Để thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thì phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán. Hơn nữa, cần phải xuất phát từ đặc trưng của các đơn vị sản xuất kinh doanh có hướng hoàn thiện thích hợp.
Đó là một quá trình từ chổ nhận thức đi đến thay đổi thực tế rồi lại từ thực tế phát huy, bổ sung thêm cho nhận thức lý luận và song song với điều kiện phải đảm bảo nguyên tắc phục vụ yêu cầu quản lý.
Qua thời gian thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ của cán bộ và nhân viên trong Công ty, đặc biệt là tập thể nhân viên phòng kế toán của công ty, em đã có điều kiện tìm hiểu đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác kế toán tại công ty. Qua đó em xin có một số ý kiến đề xuất như sau:
Đề xuất thứ nhất: Về công tác luân chuyển chứng từ
Chứng từ ban đầu là những chứng từ làm nga khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm căn cứ về sổ sách kế toán và kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của nghiệp vụ. Vì vậy, tập hợp chứng từ đầy đủ, kịp thời sẽ quyết định tới tính chính xác tin cậy của số liệu, của phương pháp kế toán.
Do số lượng chứng từ phát sinh ở các tổ đội rất lớn, việc hạch toán lại hoàn tần tập trung tại phòng kế toán của công ty nên khối lượng công việc thường tồn đọng lớn. Hơn nữa, thường thì cuối tháng các tổ, đội mới chuyển chứng từ về công ty khiến cho công việc hạch toán chi phí xây lắp cho các công trình thường không được kịp thời.
Để khắc phục tình trạng đó, công ty nên đưa ra những quy định thống nhất trong công tác luân chuyển chứng từ cho các đội. Đối với công trình ở xa, công ty nên cho phép các đơn vị trực thuộc tổ chức hạch toán kế toán, sau đó định kỳ nộp lên phòng kế toán của công ty để kiểm tra. Còn đối với công trình ở gần, việc lập bảng kê và thanh toán có thể thực hiện thường xuyên hơn, không chỉ một tháng một lần. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý có thể đưa ra các điều kiện kịp thời, thực hiện tốt kế hoạch sản xuất đồng thời có thể kiểm soát chặt chẽ chi phí trong doanh nghiệp.
Đề xuất thứ 2: Về chi phí nguyên vật liệu
Thứ nhất, công ty cần có biện pháp đánh giá mức tiêu hao nguyên vật liệu kế hoạch, so sánh mức tiêu hao nguyên vật liệu thực hiện, từ đó xác định tỷ lệ bù đắp chi phí phát sainh thêm do tăng giá nguyên vật liệu đồng thời theo dõi tình hình biến động và tình hình sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu.
Thứ hai, do vật tư chiếm tỷ trọng lớn nhât trong cơ cấu giá thành, mặt khác vật tư ngành xây dựng lại rất cồng kềnh, số lượng lớn, lại tập trung ở nơi thi công nên nếu không có thủ tục nhập kho, xuất kho chặt chẽ thì rất dễ gây thất thoát, hao hụt, mất mát. Không những vậy, tại mỗi công trình thi công đều có một kho tạm chứa nguyên vật liệu tương ứng. Trong khi đó, Công ty lại tổ chức thi công trên nhiều công trường, có nhiều công trình, hạng mục công trình cùng được thi công tại nhiều địa điểm khác nhau và nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu diễn ra liên tục, thường xuyên.Vì vậy để quản lý tốt việc nhập kho, xuất và sử dụng vật tư thì bên cạnh việc theo dõi vật tư qua phiếu nhập kho, xuất kho, phiếu đề nghị lĩnh vật tư của các đội sản xuất, biên bản đối chiếu khối lượng của chủ vật tư thì công ty nên sử dụng thêm Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ. Việc này sẽ giúp bộ phận kế toán theo dõi số lượng vật tư thực tế sử dụng trong kỳ làm căn cứ tính giá thành sản phẩm xây lắp, đồng thời có thể xác định trách nhiệm về tính pháp lý của phiếu báo thông qua chữ ký của bộ phận sử dụng.
