CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.3.1. Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán
a. Phân tích cấu trúc tài sản
Tỷ trọng tài sản i = Loại tài sản i
x 100%
Tổng tài sản
Từ công thức chung, có thể tính các chỉ tiêu cụ thể nhƣ:
- Tỷ trọng tài sản ngắn hạn: Tỷ trọng tiền và tương đương tiền, tỷ trọng đầu tƣ ngắn hạn, tỷ trọng phải thu ngắn hạn, tỷ trọng hàng tồn kho…
- Tỷ trọng tài sản dài hạn: Tỷ trọng phải thu dài hạn, tỷ trọng tài sản cố định, tỷ trọng bất động sản đầu tƣ, tỷ trọng đầu tƣ dài hạn…
Tổng tài sản là tổng giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cuối niên độ kế toán và thường được xác định bằng tổng giá trị phần Tài sản trên bảng cân đối kế toán. Tổng giá trị tài sản đƣợc xác định theo giá trị thuần, vì vậy, giá trị từng loại tài sản cũng phải đƣợc tính theo giá trị tài sản thuần,với giá trị tài sản thuần là giá trị có thể thực hiện đƣợc của tài sản ở thời điểm tính trừ đi khoản đánh giá lại (Chẳng hạn: Giá trị thuần hàng tồn kho = Giá trị hàng tồn kho - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho).
b. Phân tích cấu trúc nguồn vốn - Tính tự chủ về tài chính
Tính tự chủ về tài chính phản ánh khả năng chủ động về tài chính của doanh nghiệp trong việc tài trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh và đầu tƣ.
Phân tích tính tự chủ về tài chính nhằm mục đích phân tích năng lực vốn có
của chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh, đồng thời, nghiên cứu quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, cho biết bao nhiêu % tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ từ vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu
x 100%
Tổng tài sản
Tỷ suất tự tài trợ càng cao đánh giá tính tự chủ trong tài trợ càng lớn.
- Tính ổn định trong tài trợ
Tính ổn định trong tài trợ là một nội dung quan trọng trong phân tích cơ cấu nguồn vốn, nó quyết định hiệu quả cũng như phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong lâu dài. Căn cứ vào thời hạn sử dụng và chi phí sử dụng vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc chia làm hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn
Tỷ suất nguồn
vốn thường xuyên = Nguồn vốn thường xuyên
x 100%
Tổng nguồn vốn Tỷ suất nguồn
vốn tạm thời = Nguồn vốn tạm thời
x 100%
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên càng lớn thể hiện tính ổn định trong tài trợ của doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp chƣa phải chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn. Ngƣợc lại, tỷ suất nguồn vốn tạm thời càng lớn cho thấy nguồn tài trợ của doanh nghiệp phần lớn là nợ ngắn hạn, tính ổn định trong tài trợ thấp, áp lực thanh toán các khoản nợ vay là rất lớn.
- Cân bằng tài chính
Cân bằng tài chính là một nội dung trong quản lý tài chính doanh nghiệp, là sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn. Cân bằng tài chính phản ánh
phương thức và chính sách tài trợ của doanh nghiệp.
Phân tích cân bằng tài chính nhằm mục đích xem xét mối quan hệ giữa từng loại nguồn vốn với từng loại tài sản để chỉ ra những sự mất cân bằng trong tài trợ ở doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu phân tích cân bằng tài chính bao gồm: Phân tích vốn lưu động ròng, phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng, phân tích ngân quỹ ròng.
* Vốn lưu động ròng:
Mục đích của phân tích vốn lưu động ròng là xem xét mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp.
Cách 1:
Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên - Tài sản dài hạn Cách 2:
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn tạm thời Nếu vốn lưu động ròng < 0, doanh nghiệp mất cân bằng trong tài trợ tài sản dài hạn, phải sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ, vì vậy, áp lực thanh toán trong ngắn hạn là rất lớn. Nếu vốn lưu động ròng >= 0, doanh nghiệp cân bằng trong tài trợ tài sản dài hạn, có khả năng thanh toán tốt.
* Nhu cầu vốn lưu động ròng:
Nhu cầu vốn lưu động
ròng
= Hàng tồn kho +
Nợ phải
thu +
Tài sản ngắn hạn
khác -
Nợ ngắn hạn (Không kể nợ vay
Ngân hàng) Nhu cầu vốn lưu động ròng phản ánh nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp.
- NCVLĐ ròng < 0: tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn khoản phải trả. Vì vậy, các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài là đủ để bù đắp cho các khoản sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần vốn để tài trợ cho chu kỳ sản xuất kinh doanh. NCVLĐ ròng âm là một tình
trạng rất tốt với doanh nghiệp, với ý nghĩa là doanh nghiệp đƣợc các chủ nợ ngắn hạn cung cấp vốn cần thiết cho chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- NCVLĐ ròng > 0: tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Trong trường hợp này, các khoản sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có từ bên ngoài. Vì vậy, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho phần chênh lệch.
* Ngân quỹ ròng:
Ngân quỹ ròng = Vốn lưu động ròng - Nhu cầu vốn lưu động ròng Ý nghĩa của việc phân tích ngân quỹ ròng là xem xét mức độ đảm bảo nhu cầu tài trợ ngắn hạn bởi các nguồn vốn dài hạn dôi ra sau khi tài trợ tài sản dài hạn.
- Nếu ngân quỹ ròng < 0, doanh nghiệp không cân bằng trong ngắn hạn, doanh nghiệp phải huy động thêm các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng.
- Nếu ngân quỹ ròng >= 0 thể hiện một cân bằng tài chính rất an toàn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng phải tuân theo nguyên tắc tương ứng về cấu trúc kỳ hạn của các khoản vốn và sử dụng vốn. Tức là doanh nghiệp có thể sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động nếu việc huy động nguồn vốn ngắn hạn là thuận lợi. Nhìn chung, muốn đảm bảo nguồn vốn liên tục về chất lƣợng và số lƣợng, đảm bảo lành mạnh về tài chính, doanh nghiệp cần thiết phải duy trì đồng thời: VLĐ ròng >
0, nhu cầu VLĐ ròng < 0 và ngân quỹ ròng > 0.