CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NHTM
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG CHO
2.2.2. Thực trạng công tác tổ chức thẩm định tín dụng cho vay trung dài hạn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Gia Lai
a. Quy trình thẩm định tín dụng trong cho vay trung dài hạn tại Agribank Gia Lai.
Agribank CN Gia Lai chưa có quy định về quy trình thẩm định cho vay trung dài hạn cũng như trong cho vay dự án đầu tư. Chi nhánh đang áp dụng Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX ngày 07/8/2014 về ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân và Quyết định số 766/QĐ- NHNo-KHDN ngày 01/8/2014 về ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Agribank để thẩm định lần đầu cho vay dự án đầu tư.
Quy trình có thể tóm lược theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tóm tắt quy trình thẩm định lần đầu trong cho vay DAĐT tại Agribank CN Gia Lai
CÁN BỘ TÍN DỤNG - Tiếp xúc, phỏng vấn KH - Cung cấp mẫu hồ sơ vay - Hướng dẫn KH lập bộ hồ sơ
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra hồ sơ Hỗ trợ KH hoàn thiện hồ sơ nếu cần thiết Kiểm tra lịch sử
quan hệ tíndụng
Không đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Yêu cầu bổ sung thêm thông tin Chấp nhận hồ sơ
Chuyển sang quá trình thẩm định cho vay (CBTĐ tiếp nhận bộ hồ sơ)
Trả lại KH
Thẩm định phương án SXKD
Thẩm định bảo đảm tiềnvay Thẩm định khách hàng
vay vốn
Lập báo cáo thẩm định Trình Lãnh đạo phê duyệtkết quả thẩm định
Yêu cầu thẩm định lại (nếu cần)
Ra quyết định cho vay/từ chối cho vay
Cán bộ thẩm định (CBTĐ)
Diễn giải quy trình:
* Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu và hồ sơ vay vốn
Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn khách hàng về điều kiện và hồ sơ vay vốn, bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm. Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay theo dự án của khách hàng, CBTĐ kiểm tra, rà soát hồ sơ và các thông tin cần thiết theo quy định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, CBTĐ hướng dẫn khách hàng bổ sung những hồ sơ, tài liệu liên quan còn thiếu. Nếu hồ sơ đầy đủ, CBTĐ vào sổ theo dõi và tiến hành thẩm định.
* Bước 2: Thẩm định khoản vay
CBTĐ phải đánh giá tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, thu thập thông tin về khách hàng vay vốn như thông tin CIC, thông tin về các bên liên quan, năng lực điều hành của Ban lãnh đạo và các thông tin khác, thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng vay vốn, đánh giá và phân tích rõ việc đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng như đánh giá năng lực pháp lý của KH vay vốn, tính hợp pháp của mục đích vay vốn, hiệu quả của dự án, tài sản đảm bảo, mức độ rủi ro của khoản vay và các biện pháp phòng ngừa, xác định phương thức và mức cho vay, phương thức trả nợ. Sau đó, trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, CBTĐ lập báo cáo thẩm định nêu rõ cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá DAĐT, nêu ý kiến đề xuất cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về ý kiến của mình.
* Bước 3: Kiểm soát hồ sơ vay vốn và nội dung báo cáo thẩm định
Lãnh đạo phòng tín dụng kiểm tra lại các nội dung trong báo cáo đề xuất, ghi ý kiến và ký kiểm soát, sau đó trình Giám đốc/Phó giám đốc ký phê duyệt nếu thuộc thẩm quyền.
Quy trình thẩm định tín dụng tại Agribank Gia Lai được tổ chức chặt chẽ từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu kiểm tra, phê duyệt khoản vay, có hướng dẫn chi tiết cách thức thực hiện thẩm định và những vấn đề cần thẩm định, có sự
phân công trách nhiệm của từng bộ phận, từng cán bộ một cách khoa học và logic. Tuy nhiên, Quy trình cũng còn hạn chế khi quy định thời gian thẩm định quá cứng nhắc đối với cho vay trung dài hạn (10 - 15 ngày), chưa quy định cụ thể thời gian thẩm định phù hợp với đặc thù của từng loại dự án, đôi khi đã tạo áp lực cho CBTĐ nên việc thẩm định đôi khi còn sơ sài, mang nặng tính hình thức, không có thời gian thu thập đầy đủ thông tin, đi sâu phân tích đánh giá dẫn đến chất lượng thẩm định chưa thực sự hiệu quả.
b. Tổ chức thẩm định
Theo mô hình đầy đủ trên toàn hệ thống, công tác TĐTD do Phòng Tín dụng thực hiện. Phòng tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ vay vốn của KH, xem xét hồ sơ vay có hợp lệ, đúng pháp luật và yêu cầu hay không. Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện về pháp lý thì yêu cầu KH phải bổ sung. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì sẽ tiếp nhận và phân công CBTD tiến hành thẩm định. Trong quá trình thẩm định, một CBTD thực hiện nhiều nhiệm vụ từ việc thu thập, tổng hợp, rà soát các thông tin về KH, PAV, chấm điểm xếp hạng KH, thẩm định tình hình tài chính, khả năng trả nợ của KH đến cả khâu thẩm định TSĐB... nên quá trình phân tích được liên tục, có hệ thống, tiện lợi và tiết kiệm được chi phí thẩm định. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã tiến hành phân công cán bộ phụ trách thẩm định theo đối tượng khách hàng, phân công cán bộ theo dõi nợ tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro, nợ bán VAMC. Tuy nhiên, Chi nhánh chưa phân công cán bộ theo sở trường, kinh nghiệm và chuyên môn, một CBTD phải đảm nhiệm rất nhiều công việc cùng một lúc, vừa cho vay, vừa thẩm định dẫn đến làm việc quá tải, năng suất làm việc giảm, kết quả công việc không khách quan, dễ dẫn đến sai sót, ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định.
Về công tác tổ chức khai thác thông tin về KH và DAĐT, Chi nhánh đã có những quy định bắt buộc yêu cầu cán bộ nhập thông tin về KH vay vốn, DA từ hồ sơ vay vốn của KH vào hệ thống IPCAS theo quy định, đã tạo nhiều thuận lợi cho công tác thẩm định. Tuy nhiên, hệ thống IPCAS vẫn chưa hệ thống đầy
đủ thông tin số liệu theo ngành, theo từng dự án, chưa cập nhật được thông tin KH từ các báo cáo thẩm định đã được duyệt cho vay để phục vụ công tác tra cứu thông tin. Các báo cáo phân tích, thông tin thị trường của KH chủ yếu căn cứ trên thông tin KH cung cấp hoặc trên Internet để đánh giá.
Về công tác tổ chức đào tạo, Chi nhánh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kinh nghiệm cho CBTĐ, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng công tác thẩm định.