Các dạng bài tập lịch sử

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm trong việc giảng dạy các tiết “Làm bài bập lịch sử” trong chương trình lịch sử lớp 7 (Trang 46 - 50)

II. BÀI TẬP LỊCH SỬ

1. Các dạng bài tập lịch sử

1.1: Tổ chức hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh, lược đồ, bản đồ lịch sử

- Khai thác tranh ảnh trong giảng dạy bộ môn nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện phương pháp sử dụng, khai thác tranh ảnh phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức mới và khắc sâu kiến thức bộ môn.

- Khai thác bản đồ nhằm khắc sâu kiến thức, xác định được không gian, thời gian của sự kiện, phát huy trình độ tư duy của học sinh, rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác bản đồ, lược đồ...

1.2: Hướng dẫn học sinh lập niên biểu (lập bảng thống kê)

- Bài tập niên biểu giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, so sánh các sự kiện để rút ra các dấu hiệu bản chất, sự khác biệt giữa các sự kiện.

- Niên biểu thường được sử dụng đối với 1 bài học, hệ thống kiến thức của một chương hay cả một giai đoạn lịch sử.

- Có 3 loại niên biểu:

+ Niên biểu chuyên đề: thường được sử dụng để hệ thống hóa kiến thức của một bài hoặc một sự kiện (có thể áp dụng để dạy bài mới và làm bài tập).

+ Niên biểu so sánh: thường được sử dụng để hệ thống kiến thức so sánh các sự kiện để rút ra các dấu hiệu bản chất, sự khác biệt giữa các sự kiện.

+ Niên biểu tổng hợp: thường được sử dụng trong các bài ôn tập, tổng kết để hệ thống kiến thức cơ bản, khái quát, tổng hợp kiến thức sau mỗi chương hoặc mỗi giai đoạn lịch sử.

1.3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc nghiệm khách quan

- Qua hệ thống bài tập HS hiểu rõ những vấn đề, sự kiện cơ bản ở SGK, qua đó có thể đánh giá năng lực vận dụng kiến thức đã học của HS và các kĩ năng, kĩ xảo của các em.

- Có 3 loại bài tập trắc nghiệm:

+ Lựa chọn phương án đúng (xác định đúng, sai).

+ Điền khuyết (điền vào chỗ trống).

+ Ghép nối (chiếu đôi).

1.4: Tổ chức, hướng dẫn HS sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương có liên quan đến nội dung bài học: khắc sâu kiến thức, HS hiểu được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc nhằm giáo dục tư tưởng, thái độ, rèn luyện kỹ năng làm việc với tư liệu lịch sử.

Ví dụ 1:

Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919- 1925

Thời gian Sự kiện Ý nghĩa

18/6/1919 - NAQ gửi bản yêu sách của nhân dân ...

An Nam đến hội nghị Véc-xai...

7/1920 - Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.

...

.... ... ....

Ví dụ 2:

Diễn biến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Thời gian Sự kiện

14 đến 18/8/1945 - 4 tỉnh giành chính quyền đầu tiên trong cả nước....

19/8/1945 - Hà Nội giành chính quyền.

23/8/1945 ...

25/8/1945 ...

... ...

Ví dụ 1:

Sự khác nhau giữa Lãnh địa phong kiến với Thành thị trung đại Nội dung Lãnh địa phong kiến Thành thị trung đại Cư dân Lãnh chúa – nông nô Thợ thủ công, thương nhân Đặc điểm

kinh tế

Đóng kín, tự cung tự cấp Trao đổi hàng hóa Nền kinh tế

chính

Nông nghiệp Thủ công nghiệp, thương nghiệp

... ... ...

Ví dụ 2:

Sự khác nhau giưa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây

Nội dung Các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Tây

Thời gian hình thành

... ...

Điều kiện tự nhiên

... ...

Nền kinh tế chính

... ...

Tên các quốc gia cổ đại

... ...

Ví dụ 1:

Các triều đại phong

kiến VN

Thời gian Chính quyền

Quân đội Luật pháp Kinh tế

Ngô Đinh Tiền Lê

... ... ... ... ... ...

Ví dụ 2:

Các cuộc kháng chiến tiêu biểu chống ngoại xâm của dân tộc ta từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII

Tên cuộc kháng chiến

Thời gian Lãnh đạo Chống giặc ngoại xâm

Chiến thắng tiêu biểu Kháng chiến chống

Tống lần 1

Kháng chiến chống Tống lần 2

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên Kháng chiến chống quân Minh

Kháng chiến chống quân Xiêm

Kháng chiến chống quân Thanh

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm trong việc giảng dạy các tiết “Làm bài bập lịch sử” trong chương trình lịch sử lớp 7 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w