Biều 3.1: Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
PHIẾU BÁO VÂT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ Ngày 30/9/2013
Bộ phận sử dụng: Công trình Trung tâm nghiên cứu giống gà Sơn Tinh Số
TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Thành
tiền Lý do sử dụng 1 Xi măng Bỉm Sơn
PCB 30
X M BS
Tấn 6 Phục vụ thi công
công trình Trung tâm nghiên cứu giống gà Sơn Tinh
Người lập biểu Đề xuất thứ 3: Sử dụng bảng chấm công làm thêm giờ
Để quản lý việc chấm công làm thêm giờ Công ty nên sử dụng “Bảng chấm công làm thêm giờ” theo mẫu 01b-LĐTL ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để nâng cao cơ sở pháp lý của công tác hạch toán “Bảng chấm công làm thêm giwof” có mẫu như sau:
Biều 3.2: Bảng chấm công làm thêm giờ Đơn vị: Công ty CP Đại Thành
Bộ phận: Đội xây dựng số 1
Mẫu số 01b-LĐTL
Ban hành kèm theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ
TT Họ và tên
Ngày trong tháng Cộng làm thêm giờ
1 2 … 30 Ngày
làm việc
Ngày thứ 7, CN
Ngày lễ, tết
Làm thêm
1 Đoàn Tuấn Anh NT NT 8 4
1 Đinh Thị Vân NT NT Đ 7 6 3
… ….. ….. …. …. …… …… …… …… ……
Cộng 58 32 25
Ký hiệu chấm công
NT: Làm thêm ngày làm việc (từ 19h đến 21 giờ) NN: Làm thêm ngày thứ 7, chủ nhật (Từ 8h đến 10 h) NL: Làm thêm ngày lễ, tết
Đ: làm thêm buổi tối (từ 22h đến 24h)
Ngày 30 tháng 9 năm 2013 Xác nhận của bộ phận có
người làm thêm giờ
(Ký, họ tên)
Người chấm công
(Ký, họ tên)
Người duyệt
(Ký, họ tên)
Đề xuất thứ tư: Về chi phí nhân công.
Hiện nay Công ty chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên. Khi khoản chi phí này thực tế phát sinh thì kế toán mới hạch toán, trong khi việc nghỉ phép của người lao động lại không diễn ra đều đặn hàng năm. Vì vậy, Công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép hàng
năm và tính vào chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp. Hàng tháng kế toán có thể trích trước tiền lương nghỉ phép theo định khoản sau:
Nợ TK 1541: Nếu trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 1544: Nếu trích trước tiền lương cho nhân viên quản lý đội Có TK 335:
* Khi thanh toán tiền lương nghỉ phép Nợ TK 335
Có TK 111
Đề xuất thứ năm: Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán Cán bộ kế toán phải không ngừng trau dồi kiến thức nghiệp vụ để xử lý, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách nhanh chóng, chính xác. Đối với công tác tập hợp chi phí sản xuất kế toán phải hiểu rõ về các loại chi phí.
Muốn vậy, công ty phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực phù hợp như:
- Thường xuyên cử cán bộ đi học hoặc tổ chức các lớp tập huấn. bồi dưỡng nâng cao trình độ xử lý nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên kế toán.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi để các kế toán viên có thể chia sẽ những khó khăn, hay kinh nghiệm quý báu, thiết thực trong công tác kế toán, đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí. Đống thời cũng để lãnh đạo có thể nắm bắt được những khó khăn của nhân viên để có những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
- Mỗi kế toán viên phải thường xuyên cập nhật các quyết định, công văn về hạch toán, kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp để nắm bắt được tình hình thay đổi, bổ sung chế độ kế toán một cách kịp thời.
- Bố trí cán bộ kế toán hợp lý để có thể phát huy được sở trường của từng người nhằm phát huy cao nhất năng lực của nhân viên.
- Có chế độ khen thưởng thích hợp, có sự quan tâm thích đáng đến nhân viên kế toán để khuyến khích họ làm việc hết mình.
Đề xuất thứ 6: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán.
Công ty thực hiện thực hiện áp dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán. Tuy nhiên, một số phần mềm khi đưa vào ứng dụng vẫn bộc lộ một số hạn chế, trục trặc gây cản trở cho kế toán trong việc xử lý các nghiệp vụ nói chung và cho công tác tợp hợp chi phí sản xuất nói riêng. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cho công ty là cần nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa các chương trình tin học, đáp ứng cho hoạt động của mình. Để đạt được điều đó thì công ty cần:
- Ưu tiên đầy đủ kinh phí cho công tác hiện đại hóa công nghệ một cách hiệu quả trên cả phương diện ứng dụng công nghệ và trang thiết bị. Công tác ứng dụng công nghệ phải phù hợp với hoạt động của Công ty.
- Tiến hành sửa đổi và ban hành quy chế, quy định xử lý nghiệp vụ kế toán và các văn bản có liên quan đến công tác kế toán cho phù hợp với công nghệ mới nhằm tạo ra cơ sở cho việc ứng dụng các công nghệ hiện đại.
- Tăng cường sự hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các công ty, tổ chức trong ngành xây lắp trong khu vực và trên thế giới để có thể tranh thủ được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của cá tổ chức đó.
Ứng dụng công nghệ tin học hiện đại trong công tác kế toán đặc biệt là công tác tập hợp chi phí sản xuất sẽ tạo ra sự nhẹ nhàng trong công việc, công tác hạch toán nhanh chóng, thuận tiện và chặt chẽ hơn.