Về chăm sóc nuôi dƣỡng

Một phần của tài liệu Tình hình cảm nhiễm và phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con tại trại chăn nuôi bùi huy hạnh, xã tái sơn huyện tứ kỳ tỉnh hải dương (Trang 38 - 43)

4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Về chăm sóc nuôi dƣỡng

* Công tác vệ sinh

Vệ sinh phòng bệnh nhằm mục đích hạn chế và tiêu diệt mầm bệnh ở môi trường đồng thời nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Cùng với việc vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh sinh sản,... thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi đƣợc công ty rất quan tâm.

Vệ sinh chuồng trại đƣợc thực hiện theo một lịch cụ thể do trại quy định nhƣng vẫn có những thay đổi cho phù hợp tùy vào điều kiện thời tiết. Máng ăn bằng inox đƣợc rửa sau mỗi lần cho ăn xong. Riêng máng tập ăn cho lợn con luôn đƣợc giữ sạch, khô, không bị mốc.

Lợn cai sữa áp dụng phương pháp chăn nuôi “cùng vào cùng ra”. Khi xuất hết lợn thì các ô chuồng được cọ rửa sạch sẽ, quét vôi lên tường, phun tiêu độc cả dãy chuồng rồi để chống 3 tuần chờ chuyển lợn mới vào. Các chuồng khác cũng phải tiêu độc trước khi nhận lợn.

Nước sử dụng cho lợn uống lấy từ giếng khoan sau đó qua hệ thống bể lọc rồi theo đường uống dẫn đến từng chuồng.

Khi công nhân, kỹ sƣ và khách tham quan vào khu vực chăn nuôi đều phải sát trùng, tắm bằng nước sạch và thay quần áo bảo hộ lao động mới được vào khu vực chăn nuôi.

Lịch vệ sinh cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.1. Lịch sát trùng trại lợn nái

Thứ

Trong chuồng

Ngoài chuồng

Ngoài khu vực chăn

nuôi Chuồng nái

chửa Chuồng đẻ Chuồng cách ly

2

Quét hoặc rắc vôi đường đi

Phun sát trùng

+ rắc vôi Phun sát trùng

Phun sát trùng toàn bộ khu

vực

Phun sát trùng toàn bộ khu

vực

3 Phun sát trùng

Quét vôi hành lang + Phun sát

trùng

Quét hoặc rắc vôi đường đi

4 Xả vôi xút

gầm Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi

5 Phun ghẻ

Phun sát trùng + xả vôi xút

gầm

Phun ghẻ

6 Phun sát trùng

Phun sát trùng

+ rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng 7 Vệ sinh tổng

chuồng

Vệ sinh tổng chuồng

Vệ sinh tổng chuồng

Vệ sinh tổng khu CN Phun sát

trùng Phun sát trùng

* Công tác chăm sóc

Trong quá trình thực tập tại trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc lợn con theo mẹ dến cai sữa. Trực vệ sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn thí nghiệm. Thực hiện quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa nhƣ sau:

- Đối với nái chửa và chờ phối

Lợn nái chửa đƣợc nuôi chủ yếu ở chuồng nái chửa 1 và 2. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều chở phân ra khu xử lý phân.

Lợn nái chửa ăn các loại thức ăn 566SF, 567F, cho ăn 1lần/ngày với khẩu phần ăn tùy theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.2 Mức ăn cho lợn nái mang thai và chờ phối Đối

tƣợng Thời gian Số lƣợng thức ăn

(kg/con/ngày) Loại cám

Chờ phối 2 - 2,5 566SF

Nái chửa

+ Từ ngày phối đến

12 tuần chửa 1,8 - 2,0 566SF

+ Từ 13 tuần đến 14

tuần 3 - 3,5 566SF

+ Từ 15 tuần trở đi 3 - 3,5 567F

- Đối với nái đẻ và nuôi con

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày.

Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải dọn dẹp, sát trùng và cọ, rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải đƣợc ghi đầy đủ thông tin vào bảng ở mỗi đầu chuồng.

Khẩu phần cho nái đẻ và nuôi con: cho thức ăn hỗn hợp 567F

Bảng 4.3 Mức ăn cho lợn mẹ ăn theo từng giai đoạn Thời gian Số lƣợng thức ăn

(kg/con/ngày)

Số lần cho ăn Trước

đẻ

9-4 ngày 2,5 - 3,5 2

3-1 ngày 2 2

Ngày dự kiến đẻ 1 2

Ngày đẻ 1 2

Sau đẻ

1 ngày 1 3

2 ngày 2 3

3 ngày 3 3

4 ngày 4 3

5 ngày trở đi 5 3

Ngày cai sữa :17 - 21 ngày 1 1

- Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa + Ngay sau khi đẻ ra lợn con đƣợc cắt rốn, bấm nanh.

