Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nuôi tại trại chăn nuôi

Một phần của tài liệu Tình hình cảm nhiễm và phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con tại trại chăn nuôi bùi huy hạnh, xã tái sơn huyện tứ kỳ tỉnh hải dương (Trang 43 - 49)

4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.2. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nuôi tại trại chăn nuôi

Để điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đƣa ra đƣợc phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày tôi cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã gặp và điều trị một số bệnh sau:

- Bệnh viêm tử cung

+ Nguyên nhân: Bệnh viên tử cung là một quá trình bệnh lí phức tạp có thể do rất nhiều nguyên nhân: Công tác phối giống không đúng, do lợn mẹ đẻ khó, bị

sát nhau phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ trợ sản làm tổn thương, xây xát niêm mạc cổ tử cung và âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm. Do sàn chuồng không đƣợc vệ sinh sạch, lợn nái không đƣợc vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đẻ. Mặt khác, do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như:

Bệnh sảy thai truyền nhiễm và phó thương hàn.

+ Triệu chứng: Khi bị bệnh, lợn biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: Thân nhiệt tăng cao, ăn uống giảm, lƣợng sữa giảm, con vật đau đớn, có khi cong lƣng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Âm hộ sƣng đỏ. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài dịch viêm màu trắng đục hoặc phớt hồng, có mùi tanh, thối khắm.

+ Điều trị: Hạn chế quá trình viêm lan rộng, kích thích tử cung co bóp thải hết dịch viêm ra ngoài và đề phòng hiện tƣợng nhiễm trùng cho cơ thể, chúng tôi tiến hành điều trị nhƣ sau:

Tiêm một liều oxytocin: 3 - 5 ml/con Tiêm amoxinject: 1ml/10kgTT/1lần/2ngày.

Điều trị liên tục trong 4 - 6 ngày.

+ Kết quả:

Điều trị 47 con, khỏi 44 con, loại 3 con.

- Bệnh viêm vú

+ Nguyên nhân: Do các loài vi khuẩn: Liên, tụ cầu trùng, E.coli xâm nhập vào tuyến vú qua da, do xây xát núm vú do răng nanh lợn con mới sinh, do lợn mẹ nhiều sữa ứ đọng tạo nên môi trường cho vi khuẩn phát triển, hoặc do quá nhiều sữa làm căng nhức, gây viêm.

Do vệ sinh chuồng trại kém, phân, nước tiểu không thoát hết, nhiệt độ chuồng trại quá lạnh, quá nóng.

Do việc dùng thuốc sát trùng tẩy uế chƣa hợp lý trong khu trang trại cũng như trong chuồng lợn nái trước và sau khi đẻ.

Do kế phát từ các bệnh viêm âm đạo, tử cung.

+ Triệu chứng: Lợn nái bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao, không cho con bú. Tất cả các bầu vú hay một vài bầu vú bị viêm, đỏ, đau, nóng, sƣng; có con bị viêm nặng, bầu vú tím bầm lại, sờ nắn bầu vú thấy cứng.

+ Điều trị:

Cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nóng kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần.

Tiêm quanh vùng bầu vú bị viêm bằng Nor - 100: 1ml/10kgTT Toàn thân:

Tiêm analgin: 1ml/10kgTT/1lần/ngày.

Tiêm amoxinject: 1ml/10kgTT/1lần/2ngày.

Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

+ Kết quả: Phát hiện và điều trị 5 con, khỏi 100%.

-Dịch tiêu chảy cấp trên lợn con (PED)

+ Nguyên nhân: Khi lợn khỏe mạnh tiếp xúc với các nguồn gây bệnh nhƣ:

lợn mang mầm bệnh, phân, tinh lợn, vật dụng chăn nuôi có mầm bệnh, xe tải, con người, nguồn nước…virus sẽ từ các nguồn đó xâm nhập vào cơ thể lợn chủ yếu thông qua đường tiêu hóa. Tại đường tiêu hóa của lợn (chủ yếu là đoạn không tràng và hồi tràng của ruột non), virus (PEDV) nhân lên trong các tế bào nhung mao ruột non làm cho lông nhung ruột hƣ hại, teo đi và ngắn hơn, dẫn đến giảm khả năng hoạt động của các men tiêu hóa trong ruột, từ đó giảm khả năng hấp thu dinh dƣỡng trong thức ăn hay trong sữa (đối với lợn con).

