Thực trạng về việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ 4 tuổi tại trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên – Vĩnh Phúc (Trang 30 - 38)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NHÀ TRƯỜNG VÀ VIỆC TỔ CHỨC BỮA ĂN TRƯA CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRƯNG NHỊ - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

2.5. Thực trạng về việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ 4 tuổi tại trường

Nhà trường phân trẻ theo đúng độ tuổi: nhà trẻ, mẫu giáo bé và mẫu giáo lớn. Vì vậy, điều này đã tạo điều kiện cho các giáo viên trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho đội ngũ nhà bếp nấu và phân loại thức ăn dễ hơn.

Tuy diện tích chật hẹp nhưng nhà trường đã xây dựng một khu bếp ăn riêng, có nguồn nước sạch để đảm bảo vệ sinh cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Nhà trường đã thực hiện theo tiêu chuẩn bếp ăn một chiều:

- Hàng thực phẩm mua về được để ở một khu vực riêng.

- Hàng thực phẩm tươi sống được phân loại và sơ chế theo từng khu vực riêng và rửa sạch dưới vòi nước sạch.

- Trong khu sơ chế có bao để rác và luôn được thay mới, làm xong đến đâu các cô nhà bếp thường quét và lau dọn đến đấy.

- Khu chế biến khô ráo và tách biệt khỏi khu sơ chế, có quạt hút khói và mùi.

- Có dụng cụ riêng để đựng, cắt, thái thực phẩm sống và chín.

- Nhân viên nhà bếp được trang bị đầy đủ bao tay, tạp dề, mũ, ủng....

Đội ngũ nhà bếp năng động, nhiệt tình, có kiến thức về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

23

Hình 2.2: Bếp nấu

Hình 2.3: Tủ để xô đựng cơm, canh

24

Hình 2.4: Tủ khu vực úp bát và nồi Khó khăn:

Để điều tra thực trạng này, tôi sử dụng câu hỏi:

Câu hỏi: Khó khăn mà các cô gặp phải trong quá trình tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ?

A. Trẻ lười ăn, ăn chậm, không tập trung khi ăn B. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức bữa C. Số lượng trẻ quá đông, giáo viên ít

D. Cả 3 ý kiến trên

E. Các khó khăn khác mà cô gặp phải Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9: Kết quả về những khó khăn gặp phải trong tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ

Tổng số phiếu

Ý kiến

A B C D E

20 2/20

10%

0/20 0%

3/20 15%

15/20 75%

0/20 0%

25

Theo bảng thống kê trên, ta thấy có 10% khó khăn là do “ Trẻ lười ăn, ăn chậm, không tập trung khi ăn”, 15% ý kiến cho rằng khó khăn do “Số lượng trẻ quá đông, giáo viên ít” và có tới 75% ý kiến cho rằng khó khăn cả về: Trẻ lười ăn, ăn chậm, không tập trung khi ăn; Số lượng trẻ quá đông, giáo viên ít; Cơ sở vật chất thiếu thốn.

Trong quá trình thực tập tại trường tôi cũng nhận thấy việc tổ chức bữa trưa cho trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn.

Số lượng trẻ một lớp mẫu giáo lớn rất đông, cụ thể tại lớp 4 tuổi số lượng trẻ là 40 – 45 cháu/lớp mà chỉ có 2 giáo viên nên các cô gặp khó khăn rất nhiều trong việc chăm sóc cho trẻ. Cô giáo không thể để ý được từng trẻ một mà chỉ chú ý bao quát cả lớp. Diện tích lớp nhỏ hẹp nên cô giáo đi lại chia cơm rất khó khăn. Chính vì thế, nề nếp ăn uống của trẻ còn chưa tốt: nói chuyện, đùa nghịch, trêu chọc bạn trong khi ăn... một số trẻ không chịu ăn, làm cơm rơi vãi.

Tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ 4 tuổi

Để làm rõ vấn đề này, tôi tiến hành điều tra bằng những câu hỏi sau:

Câu hỏi: Theo tiêu chuẩn Giáo dục mầm non, trong tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ cô đã thực hiện những yêu cầu nào?

A. Tạo tâm lý tốt, yêu cầu trẻ ăn hết suất

B. Động viên trẻ ăn, nhắc trẻ ăn hết suất và ăn cơm không rơi vãi

C. Tạo tâm lý tốt, giáo dục hành vi thói quen có văn hóa, động viên trẻ ăn hết suất và tập trung ăn

D. Ý kiến cá nhân của cô Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10: Kết quả về việc thực hiện những yêu cầu theo tiêu chuẩn Giáo dục mầm non trong tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ

Tổng số phiếu

Ý kiến

A B C D

20 2/20

10%

0/20 0%

16/20 80%

2/20 10%

26

Theo bảng thống kê trên, ta thấy có 10% cho rằng cần thực hiện yêu cầu

“Tạo tâm lý tốt, yêu cầu trẻ ăn hết suất”, 80% ý kiến cho rằng cần "Tạo tâm lý tốt, giáo dục hành vi thói quen có văn hóa, động viên trẻ ăn hết suất và tập trung ăn”, và 10% ý kiến khác “Tạo tâm lý tốt, động viên trẻ ăn hết suất không rơi vãi, giáo dục thói quen hành vi có văn hóa...”

