Phân tích các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty công nghệ hóa sinh Việt Nam (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3.3. Phân tích các tỷ số tài chính

- Tỷ số thanh toán hiện hành

Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tƣ tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác.

Chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán cũng

giảm và doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính.

Tỷ số này cao điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ, tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì chứng tỏ doanh nghiệp đã đầu tƣ quá nhiều vào tài sản ngắn hạn hay nói cách khác việc quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả.

- Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán

nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ giữa các tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh nhƣ tiền mặt, chứng khoán có giá và các khoản phải thu với nợ ngắn hạn. Hàng tồn kho là tài sản khó chuyển đổi thành tiền hơn trong số các tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất khi bán. Tỷ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn và không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

Tỷ số này <1 nghĩa là doanh nghiệp không đủ tiền để chi trả cho các khoản nợ khi chúng đến hạn.

- Tỷ số thanh toán tức thời

Tỷ số thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán tức thời cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng các loại tài sản lưu động có thể sử dụng nhanh nhất chính là các khoản vốn bằng tiền.

Tương tự như tỷ số thanh toán nhanh, khi tỷ số này <1 thì doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng chi trả.

b. Phân tích tỷ số hoạt động

Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để nâng cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị cần nắm rõ những tài sản nào tạo ra thu nhập thấp hoặc không tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp để

tìm cách khắc phục hoặc xử lý loại bỏ.

- Hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

Doanh thu thuần ở công thức trên bao gồm toàn bộ doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng đầu tƣ vào tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp.

Giá trị của chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản

cố định = Doanh thu thuần

Nguyên giá tài sản cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng đầu tƣ vào tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu suất công tác đầu tƣ càng lớn và hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao. Ngoài ra, chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp là doanh nghiệp sản xuất hay thương mại, vì thường các doanh nghiệp sản xuất có tỷ trọng TSCĐ rất lớn dùng cho việc sản xuất hàng hóa, trong khi tỷ trọng TSCĐ của các doanh nghiệp thương mại là rất thấp do đặc tính kinh doanh của doanh nghiệp.

- Số vòng quay vốn lưu động Số vòng quay bình quân vốn lưu

động = Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động lưu chuyển được bao nhiêu vòng trong kỳ kế toán hay một đồng vốn lưu động bỏ ra đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ lưu chuyển vốn lưu động càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

- Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Giá trị hàng tồn kho bình quân Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cao cho thấy khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp là khả quan, việc kinh doanh có hiệu quả, khả năng thanh toán lớn, nhƣng nếu chỉ tiêu này thấp, nghĩa là tốc độ tiêu thụ hàng hoá chậm, giảm khả năng chi trả và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thấp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu chỉ tiêu này, nhà phân tích cần lưu ý đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

- Số vòng quay khoản phải thu khách hàng Số vòng quay

nợ phải thu =

Doanh thu thuần bán

chịu + Thuế giá trị gia tăng đầu ra tương ứng

Số dƣ bình quân các khoản phải thu khách hàng Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chƣa thu đƣợc tiền về do doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chƣa hoàn trả, các khoản trả trước cho người bán…

Trong công thức trên, chỉ tiêu doanh thu thuần bán chịu đƣợc xác định từ sổ chi tiết doanh thu hoặc thuyết minh báo cáo tài chính, trong điều kiện không thu thập đƣợc số liệu về doanh thu thuần bán chịu, có thể sử dụng chỉ tiêu doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ để thay thế. Số dƣ bình quân các khoản phải thu khách hàng phải bao gồm cả thuế.

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp là tốt và lúc này doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ các khoản phải thu.

c. Phân tích tỷ số sinh lời

Hệ thống các tỷ số về khả năng sinh lợi luôn đƣợc các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, chủ nợ, nhà đầu tƣ… đặc biệt quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán và là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý đƣa ra các quyết định, kế hoạch hoạt động trong tương lai, để các nhà đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tƣ hay không, để các chủ nợ quyết định có nên tiếp tục hay ngừng các khoản cho vay đối với doanh nghiệp…

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của doanh nghiệp. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu của Công ty, thể hiện ở công thức:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

Lợi nhuận trước thuế

x 100%

Doanh thu thuần

Tỷ suất này phản ánh khả năng sinh lời của doanh thu, trong 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn, tỷ số mang giá trị âm nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

Trong hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ yếu nên doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chính, vì vậy, cần thiết phải tính riêng chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận trước thuế

x 100%

Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng đầu tƣ vào tài sản sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu ROA càng lớn phản ánh khả năng sinh lời từ

tài sản càng cao.

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Hiệu quả tài chính phản ánh kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp và được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE).

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu và đƣợc các nhà đầu tƣ rất quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp. So với người cho vay, thì việc bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu mang tính mạo hiểm lớn nhƣng lại có nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận cao hơn. Vì vậy, tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là một trong các mục tiêu trong hoạt động quản lý tài chính và các nhà phân tích thường dùng chỉ tiêu ROE làm thước đo mức doanh lợi đầu tư của chủ sở hữu.

ROE = Lợi nhuận sau thuế

x 100%

Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân

Trong trường hợp có sự thay đổi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong các kỳ kế toán, có thể sử dụng lợi nhuận trước thuế để tính ROE.

Chỉ tiêu này thể hiện 100 đồng vốn đầu tƣ của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu càng lớn, doanh nghiệp có nhiều khả năng thu hút đƣợc các nguồn vốn mới. Ngược lại, tỷ suất này càng thấp dưới mức sinh lời cần thiết của thị trường tài chính thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu, thu hút đầu tư của doanh nghiệp càng khó khăn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty công nghệ hóa sinh Việt Nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)