+ trong đất than bùn
Ở cả 3 độ dày than bùn, chỉ tiêu N-NH4+ không có sự khác biệt trừ số liệu lần khảo sát đợt 4. Qua các lần thu mẫu, giá trị N-NH4+ có xu hướng tăng ở các độ dày than bùn cao. N-NH4+ được hình thành từ quá trình amon hóa ở cả 2 điều kiện hiếu khí hay yếm khí. Ở độ dày than bùn 20 – 40 cm, hàm lượng N-NH4+ có giá trị thấp nhất trong 3 nghiệm thức, ở độ dày than bùn này N-NH4+ dao động từ 3,04 - 11,9 mg/kg, tiếp đến độ dày 40 – 60 cm là 1,74 - 16,08 mg/kg và độ dày 60 – 80 cm có hàm lượng N-NH4+ cao nhất (3,49 - 17,03 mg/kg), điều này có thể là do một phần N-NH4+ ở lớp than bùn phía trên đã bị oxy hóa thành nitrat, làm cho hàm lượng amon trong đất giảm.
Đạm amon là dạng đạm dễ tiêu, hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất cao phản ánh quá trình khoáng hóa chất hữu cơ xảy ra thuận lợi và cho thấy tiềm năng cung cấp đạm cho cây Tràm cao. Hàm lượng đạm này thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào quá trình khoáng hoá chất hữu cơ trong đất. Điều kiện đặc thù của rừng Tràm là thường xuyên ngập nước, do đó kết quả phân tích cho thấy dạng đạm ammonium N-NH4+ trong đất chiếm chủ yếu hơn so với dạng đạm nitrate N-NO3-.
(Ghi chú: Đợt 1: 9/2014, Đợt 2: 11/2014, Đợt 3: 1/2015, Đợt 4: 9/2015)
Hình 4.5 Hàm lượng N-NH4+ trong đất ở các nghiệm thức
Hình 4.5 cho thấy, hàm lượng N-NH4+ trong cùng độ dày than bùn 40 - 60 cm và 60 - 80 cm có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (P<0,05). Đối với cả hai
53 nghiệm thức này thì hàm lượng N-NH4+ có giá trị thấp nhất là ở lần khảo sát đợt 1, trung bình là 4,92 mg/kg±2,01. Đợt 1 là đợt thu mẫu vào tháng 9: thời điểm giữa mùa mưa nên quá trình amon hóa trong đất diễn ra chậm hơn so với mùa khô. Đợt 3 (mùa khô) đạm amon trong đất có giá trị trung bình là 10,26 mg/kg±4,96 và cao hơn các đợt còn lại.
Ở độ dày than bùn 40 - 60 cm thì chỉ tiêu N-NH4+ cũng có sự khác biệt qua các lần khảo sát. Chỉ tiêu N-NH4+ ở lần khảo sát đợt 2 có giá trị cao nhất trung bình là 14,37 mg/kg±2,86 và thấp nhất là ở lần khảo sát đợt 1 (4,44 mg/kg±2,73). Sự khác biệt này cũng do ảnh hưởng bởi quá trình amon hóa và hoạt động của các vi sinh vật trong đất. Điều này cho thấy, hàm lượng đạm ammonium có sự thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào quá trình khoáng hóa chất hữu cơ trong đất.
Tuy nhiên, ở độ dày than bùn 20 - 40 cm chỉ tiêu N-NH4+ không có sự khác biệt qua các đợt khảo sát và có giá trị thấp hơn so với các tầng than bùn dày hơn. Điều này do ảnh hưởng bởi lượng oxy trong đất ở tầng này cao hơn so với các tầng bên dưới và có xảy ra quá trình nitrat hóa. Mặt khác, trong điều kiện thoáng khí thì hàm lượng ammonium N-NH4+ cũng sẽ dễ dàng chuyển sang dạng đạm nitrate N-NO3-. Vì vậy, hàm lượng đạm ammonium N-NH4+ ở độ dày than bùn 20 - 40 cm thấp hơn so với độ dày than bùn 40 - 60 cm và 60 - 80 cm.
4.1.7 Chỉ tiêu N-NO3- trong đất than bùn
Số liệu nghiên cứu cho thấy, ở 3 độ dày than bùn khảo sát hàm lượng N- NO3- là 0,23 - 2,85 mg/kg. Đạm nitrat trong đất được hình thành do quá trình nitrat hóa, nhờ vào hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí. N-NO3- trong đất than bùn có xu hướng giảm ở những độ dày than bùn cao. Ở lần khảo sát đợt 1, hàm lượng N-NO3- cao nhất ở độ dày than bùn 20 - 40 cm (1,50 mg/kg±0,24), tiếp đến là độ dày than bùn 40 - 60 cm (0,60 mg/kg±0,30) và thấp nhất là ở độ dày than bùn 60 - 80 cm (0,46 mg/kg±0,10). Theo kết quả thống kê, N-NO3- trong đất than bùn ở độ dày 20 - 40 cm khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với độ dày 60 - 80 cm.