Định hướng cách dạy bài “Bài học lịch sử”

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm trong việc giảng dạy các tiết “Làm bài bập lịch sử” trong chương trình lịch sử lớp 7 (Trang 50 - 54)

II. BÀI TẬP LỊCH SỬ

2. Định hướng cách dạy bài “Bài học lịch sử”

Giáo viên có thể lựa chọn 5 dạng bài “Bài tập lịch sử” sau để thiết kế tiết bài tập sao cho phù hợp với chương trình và đối tượng học sinh.

2.1: Kiểu bài tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ lịch sử

Gợi ý thiết kế giáo án:

I. Phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ - Bước 1: Đọc tên tranh ảnh, bản đồ, lược đồ....

- Bước 2: Nghiên cứu kĩ các kí hiệu phần chú giải, đối chiếu các kí hiệu phần chú giải lên trên bản đồ, lược đồ...

- Bước 3: Khai thác nội dung tranh ảnh, bản đồ, lược đồ... theo yêu cầu cụ thể của bài.

II. Thực hành

* Bài tập 1: Đọc bản đồ

- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập nghiên cứu phần chú giải trên bản đồ, lược đồ trong 2 phút (GV lựa chọn những bản đồ in của chương trình hoặc các lược đồ có sẵn trong SGK).

- Sau đó gọi từ 1 đến 2 học sinh lên trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét – bổ sung...

GV kết luận.

* Bài tập 2: Tường thuật diễn biến....

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm từ 4 đến 6 em (từ 5 đến 7 phút), nghiên cứu nội dung bản đồ (GV lựa chọn 1 bản đồ thống nhất trong chương trình cho cả lớp cùng thực hành, cho điểm HS trình bày tốt), yêu cầu HS tường thuật diễn biến ...

- GV gọi từ 1 đến 2 học sinh lên trình bày (cho điểm HS trình bày tốt), cả lớp nhận xét, bổ sung...

- GV chốt lại...

* Bài tập 3: Hoàn thành bản đồ trống

- GV sử dụng Vở bài tập Tập bản đồ lịch sử lựa chọn 1 lược đồ photo phát đến tay HS mỗi em một bản. Yêu cầu HS hoạt động độc lập sử dụng bút sáp màu hoàn thành bản đồ trống (trong thời gian từ 5 đến 10 phút).

- GV có thể thu một số bài tập của một số học sinh chấm lấy điểm kiểm tra miệng.

III. Đọc tư liệu lịch sử

- GV nên để từ 5 đến 10 phút để HS đọc tư liệu lịch sử.

- GV tham khảo các đầu sách sau:

1. Chìa khóa vàng lịch sử.

2. Những mẩu chuyện lịch sử nổi tiếng thế giới.

3. Tư liệu lịch sử (6,7,8,9).

Dựa trên các đầu sách trên GV lựa chọn những nội dung có liên quan đến chương trình để gọi 1 học sinh đọc to cả lớp cùng nghe.

2.2: Kiểu bài lập niên biểu lịch sử Gợi ý thiết kế giáo án:

I. Phương pháp lập niên biểu

- Vai trò của niên biểu: Niên biểu dùng để hệ thống hóa các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian, đồng thời nêu mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kì lịch sử...

- Phương pháp lập niên biểu:

+ Bước 1: Đặt tên niên biểu lịch sử

+ Bước 2: Lựa chọn số lượng các cột dọc, ngang (theo yêu cầu, nội dung cụ thể của từng bài tập)

+ Bước 3: Đặt tiêu đề cho các cột dọc, ngang.

+ Bước 4: Lựa chọn các nội dung phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để hoàn thiện niên biểu.

II. Thực hành

* Bài tập 1: Hoàn thành niên biểu chuyên đề.

- GV cho học sinh hoạt động độc lập hoàn thành niên biểu .

- GV lựa chọn nội dung trong chương trình đã học để ra bài tập cho HS.