+ Triệu chƣ́ng: Tiêu chảy quá nhiều kết hợp với nôn làm cho những con này mất nước nặng, lợn lạnh, nằm chồng lên nhau và nằm lên bụng mẹ. Chúng sẽ chết trong vòng 3 - 4 ngày do mất nước. Khi chết, xác lợn gầy kèm theo các triệu chứng nhƣ mắt lõm sâu.

+ Điều trị : Cách 1: Tiêm nor - 100 chích bắp , 1 ml/con + tiêm atropin chích bắp 1ml/con. Kết hơ ̣p với cho uống điê ̣n giải và nopstrep và sữa pigi plus.

Cách 2: Pha 20ml nor - 100 hoặc atropin với nước muối sinh lí/đường glucose.

Truyền xoang bụng 20ml/1 con, 1 - 2 lần/ngày. Kết hợp cho uống điện giải và nopstrep và sữa pigi plus.

+ Phòng bệnh: cho lợn nái mang thai dưới 13 tuần, lợn hâ ̣u bị, nái cai sữa ăn auto vacxin - gây nhiễm nhân tạo (làm từ ruột con mắc bệnh 1 - 3 ngày tuổi , còn

sống, không bỏ di ̣ch. Xay nhỏ, trô ̣n với 1 lít nước cất và 6 gram amoxicillin. Cho 25 - 30 lợn nái ăn).

+ Hộ lý: giƣ̃ chuồng tra ̣i sa ̣ch sẽ , thƣ̣c hiê ̣n công tác vê ̣ sinh , phun sát trùng, cách ly nghiêm ngặt.

Trong thờ i gian ở trại, tôi đã điều tri ̣ 1845 con, khỏi 1143con, đa ̣t tỷ lê ̣ 61,95%.

- Bệnh phân trắng lợn con

+ Nguyên nhân: Bệnh phân trắng ở lợn con là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng rất đa dạng. Do trực khuẩn E.coli thuộc họ Enterobacteriaceae, nhiều loại Samonella (S.choleraesuis, S.typhysuis…) và đóng vai trò phụ là: Proteus, Steptococcus. Trong điều kiện bình thường vi khuẩn E.coli khu trú tự nhiên trong đường tiêu hoá của lợn, chủ yếu ở cuối ruột non và suốt ruột già. Vi khuẩn này sẵn sàng tấn công vào cơ thể lợn khi cơ thể lợn gặp những điều kiện bất lợi (Phạm Sĩ Lăng và cs, 2003) [5].

Do hệ thống phòng vệ của lợn con chƣa hoàn chỉnh trong những ngày đầu tiên nhƣ: Lƣợng axit trong dạ dày lợn con rất ít nên không đủ ngăn cản sự tấn công, xâm nhập và tăng sinh của vi khuẩn vào ruột và gây bệnh.

Do việc nuôi dƣỡng chăm sóc lợn mẹ chƣa hợp lý, chuồng trại ẩm ƣớt, rét, vệ sinh kém, sữa mẹ kém...

+ Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê bết. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh.

+ Điều trị:

Bệnh phân trắng lợn con có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc. Tại trang trại điều trị bằng thuốc sau:

Nova amcoli và nor 100 liều dùng 1ml/10kgTT/ngày Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

+ Kết quả: Trong thời gian thực tập tại trang trại, tôi đã phát hiện và điều trị tổng số con mắc bệnh phân trắng là 109 con, trong đó điều trị khỏi là 101 con, đạt 92,66%.

- Bệnh viêm phổi

+ Nguyên nhân: Do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Bệnh xảy ra trên lợn con ngay từ khi mới sinh ra. Bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp. Do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi…, do sức đề kháng của lợn giảm. Bệnh thường lây lan do nhốt chung giữa con nhiễm bệnh và mắc bệnh do bú sữa của lợn mẹ bị bệnh.

+ Triệu chứng: Lợn con còi cọc chậm lớn, lông xù, hở xương sống, khi thở hóp bụng lại. Bình thường nghỉ ngơi lợn không ho, chỉ khi xua quấy rầy lợn mới ho (ho vào lúc sáng sớm hay chiều tối), nhiệt độ cơ thể bình thường hay tăng nhẹ.

+ Điều trị:

Tylogenta: 1ml/con. Tiêm bắp ngày/lần Amoxinject: 1ml/con. Tiêm bắp 2 ngày/lần.

