4.2 Sinh trưởng và sinh khối cây Tràm ở 3 độ dày than bùn khác nhau
4.2.1 Các chỉ tiêu sinh học và sinh khối của rừng Tràm ở 3 độ dày than bùn khác nhau
Để xem xét mối quan hệ của độ dày than bùn đến sinh khối rừng Tràm thì các chỉ tiêu sinh học của cây Tràm được khảo sát và tính toán như: đường kính ngang ngực (DBH), chiều cao dưới cành (Hdc), chiều cao vút ngọn (Hvn), mật độ và sinh khối của cá thể cây Tràm. Kết quả khảo sát và đo đếm cây ở 3 độ dày than bùn: 20 – 40 cm, 40 – 60 cm và 60 – 80 cm được thể hiện ở Bảng 4.2.
Bảng 4.2 Các chỉ tiêu sinh học của cây Tràm ở các độ dày than bùn khác nhau Độ dày
than bùn (cm)
DBH (cm)
Hdc
(m)
Hvn
(m)
Mật độ (cây/ha)
Sinh khối khô
(kg/cây) 20-40 15,93±3,35a 10,2±2,1a 13,6±2a 1.623±327a 60,7±27a 40-60 17,95±4,33b 9,9±2,3a 14,3±2a 1.048±120b 78,9±38b 60-80 17,85±4,06b 10,1±1,9a 13,8±1,9a 936±131c 77,4±37b
Ghi chú: Trung bình ± SD ; Các con số có chữ cái theo sau trong từng cột khác nhau thì sẽ khác biệt có ý nghĩa thống kê (kiểm định Duncan P<0,05).
Bảng 4.2 cho thấy ở 3 độ dày than bùn nghiên cứu thì chỉ tiêu chiều cao của cây Tràm hầu như không có sự khác biệt. Riêng mật độ Tràm lại có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các độ dày than bùn khác nhau. Các chỉ tiêu khảo sát được thảo luận chi tiết ở các nội dung bên dưới.
58 Bảng 4.3 Số liệu đo đếm cây cá Tràm cá thể ở các nghiệm thức
Ô mẫu
Độ dày than
bùn
Chiều cao vút ngọn (m)
Chiều cao dưới cành (m)
Đường kính trung bình (cm)
Sinh khối khô cây (kg/cây)
1
20 – 40 cm
13,1a ± 1,8 9,8abcd ± 1,2 16,8abc ± 3,1 71abc±27 2 13,6abc ± 1,6 10,4abcd ± 1,5 18,0abcd ± 3,9 78abc±35
3 12,6a ± 1,6 8,6a ± 1,4 14,7a ± 4 52a±29
4 13,4ab ± 2,3 10,8bcd ± 2,4 15,5ab ± 3,3 57ab±25 5 13,2a ±2 10,3abcd ± 1,9 15,4ab ± 2,7 55ab±20 6 15,3cd ± 1,2 11,1abcd ± 2,4 16,0abc ± 2,9 60abc±24 7
40 – 60 cm
13,8abc ± 0,8 10,3abcd ± 1 18,2abcd ± 2,8 78abc±26 8 13,6abc ± 1,1 9,2abc ± 1,7 16,5abc ± 3,8 65abc±33 9 13,7abc±1,6 10,8bcd ± 1,6 17,8abc ± 4,3 77abc±38 10 17e ± 0,5 10,5d ± 0,2 21,6d ± 3,5 113d±37 11 15,6de ± 1,4 9,5abcd ± 2,5 18,9bcd±4,6 88bcd±40 12 13a ± 0,3 8,9ab ± 3,4 16abc±5,3 65abc±41 13
60 – 80 cm
14abcd±0,1 10,4abcd±0,6 19,5cd±3,3 91cd±33 14 14abcd±0,6 10,2abcd±0,4 18,4abcd±2,3 79abc±22 15 14abcd±0,77 10,2abcd±0,6 18,2abcd±3,2 78abc±29 16 13,6abc±3,1 10abcd±3,3 16,5abc±5 68abc±39 17 15bcd±1,6 11cd±2,6 18,4abcd±5,9 86bcd±61 18 12,5a±2,9 8,2ab±2,2 10,6abc±4,5 61abc±38
4.2.1.1 Mật độ Tràm
Kết quả đo đếm tất cả cây Tràm trong ô tiêu chuẩn ở các nghiệm thức Tràm có độ dày than bùn khác nhau cho thấy, mật độ Tràm dao động từ 1.100 – 2.000 cây/ha. Theo Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh của Bộ NN&PTNT (2001), đối với rừng Tràm thành thục có đường kính lớn hơn 14 cm nếu mật
59 độ dưới 1.000 cây/ha thì được xem là thưa và mật độ Tràm từ 1.000 – 2.000 cây/ha được xem là trung bình và lớn hơn 2.000 cây/ha là dày. Vậy Tràm ở các ô tiêu chuẩn tại VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau có mật độ ở mức trung bình.