+ Lợn con 2 - 3 ngày tuổi đƣợc bấm số tai, bấm đuôi và tiêm nova - Fe+B12, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.

+ Từ 3 - 7 ngày tuổi cho uống thuốc phòng cầu trùng.

+ Đến 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.

+ Từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp 550F.

+ Từ 21 - 26 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.

- Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ: Khi lợn con đẻ ra cần cho lợn co bú sữa đầu càng sớm càng tốt, cố định đầu vú cho lợn con, những con nhỏ thì cho lên vú ngực bú. Tiêm sắt cho lợn con vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7 - 10 sau khi sinh để đề phòng tiêu chảy. Cho lợn ăn sớm để thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn thiện hơn, bảo đảm cho lợn có thể sinh trưởng phát dục bình thường, giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái, tăng khối lượng của lợn con và sớm cai sữa.

- Kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ: Các công nhân quản lý chăm sóc lợn con khi sinh ra cần chia các giai đoạn để tiện chăm sóc: Từ sơ sinh - 3 ngày tuổi, 3 ngày - 21 ngày, 21 ngày - cai sữa. Giai đoạn sơ sinh - 3 ngày tuổi cần cắt dây rốn, úm cho lợn, mài nanh lợn. Giai đoạn 3 - 21 ngày tuổi cầm tiêm nova - Fe+B12 cho lợn, tập cho ăn sớm, thiến lợn và phòng chống tiêu chảy cho lợn. Giai đoạn 21 ngày đến cai sữa cần chú ý vì giai đoạn này chúng ta chuẩn bị cai sữa cho lợn con.

- Quy trình nuôi dưỡng lợn nái nuôi con: Nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lƣợng và sản lƣợng, vì những chất cần thiết để tạo sữa đều lấy từ thức ăn. Kỹ thuật chăm sóc, quản lý ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết sữa lơn nái, các tác động không thích hợp nhƣ đánh đuổi, gây tiếng động mạnh trong khu vực chuồng nuôi đều gây ức chế quá trình tiết sữa.

- Chăm sóc quản lý lợn nái mang thai: Phải đảm bảo đầy đủ dinh dƣỡng cho bào thai phát triển bình thường đồng thời nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chất lƣợng con sinh ra, chất lƣợng sữa cũng nhƣ thời gian động dục lại của lợn mẹ sau cai sữa lợn con.

Đồng thời, phải chú ý đến thời gian tiêm phòng và điều trị bệnh cho lợn, công tác tiêm phòng theo lich trình và quy định của công ty cổ phần chăn nuôi CP cung cấp thuốc về cho trại 2 tuần 1 lần và cung cấp đầy đủ các loại thuốc để điều trị bệnh xảy ra.

* Công tác phòng bệnh

Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại đƣợc thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Lợn đƣợc tiêm vacxin ở trạng thái khỏe mạnh, đƣợc chăm sóc nuôi dƣỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác. Tỷ lệ tiêm phòng vacxin cho đàn lợn luôn đạt 100%.

Lịch tiêm phòng cho lơn đƣợc thực hiện theo từng giai đoạn sau :

Bảng 4.4. Quy trình vacxin tại trại

Loại lợn Tuần tuổi Phòng bệnh

Vacxin/

Thuốc/chế phẩm

Đường đƣa thuốc

Liều lƣợng (ml/con)

Lợn con

2 - 3 ngày

Thiếu mau Nova - Fe+B12 Tiêm 1 Tiêu chảy Nova amcoli

MD Nor 100 Tiêm 1

3 - 6 ngày Cầu trùng Totrazil Uống 1

16 - 18 ngày Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

Lợn hậu bị

24 tuần tuổi Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2

25, 29 tuần

tuổi Khô thai Pavo

Tiêm bắp 2

26 tuần tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 27, 30 tuần

tuổi Giả dại Begonia

Tiêm bắp 2

28 tuần tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

Lợn nái sinh sản

10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

Một phần của tài liệu Tình hình cảm nhiễm và phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con tại trại chăn nuôi bùi huy hạnh, xã tái sơn huyện tứ kỳ tỉnh hải dương (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)