Kết quả trên đã cho thấy, giáo viên trường mầm non Trưng Nhị đã thực hiện tốt những yêu cầu trong tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ theo tiêu chuẩn Giáo dục mầm non. Điều này rất quan trọng và có ý nghĩa giúp trẻ luôn có một tâm lí vui vẻ thoải mái khi bước vào giờ ăn, trẻ hình thành cách ăn uống văn hóa có nề nếp và biết ăn hết suất cơm của mình.

Tuy nhiên, trên thực tế quan sát tôi nhận thấy, khi bước vào giờ ăn trưa các cô đã chuẩn bị rất chu đáo: bàn ghế gọn gàng, sạch sẽ để đi lại thuận tiện, khăn lau tay cho trẻ... nhưng rất ít khi cô lấy đĩa để trên bàn để cho trẻ đựng cơm rơi vãi. Cô thường giục trẻ ăn nhanh thay vì động viên và khuyến khích trẻ ăn. Một số trẻ còn không nghiêm túc khi ăn, trẻ biếng ăn thì ăn chậm và nhiều khi đến hết giờ vẫn không ăn hết suất của mình.

Chính vì vậy, để biết được thực trạng đối với những trẻ kém ăn trong lớp cô thường làm gì tôi đã tiến hành điều tra trên hai địa điểm là trường mầm non Trưng Nhị và trường mầm non Văn Khê bằng câu hỏi:

Câu hỏi: Đối với những trẻ kém ăn trong lớp cô thường làm gì?

A. Động viên trẻ ăn hết suất B. Để trẻ ngồi riêng và tự xúc ăn

C. Cô gây hứng thú để trẻ chú ý và ăn ngon miệng hơn D. Cô quan tâm và xúc cho trẻ ăn

E. Cách làm khác của cô Kết quả thu được như sau:

27

Bảng 2.11: Kết quả về những biện pháp mà cô dùng đối với những trẻ kém ăn trong lớp tại trường mầm non Trưng Nhị

Tổng số phiếu

Ý kiến

A B C D E

20 2/20

10%

11/20 55%

5/20 25%

0/20 0%

2/20 10%

Bảng 2.12: Kết quả về những biện pháp mà cô dùng đối với những trẻ kém ăn trong lớp tại trường mầm non Văn Khê

Tổng số phiếu

Ý kiến

A B C D E

10 0/10

0%

0/10 0%

4/10 40%

0/10 0%

6/10 60%

Theo bảng thống kê 2.11, ta nhận thấy giáo viên trường mầm non Trưng Nhị đã có những biện pháp rõ ràng để giúp trẻ kém ăn trong lớp của mình. Cụ thể, có 10% ý kiến là “Động viên trẻ ăn hết suất”, 55% ý kiến là “Để trẻ ngồi riêng và tự xúc ăn”, 25% ý kiến là “Cô gây hứng thú để trẻ chú ý và ăn ngon miệng hơn” và có 10% là cách làm khác của cô: Kết hợp giữa vừa động viên vừa gây hứng thú cho trẻ và thậm chí cô sẽ xúc cho trẻ ăn.

Trên thực tế quan sát thì tôi nhận thấy, với những đối tượng trẻ kém ăn này thì phần lớn cô giáo sẽ chia cho trẻ ít cơm hơn và để trẻ tự xúc ăn, cô chỉ hay nhắc nhở và giục trẻ ăn nhanh, nếu cuối giờ mà trẻ chưa ăn hết cô sẽ bón cho trẻ một ít.

Tuy nhiên, đối với những trẻ này cô giáo vẫn để trẻ tự xúc ăn nhưng cô nên gây hứng thú và động viên trẻ ăn một cách nhẹ nhàng để trẻ hứng thú và ăn nhanh hơn.

Theo bảng thống kê 2.12, ta nhận thấy cách làm của gíao viên trường Văn Khê hoàn toàn khác các cô đã chú trọng đến tâm lý khi ăn của trẻ nhiều hơn. Cụ thể, có 40% ý kiến là “Cô gây hứng thú để trẻ chú ý và ăn ngon miệng hơn”60% là các cách làm khác của cô: Cô chia trẻ kém ăn thành riêng một nhóm và động viên giúp đỡ trẻ để trẻ ăn hết suất, thấy ngon miệng hơn.

28

Mỗi giáo viên sẽ có một cách làm khác nhau để giúp những trẻ kém ăn nhưng điều quan trọng nhất là nên tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái và hứng thú nhất để trẻ ăn ngon miệng hơn.

Bữa ăn trưa của trẻ đã quan trọng nhưng cách tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ còn quan trọng hơn, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi tiến hành điều tra bằng câu hỏi trên hai địa điểm trường mầm non Trưng Nhị và trường mầm non Văn Khê như sau:

Câu hỏi: Cô đánh giá thế nào về vai trò, ý nghĩa của cách tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non?

A. Trẻ phát triển thể lực tốt hơn B. Trẻ thông minh hơn

C. Trẻ hứng thú với bữa ăn hơn D. Trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt E. Ý kiến cá nhân cô

Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.13: Kết quả về vai trò, ý nghĩa của cách tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị

Tổng số phiếu

Ý kiến

A B C D E

20 7/20

35%

0/20 0%

4/20 20%

5/20 25%

4/20 20%

Bảng 2.14: Kết quả về vai trò, ý nghĩa của cách tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ tại trường mầm non Văn Khê

Tổng số phiếu

Ý kiến

A B C D E

10 2/10

20%

0/10 0%

0/10 0%

3/10 30%

5/10 50%

29

Theo bảng thống kê 2.13, ta thấy giáo viên trường mầm non Trưng Nhị đã thấy được cách tổ chức bữa ăn trưa rất có ý nghĩa với trẻ. Trong đó, 35% ý kiến cho rằng giúp “Trẻ phát triển thể lực tốt hơn”, 20% ý kiến cho rằng giúp trẻ “Trẻ hứng thú với bữa ăn hơn”, 25% ý kiến cho rằng “Trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt”

20% giáo viên có các ý kiến khác: Trẻ hứng thú với bữa ăn, giáo dục thói quen nề nếp cho trẻ...

Theo quan sát cách tổ chức giờ ăn trưa cho trẻ tại lớp 4 tuổi tôi nhận thấy, đến giờ ăn các cô kê bàn cho trẻ ngồi vào chỗ sau đó chia cơm cho trẻ ăn không hề có một quá trình gây hứng thú nào cả, một số trẻ nói chuyện đùa nghịch thì cô nhắc nhở và cô vẫn cho trẻ ngồi theo ý thích mỗi bàn từ 6 đến 8 trẻ. Việc giới thiệu món ăn cho trẻ rất quan trọng nhưng nhiều khi cô lại quên, nên có nhiều trẻ khi về nhà bố mẹ hỏi “Trưa nay con được ăn món gì?” trẻ cũng không nhớ. Đây chính là điều các cô giáo cần khắc phục để tổ chức cho trẻ một giờ ăn hứng thú, quan trọng hơn là trẻ phải biết được hôm nay trẻ được ăn món gì.

Theo bảng thống kê 2.14, ta nhận thấy được sự khác biệt giữa trường mầm non Văn Khê so với trường mầm non Trưng Nhị. Cụ thể, có 20% giáo viên lựa chọn “Trẻ phát triển thể lực tốt hơn”, 30% là “Trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt”, còn lại 50% là ý kiến cá nhân của cô: Giáo dục cho trẻ hành vi, thói quen vệ sinh ăn uống, văn minh trong bữa ăn...

Bữa ăn trưa với trẻ ở trường rất quan trọng, các cô giáo nên quan tâm chú ý đến trẻ và cách tổ chức giờ ăn sao cho hiệu quả nhất.

Để nắm được nhà trường sẽ cải thiện công tác tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ như thế nào tôi tiến hành điều tra bằng cách sử dụng câu hỏi:

Câu hỏi: Theo cô, để cải thiện công tác tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ ở trường thì nhà trường và giáo viên nên có những việc làm gì cụ thể?

Kết quả thu được đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau như sau:

- Trao đổi với phụ huynh về thực đơn của trẻ

- Tổ chức bữa ăn đảm bảo đúng thực đơn, đủ chất dinh dưỡng

- Luôn tạo tâm lý thoải mái, không khí vui vẻ và động viên trẻ ăn hết suất - Xây dựng thực đơn phong phú, đa dạng, hợp với khẩu vị của trẻ

30

- Tăng thêm số lượng giáo viên trong giờ để đảm bảo cháu nào cũng được chăm sóc đầy đủ

Do điều kiện về cơ sở vật chất, số lượng trẻ đông, giáo viên ít nên nhà trường cũng gặp không ít khó khăn trong chăm sóc cho trẻ. Nhà trường trao đổi với các phụ huynh về thực đơn và cần có sự cân nhắc thay đổi cho hợp lý, tuyển thêm giáo viên để đảm bảo điều kiện chăm sóc trẻ (nếu có thể). Các giáo viên nên khắc phục và cố gắng luôn tạo một bầu không khí vui vẻ giữa cô và trẻ khi trẻ bước vào giờ ăn, cô trò chuyện về các món ăn và động viên trẻ ăn hết suất của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên – Vĩnh Phúc (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)