Hình 4.8 Mật độ Tràm ở các độ dày than bùn khác nhau
So sánh mật độ cây Tràm ở 3 nghiệm thức nghiên cứu cho thấy: Mật độ có xu hướng giảm dần ở nghiệm thức có độ dày tầng than bùn cao. Đối với các vị trí Tràm có độ dày than bùn 20 - 40 cm, mật độ cây là 1.623±327cây/ha, độ dày than bùn từ 40 - 60 cm có mật độ 1.048±120 cây/ha và mật độ Tràm thấp nhất ở có độ dày than bùn 60 - 80 cm (936±131 cây/ha). Giữa các nghiệm thức Tràm có độ dày than bùn khác nhau có sự chênh lệch về mật độ cũng tương đối cao và khác biệt có ý nghĩa (P<0,05). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thêm (2008) ảnh hưởng của đất đến rừng là giúp cây đứng vững nhưng đất có độ dày than bùn càng cao thì độ xốp của đất càng cao, ảnh hưởng đến khả năng bám của hệ rễ làm cho cây dễ bị đổ ngã do mưa bão hay gió mạnh và cây bị chết.
Một nghiên cứu tương tự của tác giả cũng được thực hiện tại VQG U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang – Nơi có điều kiện rừng Tràm trên đất than bùn giống VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau: kết quả đếm tất cả số cây trong 12 ô tiêu chuẩn (diện tích 100 m2/ô) cho thấy mật độ Tràm ở độ ngập <60 cm là 0,7 cây/m2 (7.000 cây/ha) khác biệt có ý nghĩa và cao hơn nghiệm thức Tràm có độ ngập >60 cm là 0,54 cây/m2 (5.400 cây/ha) dù mật độ trồng rừng ban
60 đầu ở đây đều giống nhau là 1 cây/m2. Rừng Tràm ở VQG U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang có tuổi nhỏ hơn so với VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau và đây là Tràm trồng tái sinh nên có mật độ rất dày. Rừng trồng thường có mật độ rất dày. Nghiên cứu của Phạm Xuân Quý (2006) về Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng ban đầu đến sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Tràm (Melaleuca cajuputi) ở Long An cho thấy Tràm trồng có mật độ từ 10.000 – 40.000 cây/ha và ở các lâm phần có mật độ 10.000 cây/ha cho đường kính và chiều cao lớn hơn rất nhiều so với mật độ 40.000 cây/ha.
4.2.1.2 Đường kính ngang ngực (DBH) và chiều cao (Hdc, Hvn)
Để khảo sát đặc điểm sinh học giữa các nghiệm thức Tràm có độ dày than bùn khác nhau có sự khác biệt hay không, nghiên cứu đã tiến hành thống kê các chỉ tiêu DBH, Hvn và Hdc để tìm ra các giá trị trung bình và so sánh. Ở nghiệm thức Tràm có mật độ càng cao, không gian sống bị thu hẹp nên các cá thể phải vươn cao để cạnh tranh về ánh sáng, mật độ càng dày thì cây chủ yếu phát triển theo chiều cao nên đường kính sẽ nhỏ. Mặt khác, với mật độ thưa có đủ ánh sáng nên cây phát triển theo chiều ngang nhiều hơn điều này ảnh hưởng đến đường kính trung bình của cây trong các nghiệm thức.
Hình 4.9 Đường kính của cây Tràm ở các nghiệm thức độ dày than bùn khác nhau Hình 4.9 cho thấy, đối với nghiệm thức Tràm có độ dày than bùn từ 20 - 40 cm thì cây có đường kính trung bình là 15,93 cm±3,35 thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với nghiệm thức Tràm có độ dày than bùn cao hơn.
61 Tràm có đường kính cao nhất là ở độ dày than bùn 40 – 60 cm (17,95 cm±4,33), còn ở độ dày than bùn 60 – 80 cm đường kính ngang ngực ở mức trung bình (17,85 cm±4,06).
So với kết quả về mật độ thì giá trị đường kính cho kết quả gần như ngược lại: ở độ dày than bùn 20 – 40 cm có mật độ cây cao hơn 2 độ dày than bùn còn lại thì đường kính có giá trị thấp hơn. Các vị trí Tràm có mật độ càng cao, không gian sống càng bị thu hẹp nên các cây cá thể chủ yếu phát triển theo chiều cao và đường kính sẽ nhỏ. Nguyễn Quang Trung (2007) nghiên cứu sử dụng gỗ Tràm (Melaleuca cajuputi) làm nguyên liệu sản xuất ván dăm ở lâm ngư trường sông Trẹm, Cà Mau cho kết quả trong cùng một khu rừng, cùng cấp tuổi nhưng có sự chênh lệch khá lớn về chiều cao, đường kính giữa các cây, độ đồng đều thấp.
Đối với chiều cao dưới cành, cây Tràm ở các nghiệm thức có chiều cao trung bình là 13 - 15 m, cao hơn so với nghiên cứu của Tanit Nuyim (2003) đối với cây Tràm trên đất than bùn ở Thái Lan, khi Tràm từ 10 - 14 năm tuổi sẽ có chiều cao vút ngọn từ 8,5 – 10 m và mật độ cây sẽ giảm từ 83% xuống còn 41% , do ở các ô nghiên cứu ở VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau có tuổi Tràm lớn hơn. Kết quả này cũng giống với nghiên cứu của Phùng Trung Ngân (1987) trong Thái Văn Trừng (1998) rừng Tràm trên đất than bùn có tầng cây bụi thấp vẫn còn giữ nguyên, Tràm ở đây cao đến 10 – 15 m và mang nhiều dây leo quấn quanh thân.
Hình 4.10 cho thấy, chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành của cây Tràm không có sự khác biệt ở các độ dày than bùn khác nhau. Điều này có thể là do mật độ cây ở đây thuộc vào nhóm có mật độ trung bình và thưa nên sự phát triển của cây cá thể không cạnh tranh nhiều về ánh sáng và dinh dưỡng nên chiều cao cây tương đối đồng đều.
62 Hình 4.10 Chiều cao dưới cành của cây Tràm ở các nghiệm thức
Đối với chiều cao dưới cành, độ dày than bùn 20 – 40 cm có số liệu dao động từ 6 – 14 m, tiếp theo ở độ dày 40 – 60 cm (4 – 14 m) và độ dày than bùn 60 – 80 cm có giá trị từ 5 – 14 m. Mặc dù giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về giá trị này nhưng trong từng ô mẫu thì chiều cao cây có sự chênh lệch khá nhiều.
Đối với chiều cao tới ngọn, nghiệm thức Tràm có độ dày than bùn 20 – 40 cm có giá trị trung bình là 13,6 m±2, ở độ dày 40 – 60 cm Tràm có chiều cao vút ngọn trung bình cao nhất (14,3 m±2) và thấp nhất ở độ dày than bùn 60 – 80 cm (13,8 m±1,9). Chiều cao của cây ở các ô mẫu nghiên cứu thì có sự khác biệt (P<0,05).
63 Hình 4.11 Chiều cao vút ngọn của cây Tràm ở các nghiệm thức
4.2.1.3 Sinh khối khô cây Tràm và sinh khối rừng Tràm tại VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau
Việc đánh giá sinh khối cây rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử dụng rừng (Viên Ngọc Nam, 1996). Sinh khối khô cây Tràm tại VQG U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau khác biệt có ý nghĩa giữa đất Tràm có độ dày than bùn 20 – 40 cm và hai độ dày than bùn còn lại (40 – 60 cm và 60 - 80 cm). Ở độ dày than bùn 20 – 40 cm, sinh khối khô cây Tràm có giá trị trung bình thấp nhất (60,7 kg/cây). Ở hai nghiệm thức còn lại (40 – 60 cm và 60 - 80 cm), sinh khối khô trung bình cây Tràm có giá trị lần lượt là 78,9 kg/cây và 77,4 kg/cây.
Các cây Tràm ở hai nghiệm thức này có đường kính ngang ngực lớn nên dẫn đến sinh khối cây lớn. Sinh khối cây Tràm tập trung phần lớn là ở thân cây, Tràm có tuổi càng cao có xu hướng cho sinh khối càng lớn. Kết quả này cũng phù hợp với những nhận xét của nhiều tác giả khác trong nghiên cứu về sản lượng và sinh khối của các loài cây gỗ ở Việt Nam và thế giới (Lê Hồng Phúc, 1994).
64 Hình 4.12 Sinh khối khô của cây Tràm ở các nghiệm thức
Sinh khối khô rừng phụ thuộc rất nhiều vào các chỉ tiêu sinh học của cây Tràm và mật độ Tràm tại vùng nghiên cứu. Theo Phạm Thế Dũng và Vũ Đình Hưởng (2014), với nghiên cứu “Sinh khối và giá trị năng lượng rừng Tràm ở Long An” cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa các bộ phận sinh khối cây cá thể và nhân tố điều tra lâm phần. Trong kết quả nghiên cứu ở Hình 4.13 thể hiện sinh khối khô của rừng Tràm tại các nghiệm thức dao động từ 72,3 – 95,9 tấn/ha và sinh khối có xu hướng giảm dần khi độ dày tầng than bùn cao hơn. Giá trị sinh khối rừng cao nhất ở độ dày than bùn 20 – 40 cm (95,9 tấn/ha), thấp nhất ở độ dày than bùn 60 – 80 cm (72,3 tấn/ha) và ở độ dày than bùn 40 – 60 cm có giá trị 81,1 tấn/ha.
Mặc dù sinh khối cây cá thể ở độ dày than bùn 20 – 40 cm có giá trị thấp nhất nhưng do ở nghiệm thức này, rừng có mật độ là cao nhất và có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với hai nghiệm thức còn lại nên dẫn đến sinh khối rừng cao hơn (95,9 tấn/ha).
65 Hình 4.13 Sinh khối khô rừng Tràm ở các nghiệm thức