Thực trạng về công tác quản lý chất lượng bữa ăn trưa cho trẻ và đội ngũ giáo viên của nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên – Vĩnh Phúc (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NHÀ TRƯỜNG VÀ VIỆC TỔ CHỨC BỮA ĂN TRƯA CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRƯNG NHỊ - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

2.2. Thực trạng về công tác quản lý chất lượng bữa ăn trưa cho trẻ và đội ngũ giáo viên của nhà trường

Trong suốt quá trình thực tập tại trường mầm non Trưng Nhị tôi thấy rằng Ban giám hiệu nhà trường đã rất quan tâm và quản lí việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ và quá trình chế biến thức ăn. Tuy nhiên Ban giám hiệu vẫn chưa thực sự sát sao trong việc kiểm tra hoạt động tổ chức bữa ăn trưa trên lớp. Phần lớn các giáo viên đều thực hiện việc tổ chức bữa ăn trưa một cách sơ sài chỉ khi nào có đoàn thanh tra đến kiểm tra thì mới thực hiện theo đúng quy trình.

Ban giám hiệu cũng thường xuyên xuống bếp ăn để kiểm tra các nguồn thực phẩm có đảm bảo an toàn về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ hay không và theo dõi quá trình chế biến thực phẩm.

Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, kinh phí đầu tư còn hạn hẹp nên khi kiểm tra độ an toàn của thực phẩm chỉ có thể nhìn bằng mắt thường, ngửi và sờ chứ không có máy móc để kiểm tra. Vì vậy, kết quả kiểm tra chưa thật sự đáng tin cậy.

Ngoài vấn đề lựa chọn thực phẩm tốt, nhà trường cũng đưa ra bảng định lượng tính ăn và thực đơn ăn theo mùa cho hai đối tượng trẻ: trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo, nhằm đảm bảo và cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

Bảng 2.1: Bảng định tính lượng ăn mẫu giáo Bữa chính

(Cơm, thực phẩm) 1 suất (gam) Bữa phụ

(Thực đơn) 1 suất (gam)

Gạo tẻ (cơm) 80 – 100

(140 – 180) Bún 80 – 100

Thịt, cá 25 – 50 Quả chín 100 – 200

Dầu ăn, mỡ nước 10 – 15 Sữa 100 – 200

Đậu, lạc 10 – 15 Bánh mì mềm 10 -15

Rau, củ, quả, (canh) 30 -50 Xôi 20 – 50

Nước mắm 5 – 10 Chè đỗ đen 100 – 200

Trứng 50 – 70 Đường, mật 20 – 30

15

Cháo 200 – 250

Đội ngũ giáo viên trường mầm non Trưng Nhị trẻ tuổi, năng động và nhiệt tình, 100% các giáo viên đều có trình độ và bằng cấp. Trong đó, có 22 giáo viên hợp đồng tỉnh và 02 giáo viên hợp đồng phòng, 09 giáo viên vào biên chế. Trình độ Đại học liên thông có 20 giáo viên, trình độ Cao đẳng có 06 giáo viên, trình độ Trung cấp có 07 giáo viên. Nhìn chung đội ngũ giáo viên đoàn kết, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy và chăm sóc trẻ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Hàng năm, nhà trường tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi cấp trường, thi viết sáng kiến kinh nghiệm và đi học để nâng cao trình độ chuyên môn đi đến nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường không ngừng học hỏi, thi đua và đã đạt được nhiều thành tích cao như:

+ 01 Giải Nhì giáo viên dạy giỏi cấp Thị + 01Giải Nhì giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh + 01 Giải Nhì Elearning cấp Thị

+ 02 Giải ba Elearning cấp Thị

Để đánh giá khách quan về vấn đề này, tôi đã tiến hành điều tra bằng câu hỏi tại hai điểm trường mầm non Trưng Nhị và trường mầm non Văn Khê như sau:

Câu hỏi: Trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ dưới đây cô đánh giá hoạt động nào đóng vai trò quan trọng nhất?

A. Học tập B. Vui chơi C. Bữa ăn D. Giấc ngủ

E. Ý kiến khác của cô:

Kết quả thu được như sau:

16

Bảng 2.2: Kết quả nhận thức của giáo viên về hoạt động đóng vai trò quan trọng nhất trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại trường mầm non

Trưng Nhị Tổng số

phiếu

Ý kiến

A B C D E

20 0/20

0%

2/20 10%

4/20 20%

3/20 15%

11/20 55%

Bảng 2.3: Kết quả nhận thức của giáo viên về hoạt động đóng vai trò quan trọng nhất trong chế độ sinh hoạt hàng ngày tại trường mầm non Văn Khê Tổng số

phiếu

Ý kiến

A B C D E

10 2/10

20%

2/10 20%

0/10 0%

0/10 0%

6/10 60%

Qua kết quả bảng 2.2, ta nhận thấy giáo viên trường mầm non Trưng Nhị đều đánh giá cao vai trò quan trọng của các hoạt động (ăn, chơi, ngủ nghỉ) trong chế đọ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Trong đó: 10% ý kiến cho rằng Vui chơi là hoạt động quan trọng nhất, 20% ý kiến cho rằng Bữa ăn là hoạt động quan trọng nhất, 15% cho rằng Giấc ngủ là hoạt động quan trọng nhất và không có ý kiến nào lựa chon Học tập là một hoạt động quan trọng.

Tuy nhiên, có tới 55% ý kiến cho rằng tất cả các hoạt động (Học tập, Vui chơi, Bữa ăn, Giấc ngủ) đều đóng vai trò quan trọng trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại trường mầm non.Như vậy, cho thấy các giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Qua kết quả bảng 2.3, ta nhận thấy việc đánh giá hoạt động có vai trò quan trọng nhất trong sinh hoạt của trẻ của giáo viên trường mầm non Văn Khê đã có sự khác biệt so với giáo viên trường mầm non Trưng Nhị. Trong đó, ý kiến cho rằng Học tậpVui chơi là hoạt động quan trọng nhất đều chiếm 20%, không có ý kiến nào cho rằng Bữa ănGiấc ngủ là hoạt động quan trọng nhất, có tới 60% ý kiến

17

cho rằng tất cả các hoạt động (Học tập, Vui chơi, Bữa ăn, Giấc ngủ) đều đóng vai trò quan trọng.

Qua đây cho thấy rằng, giáo viên của hai trường mầm non Trưng Nhị và Văn Khê đều nhận thức rõ được vai trò quan trọng của tất cả các hoạt động sinh hoạt (Học tập, Vui chơi, Bữa ăn, Giấc ngủ) hàng ngày của trẻ, không có hoạt động nào là quan trọng nhất. Điều cần thiết nhất là phải biết kết hợp hài hòa giữa các hoạt động sinh hoạt của trẻ, giúp trẻ không chỉ phát triển về thể chất, trí tuệ mà còn có một tinh thần vui tươi và thoải mái khi đến trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên – Vĩnh Phúc (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)