- Có thể cho trước cột thời gian, GV nên hướng dẫn học sinh hoàn thành từ 1 đến 2 sự kiện rồi yêu cầu học sinh tự hoàn thiện.

- GV gọi 1 học sinh đọc phần bài tập của mình, cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung... GV chốt lại.

* Bài tập 2: Hoàn thành niên biểu so sánh.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 2 học sinh, hoàn thành nội dung bài tập.

- Gọi 1 HS trình bày bài tập, cả lớp nhận xét, bổ sung...gv kết luận.

* Bài tập 3: Hoàn thành niên biểu tổng hợp.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 đến 6 học sinh, hoàn thành nội dung bài tập.

- Gọi 1 HS trình bày bài tập, cả lớp nhận xét, bổ sung... GV kết luận.

* Bài tập 4: Yêu cầu học sinh tự ra một bài tập niên biểu.

III. Đọc tư liệu lịch sử (hoặc cho học sinh chơi trò chơi).

2.3: Kiểu bài làm bài tập trắc nghiệm khách quan Gợi ý thiết kế giáo án:

I. Bài tập

* Bài tập 1: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu trả lời sau:

1.1;

1.2;

1.3;

1.4;

1.5;

...

(Lưu ý: Mỗi bài tập chỉ đưa ra 4 phương án lựa chọn, không sử dụng phương án: Tất cả các đáp án trên đều đúng hoặc Tất cả các phương án trên đều sai.

* Bài tập 2: Hãy lựa chọn những nội dung thích hợp, điền vào chỗ trống sau đây sao cho phù hợp .

a, b, c, d, ...

* Bài tập 3: Hãy lựa chọn nội dung (cột I-thời gian), ghép nối với nội dung (cột II-sự kiện) sao cho thích hợp

I. Thời gian STT STT II. Sự kiện

a 1

b 2

c 3

d 4

e 5

II. Đọc tư liệu lịch sử (hoặc chơi trò chơi)

2.4: Tổ chức hướng dẫn học sinh sưu tầm lịch sử địa phương (hoặc gặp gỡ các nhân chứng lịch sử)

Gợi ý thiết kế giáo án:

A. Chuẩn bị - Giáo viên:

+ Lựa chọn nội dung, tài liệu tham khảo (hoặc nhân vật lịch sử cần gặp gỡ).

+ Xây dựng đề cương-đặt câu hỏi (hoặc lên chương trình gặp gỡ nhân vật lịch sử).

+ Giao việc cho học sinh (sưu tầm tư liệu, phim, tranh ảnh, bản đồ...hoặc tìm các nhân chứng lịch sử).

(Lưu ý: nếu giao cho học sinh sưu tầm tư liệu thì phải giới thiệu tên sách? Tên tranh ảnh-bản đồ-lược đồ, phim tư liệu? Tìm ở đâu?)

- Học sinh:

+ Sưu tầm tư liệu, quay phim, chụp ảnh, tìm các loại tranh ảnh-bản đồ-lược đồ... theo định hướng của giáo viên.

+ Tìm gặp các nhân chứng lịch sử.

B. Tiến trình lên lớp

I. Giới thiệu đại biểu, tuyên bố lý do và nội dung tiết học.

II. Nôi dung cụ thể:

1. Văn nghệ chào mừng (các bài hát về địa phương).

2. Học sinh trình bày tư liệu theo định hướng của giáo viên.

3. Gặp gỡ, trao đổi các nhân chứng lịch sử.

4. Học sinh phát biểu cảm tưởng (hoặc viết thu hoạch).

5. Thi văn nghệ, tiểu phẩm (nếu có).

6. GV củng cố, hướng dẫn chuẩn bị bài giờ sau.

2.5: Bài tập hỗn hợp Gợi ý thiết kế giáo án:

I. Bài tập trắc nghiệm

* Bài tập 1: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu trả lời sau:

1.1;

1.2;

1.3;

1.4;

1.5;

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm trong việc giảng dạy các tiết “Làm bài bập lịch sử” trong chương trình lịch sử lớp 7 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w