Báo cáo kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị tại cảng Đà Nẵng (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 6 1.1. KHÁI QUÁT VỀ BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.2. BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP 8 1. Báo cáo dự toán

1.2.3. Báo cáo kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán

Công tác kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán giúp kiểm

23

tra, đánh giá các công việc đã thực hiện so với kế hoạch đã lập ra, từ đó nhận thấy những bộ phận nào đang thực hiện tốt kế hoạch, tìm ra những bộ phận nào chưa đạt kế hoạch. Dựa vào kết quả đó, đề xuất phương án hiệu chỉnh dự toán đã đƣợc lập cho phù hợp, chấn chỉnh công tác thực hiện và hỗ trợ các bộ phận hoàn thành nhiệm vụ.

Báo cáo kiểm soát và đánh giá giúp kiểm soát và đánh giá tổng quan và chi tiết về kết quả thực hiện dự toán. Những chỉ tiêu đƣợc quan tâm sẽ đƣợc đánh giá giữa số liệu thực hiện và số liệu dự toán, sau đó đánh giá chi tiết các khoản mục của nó để nhận biết những chênh lệch, tìm ra những bất ổn của các khoản mục đánh giá.

b. Lập báo cáo kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán trong doanh nghiệp

-Thông tin cung cấp: Lập báo cáo này nhằm mục tiêu kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán đƣợc lập cho toàn Công ty và cho từng bộ phận.

-Căn cứ và phương pháp lập: căn cứ vào số liệu trên các báo cáo dự toán, báo cáo thực hiện, sổ chi tiết và tổng hợp của các khoản mục để lập Báo cáo kiểm soát và đánh giá. Xác định chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ dự toán hoặc chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ thực hiện trước để nhận diện những khoản mục cần phải kiểm soát và phân tích.

24

Mẫu báo cáo [3 ,tr.31-32]

Bảng 1.10. Mẫu báo cáo kiểm soát và đánh giá Kỳ thực hiện:….

Các chỉ tiêu

Kỳ thực hiện

Kỳ kế hoạch

Kỳ thực hiện trước

Chênh lệchgiữa

kỳ thực hiện và kỳ

kế hoạch

Tỷ lệ hoàn thành

kế hoạch

Chênh lệchgiữa

kỳ thực hiện và kỳ

trước

Tỷ lệ hoàn thành so

với kỳ trước

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Doanh thu

tiêu thụ … … … …

Sản lƣợng

tiêu thụ … … … …

… … … …

Các chỉ tiêu của báo cáo:

(1) Các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu cần đƣợc kiểm soát và đánh giá. Các chỉ tiêu này sẽ đƣợc đƣa vào báo cáo theo yêu cầu của Nhà quản lý. Các chỉ tiêu này có thể là chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ, sản lƣợng tiêu thụ, sản lƣợng sản xuất, biến phí sản xuất, giá vốn, biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận…

(2) Kỳ thực hiện: Số liệu của các chỉ tiêu ở kỳ thực hiện.

(3) Kỳ kế hoạch: Số liệu của các chỉ tiêu ở kỳ kế hoạch

(4) Kỳ thực hiện trước: Số liệu của các chỉ tiêu ở kỳ thực hiện trước (5) Chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch: bằng hiệu số giữa số thực hiện ở kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch.

(6) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch: Tỷ lệ phần trăm giữa số liệu thực tế ở kỳ

25

thực hiện chia cho kỳ kế hoạch. Nếu tỷ lệ này đạt trên 100% đối với chỉ tiêu doanh số tiêu thụ hay sản lƣợng tiêu thụ thì doanh nghiệp đạt đƣợc kế hoạch tiêu thụ đặt ra.

(7) Chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ trước: bằng số thực hiện ở kỳ thực hiện hiện tại trừ số thực hiện ở kỳ thực hiện trước.

(8) Tỷ lệ hoàn thành so với kỳ trước: là tỷ lệ phần trăm giữa số thực hiện ở kỳ thực hiện này chia cho kỳ thực hiện trước. Nếu tỷ lệ này đối với chỉ tiêu doanh số đạt trên 100% có nghĩa doanh nghiệp đang tăng trưởng doanh số so với năm trước.

c. Một số báo cáo kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán trong doanh nghiệp

c1. Báo cáo kiểm soát doanh thu

+ Thông tin cung cấp: Cung cấp cho nhà quản trị thông tin về tình hình thực hiện doanh thu so với kế hoạch hoặc tình hình doanh thu của kì thực hiện so với các kì trước. Từ đó có thể thấy được mức độ thực hiện dự toán hay mức độ tăng trưởng doanh thu của kì thực hiện.

+ Căn cứ lập: Căn cứ vào các báo cáo thực hiện và báo cáo dự toán đã lập, số liệu doanh thu của các kì trước trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp doanh thu.

c2. Báo cáo kiểm soát chi phí

+ Thông tin cung cấp: Cung cấp cho nhà quản trị thông tin về tình hình chi phí trong kì thực hiện so với kế hoạch hoặc tình hình chi phí của kì thực hiện so với các kì trước theo từng đối tượng tập hợp chi phí hoặc theo từng khoản mục chi phí. Từ đó có thể thấy đƣợc mức độ thực hiện dự toán hay mức độ tiết kiệm chi phí của kì thực hiện.

+ Căn cứ lập: Căn cứ vào các báo cáo thực hiện và báo cáo dự toán đã lập, số liệu chi phí của các kì trước trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp chi phí.

26

c3. Báo cáo kiểm soát lợi nhuận:

+ Thông tin cung cấp: Cung cấp cho nhà quản trị thông tin về lợi nhuận của kì thực hiện so với kế hoạch hoặc so với kì trước. Lợi nhuận có thể được theo dõi theo từng loại hoạt động hay theo trung tâm trách nhiệm. Qua đó nhà quản trị đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động của từng hoạt động, từng trung tâm để có thể đƣa ra các quyết định kinh doanh chính xác, kịp thời.

+ Căn cứ lập: Căn cứ vào các báo cáo doanh thu, chi phí của kì thực hiện và dự toán doanh thu, chi phí đã lập. Ngoài ra còn căn cứ vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp doanh thu, chi phí.

27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Báo cáo kế toán quản trị cung cấp những thông tin một cách cụ thể cho nhà quản trị doanh nghiêp về kế hoạch kinh doanh, tình hình thực hiện và các thông tin giúp cho quá trình kiểm soát, đánh giá tình hình sử dụng nguồn lực, hiệu quả sử dụng nguồn lực của đơn vị.

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã khái quát những cơ sở lý luận chung về báo cáo kế toán quản trị gồm các báo cáo dự toán, báo cáo thực hiện và báo cáo kiểm soát, đánh giá tình hình thực hiện dự toán. Đây là cơ sở lý luận cho việc tiếp cận, đánh giá thực trạng báo cáo kế toán quản trị tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng ở Chương 2. Qua đó giúp cho việc hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị ở Chương 3

28

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị tại cảng Đà Nẵng (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)