Điều trị trong 3 - 6 ngày.

+ Kết quả: Số con điều trị: 161con Số con khỏi: 149 con

Tỷ lệ khỏi: 92,55%

-Hiện tượng khó đẻ:

+ Nguyên nhân: Do lợn nái không đƣợc chăm sóc tốt trong quá trình nuôi từ hậu bị đến khi lợn chửa và đẻ. Như ít vận động, cơ bụng, cơ hoành, cơ liên sườn yếu và xương chậu hẹp. Trong quá trình chăm sóc chúng ta nên lưu ý đến chế độ ăn, bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin, cân đối chất đạm, chất xơ, chất khoáng,...

+ Triệu chứng: Do âm đạo và cổ tử cung hẹp, hướng thai không thuận, con to, con bi chết lưu,...

+ Chẩn đoán: Nghi con vật mắc hiện tƣợng khó đẻ.

+ Điều trị: Để can thiệp hiện tượng khó đẻ, trước hết tôi cho lợn con bú ngay sau khi sinh, kết hợp xoa bóp đầu vú cho con mẹ bằng khăn ấm để kích thích con mẹ co bóp đẩy bào thai ra ngoài. Nếu khó đẻ do con thì tiến hành thủ thuật trợ giúp cho con mẹ. Sát trùng kỹ bàn tay và cánh tay, đeo găng tay dài, bôi trơn bằng

vaselin hoặc nhúng vào nước sạch sau đó chum 5 ngón tay lại và từ từ mở mép âm môm đưa bàn tay vào. Nếu thấy thai thì điều chỉnh cho đúng chiều hướng thuận lợi cho con mẹ tự rặn đẩy thai ra hoặc kết hợp cùng với cơn rặn của con mẹ kéo thai ra ngoài. Tiêm oxytocin, liều 4 - 6 ml, tiêm bắp con mẹ. Nếu các biện pháp trên không đạt hiệu quả thì tiến hành phẫu thuật mổ bụng con mẹ lấy thai ra ngoài.

Cách phẫu thuật:

+ Sát trùng tay người mổ cẩn thận bằng cồn iod 5%, đeo găng tay dài, khẩu trang, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cho phẫu thuật: Dao mổ, kim tiêm. kim khâu, chỉ khâu,...

+ Tiến hành cho lợn mẹ nằm sang bên trái, tay trái người phụ mổ giữ chân trái trước, tay phải giữ chân trái sau, đầu gối tỳ mạnh lên sau tai lợn, sát trùng kỹ vùng mổ bằng cồn iod 5%. Gây tê vùng mổ bằng novocain 3%, liều 50ml. Vị trí mổ ở bên phải là giao điểm của 2 đường: một đường kẻ từ mỏm hông xuống bụng. Một đường giữa mỏm hông và khớp đùi chày kẻ xong xong với cột sống. Vết mổ cách giao điểm 2 đường trên khoảng 2 - 3 cm về phía trước.

+ Mổ một đường dài 15 - 20cm chéo từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Tách các lớp cơ và chọc thủng phúc mạc, lôi sừng tử cung ra gần miệng vết mổ, chọn nơi có ít mạch máu nhất mổ 1 đường dài 10 - 15 cm dọc theo sừng tử cung rồi cho tay xé rách nhau thai lấy con ra.

+ Cho kháng sinh Penicillin 2 triệu UI + 4g Streptomycin vào xoang bụng. Tiến hành khâu gấp mép vùng mổ lại sau đó khâu phúc mạc, khâu các lớp cơ và khâu da.

Sát trùng lại bên ngoài vùng mổ, đặt gạc dẫn lưu,...

Trong quá trình trực tiếp tham gia đỡ đẻ cho lợn tôi nhận thấy với những con nái có thân hình bình thường thì thường đẻ dễ hơn những con quá béo. Do đó có thể kết luận về khẩu phần ăn là hết sức quan trọng, có chế độ chăm sóc hợp lý đảm bảo cho bào thai phát triển tốt không để nái quá béo nhằm mục đích cho quá trình sinh đẻ của nái đƣợc thuận lợi.

- Kết quả: Số con điều trị: 8 con Số con khỏi: 6 con Tỷ lệ khỏi: 75%

Một phần của tài liệu Tình hình cảm nhiễm và phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con tại trại chăn nuôi bùi huy hạnh, xã tái sơn huyện tứ kỳ tỉnh hải dương (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)