CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.2. CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.2.1 Một số mô hình Kho bạc Nhà nước trên thế giới và của Việt Nam hiện nay
Tùy điều kiện chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước, hiện nay trên thế giới có các mô hình KBNN tiêu biểu sau đây:
KBNN đƣợc tổ chức nhƣ một Bộ trực thuộc Chính phủ, phổ biến ở Mỹ,
Anh, Canada, Australia... Ngoài nhiệm vụ chính là lập cân đối thu chi tiền tệ, phát hành tiền, quản lý nợ quốc gia và các loại tài sản quý hiếm, KBNN một số nước còn làm nhiệm vụ quản lý biên chế công chức Nhà nước, tổ chức bảo vệ Tổng thống...
KBNN trực thuộc Bộ Tài chính (hoặc Bộ Kinh tế-Tài chính) gồm phần lớn các nước ở Tây Âu và Trung Âu, điển hình là Pháp, Ðức, Italia... và các nước ở Ðông Nam á nhƣ Indonexia, Malayxia, Thái Lan, ... KBNN còn có tên gọi khác nhƣ Vụ quản lý tài chính công, Vụ Kế toán công, trong đó có các nghiệp vụ quản lý quỹ NSNN, kế toán và quyết toán NSNN, quản lý nợ công...
KBNN trực thuộc Ngân hàng Trung ƣơng nhƣ ở Nga, Trung Quốc, các nước Ðông Âu và Châu Phi. Trong bộ máy của Ngân hàng trung ương có một đơn vị làm nhiệm vụ quản lý Quỹ NSNN, đặc trách theo dõi và giúp Bộ Tài chính quản lý các khoản thu chi ngân sách Nhà nước, phối hợp với Vụ Ngân sách Nhà nước của Bộ Tài chính làm nhiệm vụ kế toán và quyết toán NSNN.
KBNN trực thuộc một Bộ của Chính phủ. Ðây là một mô hình khá đặc biệt, tồn tại ở một số nước thuộc khu vực Trung Cận Ðông và Tây Á.. ở Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài một số Bộ nhƣ Tài chính, Ngoại giao, Quốc phòng, các cơ quan còn lại đƣợc phân thành các nhóm để hình thành các Bộ 1, Bộ 2, Bộ 3 của Chính phủ. Theo mô hình này, Bộ 1 của Chính phủ gồm có các cơ quan Ngân hàng Nhà nước, KBNN, Thương mại, Kế hoạch - Thống kê.
Như vậy, có thể thấy rằng KBNN ở các nước ra đời khá sớm, hầu hết đƣợc chia tách và phát triển từ cơ quan Tài chính, chuyên môn hoá công tác quản lý ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, mô hình tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của KBNN ở các nước còn có nhiều điểm khác nhau.
Sự ra đời và phát triển của Kho bạc Nhà nước Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển của KBNN Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn 1946-1950: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, cùng với sự ra đời của Chính phủ Cách mạng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 28- 8-1945 ngành Tài chính của nước Việt Nam chính thức được thành lập.
Ðể có một cơ quan chuyên môn, đặc trách nghiên cứu và giải quyết các vấn đề ngân sách và tiền tệ, ngày 29- 5- 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính. Ðây là mốc lịch sử quan trọng đầu tiên đối với sự ra đời của KBNN Việt Nam.
Trong thời gian 5 năm tồn tại và hoạt động (1946 - 1951), Nha Ngân khố đã hoàn thành các trọng trách đã đƣợc Chính phủ giao phó. Nha Ngân khố còn tổ chức phát hành các loại tiền dưới hình thức tín phiếu để giải quyết các nhu cầu chi tiêu của chính phủ.
Giai đoạn 1951-1963: Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 107/TTg ngày 20-7-1951 (ngày nay gọi là Quyết định) thành lập Kho bạc Nhà nước đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính. Ðây là mốc lịch sử quan trọng thứ hai đối với sự ra đời của Kho bạc Nhà nước Việt Nam.
Giai đoạn 1964-1989: Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/CP ngày 27-7-1964 thành lập Vụ Quản lý Quỹ ngân sách Nhà nước thuộc Ngân hàng nhà nước, thay thế cơ quan Kho bạc Nhà nước đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
Giai đoạn 1990 đến nay: Ngày 4-1-1990 Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HÐBT tái thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển.
Theo đó hệ thống Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành 3 cấp: ở Trung
ương có Cục Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; ở tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) có Chi cục Kho bạc Nhà nước; ở huyện, quận và cấp tương đương có Chi nhánh Kho bạc Nhà nước.
Hiện nay tên gọi của KBNN các cấp là: Ở trung ƣơng gọi là “Kho bạc Nhà nước”, cấp tỉnh, huyện gọi là Kho bạc Nhà nước kèm với tên đơn vị hành chính, ví dụ:
tỉnh Gia Lai có “Kho bạc Nhà nước Gia Lai”; huyện Chư Sê có “Kho bạc Nhà nước Chƣ Sê”.
Thực tế cho thấy, khi hệ thống KBNN nằm dưới quyền quản lý và điều hành trực tiếp của Bộ Tài chính thì việc điều hành NSNN sẽ rất thuận lợi. Các nhu cầu chi tiêu của nền kinh tế sẽ đƣợc Bộ Tài chính chủ động tạo nguồn và có thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ.