Được sự quan tâm của Nhà nước đến sự phát triển của ngành Chăn nuôi nói chung và ngành Thú y nói riêng, đã có rất nhiều nhà khoa học đã xây dựng đƣợc những công trình khoa học đóng góp cho sự phát triển của ngành Chăn nuôi Thú y.
Trong đó bệnh phân trắng lợn con đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu đề cập tới việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như phương pháp phòng trị.
Khi nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con Phạm Sỹ Lăng và cs (2003) [5] , cho rằng đây là một loại hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng đa dạng, đặc điểm là viêm dạ dày - ruột, ỉa chảy, gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu của lợn con là E. coli và một số loài Salmonella (Sal.cholerasuis, Sal. Typhisuis), đóng vai trò phụ là Proteus, Streptococcus. Bệnh xuất hiện vào những ngày đầu sau khi sinh và trong suốt thời kỳ bú mẹ. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo sự biến đổi hàng tháng của nhiệt độ, độ ẩm trung bình, cụ thể là có sự tương quan thuận với độ ẩm và tương quan nghịch với nhiệt độ không khí. Do đó, để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con thì ngoài các biện pháp về dinh dƣỡng, thú y cần đảm bảo khí hậu chuồng nuôi thích hợp.
Theo Nguyễn Quang Tuyên và cs (1993) [19] cho biết bộ máy tiêu hóa ở lợn con phát triển nhanh, song khả năng chống đỡ bệnh tật của đường ruột và dạ dày rất yếu. Do đó cần chú ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh đường tiêu hóa cho lợn.
Theo Phan Đình Thắm (1995) [17] thì nhất thiết lợn con sơ sinh phải đƣợc bú sữa đầu để giúp lợn con có sức đề kháng chống đỡ bệnh tật trong sữa đầu có albumin và globulin cao hơn bình thường. Đây là chất chủ yếu giúp cho lợn con có sức đề kháng vì thế cần chú ý cho lợn con bú sữa trong 3 ngày đầu sau khi sinh.
Theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2000) [7] cho rằng: Bổ sung Fe-Dextran cho lợn con có tác dụng làm tăng lƣợng huyết sắc tố (Hemoglobin), số lƣợng hồng cầu, giúp gia súc non, đặc biệt là gia súc sơ sinh khỏe mạnh, phát triển tốt, lớn nhanh và tăng sức đề kháng với bệnh truyền nhiễm, nhất là với bệnh phân trắng lợn con.
Theo Lê Thị Tài và cs (2000) [14] đã viết: Để điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con, ngoài kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn đường ruột (Trimazon, Chloramphenicol, Becberin) có hiệu quả điều trị 75 - 80%. Chúng ta nên phối hợp với các chế phẩm sinh học sẽ tăng hiệu quả lên 95 - 98% và bổ sung thêm điện giải (Ozesol) vừa tăng hiệu quả điều trị vừa tăng tỷ lệ khỏi bệnh từ 89,5 - 90%, con vật mau hồi phục, đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng con giống.
Theo Lê Văn Phước (1997) [10] cho rằng, tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con thay đổi theo sự biến đổi của nhiệt độ, độ ẩm trung bình thay đổi hàng tháng, có tương quan thuận với ẩm độ và tương quan nghịch với nhiệt độ không khí. Do đó, để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con thì ngoài các biện pháp về dinh dƣỡng, càn đảm bảo chế độ tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp.
Bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng đa dạng, đặc biệt là viêm dạ dày, viêm ruột và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E. coli, nhiều loại Salmonella và đóng vai trò phụ là Proteus Streptococus.
Bệnh xuất hiện nhiều vào những ngày đầu sau khi mới sinh và sống suốt trong thời gian bú sữa.
Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1998) [4], khi nghiên cứu tác dụng của một số Phytonciden và thuốc hoá học trị liệu với E. coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng cho biết tỏi và hẹ là 2 dƣợc liệu có tác dụng tốt với E. coli còn nghệ và cây vàng đắng là 2 dƣợc liệu có tác dụng trung bình.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Bệnh phân trắng lợn con là hội chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở giai đoạn bú sữa. Bệnh xảy ra ở các nước trên thế giới, bệnh thường phát và nhiễm nặng ở các khu đông dân cư, nơi môi trường bị ô nhiễm, thiếu nước sạch, ở các tỉnh miền núi dân trí còn lạc hậu.
Glawisschning E. và cs (1992) [21] nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dƣỡng, chăm sóc quản lý không tốt.
Nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do trực khuẩn Escherichia coli (E.coli) thuộc các nhóm Enterotoxigenic E.coli (ETEC).
Theo tài liệu thƣc nghiệm của Mỹ, đối với lợn con trong phòng bệnh thiếu máu dẫn đến bệnh lợn con ỉa phân trắng chỉ cần tiêm sắt 1 lần váo ngày thứ 3 sau khi đẻ là đủ.
Nhiều nghiên cứu về phòng và diều trị bệnh phân trắng nói riêng và bệnh đường tiêu hóa nói chung ở các nước cho thấy: Kháng sinh nhóm Neomycine có
hiệu quả điều trị tốt với liều 1000 - 2000 UI/kg khối lƣợng trong vòng 3 ngày. Các kháng sinh khác cũng có kết quả tốt khi dùng kết hợp với Sulfamid trong liệu trình điều trị.
Theo Erwin M. Kohrler (1996) [20] thành phần protein huyết thanh ở lợn 2 - 3 tuần tuổi và 7 tuần tuổi là khác nhau. Lợn con 7 tuần tuổi đã ăn thức ăn thực vật nên thành phần protein tăng hơn so với lơn 2 - 3 tuần tuổi. Lợn con bị tiêu chảy do các loại vi khuẩn thường được gọi là rối loạn đường ruột.
Theo Jones (1976) [22] khả năng bám dính của vi khuẩn là yếu tố vô cùng quan trọng để thực hiện bước đầu của quá trình gây bệnh. Trong quá trình liên kết đòi hỏi vi khuẩn phải có khả năng đi động.
Nghiên cứu của Smith. R. A. Và cs (1996) [23] cho thấy sản suất vắc xin E.coli phòng bệnh phân trắng cho lợn tốt nhất đƣợc phân lập từ bệnh phẩm của lợn bệnh ở độ tuổi dưới 14 ngày.
Phần 3