Thực trạng về vấn đề chăm sóc vệ sinh và an toàn thực phẩm của nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên – Vĩnh Phúc (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NHÀ TRƯỜNG VÀ VIỆC TỔ CHỨC BỮA ĂN TRƯA CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRƯNG NHỊ - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

2.3. Thực trạng về vấn đề chăm sóc vệ sinh và an toàn thực phẩm của nhà trường

Qua quá trình quan sát tôi nhận thấy, do cơ sở vật chất còn kém nên điều kiện chăm sóc vệ sinh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Trẻ hoàn toàn không có nhà vệ sinh riêng để vệ sinh chân, tay, mặt mũi trước – sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong. Sau mỗi giờ tạo hình xong, cô giáo thường phải múc sẵn chậu nước vào đó cho trẻ rửa tay... Chính vì thế nên điều kiện chăm sóc vệ sinh cho trẻ của nhà trường còn chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục.

Nhà trường có nguồn nước sạch đảm bảo phục vụ cho việc nấu ăn ở nhà bếp và các hoạt động sinh hoạt khác. Ban giám hiệu nhà trường cũng tiến hành kiểm tra sát sao về vấn đề an toàn thực phẩm (nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, vệ sinh...).

Rau, thịt… thường được nhận vào buổi sáng sớm và được kiểm tra đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng hàng ngày thì nhân viên bếp mới ký và chế biến. Nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng như: ẩm mốc, hôi thiu, kém chất lượng sẽ trả lại nhà cung cấp. Đối với thực phẩm nấu chín thường xuyên lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh 24 tiếng đồng hồ, trong quá trình sử dụng thực phẩm nếu chất lượng thực phẩm không đảm bảo thì sẽ có biện pháp xử lý kịp thời không thể để tình trạng dùng thực phẩm kém chất lượng để chế biến cho trẻ.

Tuy nhiên, kiểm tra chỉ dựa trên cơ sở quan sát bằng mắt thường, sờ và ngửi chứ không hề qua máy móc. Chính vì thế mọi kết luận mới chỉ dừng ở tính chủ quan và tương đối.

18

Nhà bếp luôn chú ý giữ vệ sinh, có đủ dụng cụ cho bếp và cho trẻ. Ngoài ra, trong bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng của WHO về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người cùng đọc và thực hiện. Tuy nhiên do số lượng nhân viên nhà bếp ít nên nhà trường chưa có phân công cụ thể chế biến ở các khâu nên vấn đề về nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh còn chưa cao.

Hầu như khi chế biến thức ăn các nhân viên nhà bếp không đeo khẩu trang, tạp dề và đội mũ. Đặc biệt khi chia cơm cho trẻ các giáo viên không đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà bông tiệt trùng. Chính vì thế mà vấn đề đảm bảo vệ sinh trong ăn uống cho trẻ còn thấp và được thực hiện một cách chưa tự giác.

Để biết được rõ hơn về vấn đề này, tôi tiến hành điều tra bằng câu hỏi tại hai điểm trường mầm non Trưng Nhị và trường mầm non Văn Khê như sau:

Câu hỏi: Cô thường cho trẻ thực hiện những nội dung giáo dục thói quen nào trước và sau bữa ăn?

A. Rửa mặt, rửa tay, lau miệng, đi vệ sinh, xúc miệng, cất đồ dùng B. Cất đồ dùng, rửa tay, đi vệ sinh

C. Rửa tay, rửa mặt, đi vệ sinh, cất đồ dùng D. Rửa tay, đánh răng, đi vệ sinh, cất đồ dùng E. Những thói quen khác

Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4: Kết quả điều tra những nội dung thói quen cô cho trẻ thực hiện trước và sau bữa ăn tại trường mầm non Trưng Nhị

Tổng số phiếu

Ý kiến

A B C D E

20 12/20

60%

0/20 0%

8/20 40%

0/20 0%

0/20 0%

19

Bảng 2.5: Kết quả điều tra những nội dung thói quen cô cho trẻ thực hiện trước và sau bữa ăn tại trường mầm non Văn Khê

Tổng số phiếu

Ý kiến

A B C D E

10 6/10

60%

0/10 0%

2/10 20%

0/10 0%

2/10 20%

Qua kết quả bảng 2.4, ta nhận thấy mặc dù trường mầm non Trưng Nhị gặp khó khăn về cơ sở vật chất nên điều kiện chăm sóc vệ sinh cho trẻ kém nhưng các giáo viên vẫn thực hiện tốt việc thực hiện thói quen vệ sinh cho trẻ trước và sau khi ăn. Cụ thể, có 60% ý kiến lựa chọn nội dung giáo dục thói quen “Rửa mặt, rửa tay, lau mồm, đi vệ sinh, xúc miệng, cất đồ dùng”, 40% ý kiến lựa chọn nội dung giáo dục thói quen “Rửa tay, rửa mặt, đi vệ sinh, cất đồ dùng”.

Qua kết quả bảng 2.5, ta nhận thấy giáo viên trường mầm non Văn Khê cũng thực hiện tốt công tác giáo dục thói quen trước và sau bữa ăn cho trẻ. Trong đó, 60% ý kiến lựa chọn nội dung giáo dục thói quen “Rửa mặt, rửa tay, lau mồm, đi vệ sinh, xúc miệng, cất đồ dùng”, 20% ý kiến lựa chọn nội dung giáo dục thói quen

“Rửa tay, rửa mặt, đi vệ sinh, cất đồ dùng”20% có các ý kiến khác như: “Rửa tay, đi vệ sinh, xúc miệng, lau mồm và cất đồ dùng”hay “Cất bát, lau miệng, uống nước, xúc miệng nước muối loãng, đi vệ sinh, rưả tay”.

Qua kết quả hai bảng trên, ta nhận thấy có sự tương tự giống nhau, chỉ có một số ý kiến khác do mỗi giáo viên có cách sắp xếp nà tổ chức giáo dục thói quen cho trẻ khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung và mạnh là các giáo viên đều đánh giá cao và coi trọng việc giáo dục thói quen trước và sau bữa ăn cho trẻ. Qua đây, giúp trẻ hình thành những thói quen tốt và sống có nề nếp. Trẻ biết tự vệ sinh cá nhân để bảo vệ thân thể ngoài ra sau bữa ăn trẻ còn biết giúp đỡ cô cất dọn đồ dùng.

20

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên – Vĩnh Phúc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)