Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN,
3.1. Đặc điểm chung về Thành phố Hải Dương
Thành phố Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng có diện tích tự nhiên 7.138 ha, dân số 253.893 người, tiếp giáp với 6 huyện:
Tứ Kỳ, Gia lộc, Thanh Hà, Nam sách, Cẩm giàng, Kim Thành. Trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển, hơn 90 năm là đô thị (1923 - 2014), thành phố Hải Dương không ngừng xây dựng và phát triển. Năm 1945, Hải Dương trở thành thị xã; năm 1997, Hải Dương được tái thành lập là thành phố (đô thị loại III) và năm 2009 thành phố Hải Dương được công nhận là đô thị loại II.
Thành phố Hải Dương có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 17 phường, 4 xã. Với vai trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
công nghệ của tỉnh, thành phố Hải Dương đang đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng phấn đấu trở thành đô thị loại I trước năm 2020.
Với mục tiêu phát triển thành phố Hải Dương theo hướng vừa hợp lý, hài hòa, đồng bộ vừa phù hợp với đặc điểm tự nhiên và bản sắc văn hóa Thành Đông. Những năm qua, thành phố Hải Dương vừa thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp, dịch vụ vừa chú trọng phát triển các ngành thủ công truyền thống, xây dựng các khu đô thị mới hiện đại kết nối hài hòa với khu trung tâm phố cổ, tăng trưởng hàng năm đạt 7 - 9%; tích cực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống xứ Đông. Thành phố luôn tập trung đầu tư xây dựng, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị, đường giao thông đã được nhựa hóa và bê tông hóa, hệ thống công viên, hoa viên được đầu tư có chiều sâu. Bên cạnh việc đầu tƣ, phát triển các khu - cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các khu đô thị mới, thành phố còn chú trọng đầu tƣ xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi như trường học, bến xe, bệnh viện.
Cùng với sự phát triển của đất nước, thành phố Hải Dương đang từng bước phát triển tất cả các ngành kinh tế, phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; tập trung đầu tƣ chiều sâu, ƣu tiên phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề
gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, đẩy mạnh chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới để đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ; đẩy mạnh xã hội hóa các loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Dương
Thành phố Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
+ Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; Phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh.
- Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện:
- Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh. Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thuỷ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng nhƣ hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh
- Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.
Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi.
Năm 2013, tổng sản phẩm trong thành phố (GDP) tăng 10,5%; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,9%; Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 13 %. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 13,5%.
Giá trị hàng hoá xuất khẩu ƣớc đạt 420 triệu USD, tăng 73,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, chủ yếu tăng do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 85,7%). Tổng giá trị nhập khẩu ƣớc đạt 440 triệu USD, tăng 47,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đến nay Hải Dương đã quy hoạch 10 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.719 ha. Với chính sách thông thoáng, ƣu đãi các nhà đầu tƣ trong và ngoài nước, với lợi thế vị trí thuận lợi, Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào khu công nghiệp. Đến hết năm 2013 đã thu hút 350,2 triệu USD vốn đầu tƣ trực tiếp nước ngoài, trong đó cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 37 dự án
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
(tăng 9 dự án), tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2012. Vốn đầu tƣ thực hiện của các dự án năm 2014 đạt 300 triệu USD, tăng 27,6% so với năm 2013.
3.1.3. Tình hình cơ bản của Chi cục thuế Thành phố Hải Dương
Chi cục Thuế thành phố Hải Dương được thành lập từ tháng 8/1997 trên cơ sở thành phố Hải Dương được tái lập với toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị xã Hải Dương và là đô thị loại III. Quá trình xây dựng và trưởng thành, Chi cục Thuế Hải Dương đã không ngừng được kiện toàn và lớn mạnh về mọi mặt, tuy là một tỉnh thuần nông có đến trên 80% là lao động nông nghiệp nông thôn, các cơ sở kinh doanh dịch vụ còn nhỏ: với số thu ngân sách năm 1997 là hơn 400 triệu đồng, năm 2002 là 14 tỷ. Năm 2005 thành phố Hải Dương có số thu là 14,616 tỷ. Giai đoạn 2006-2010 với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công chức ngành thuế, số thu ngân sách năm 2009 là 322,19 tỷ, năm 2010 là 479,927 tỷ, năm 2013 là 413,081 tỷ, năm 2014 là 560,83 tỷ đã đưa thành phố Hải Dương là đơn vị có
số thu NSNN lớn nhất trong 12 huyện, thị xã trong Tỉnh.
Trong suốt chặng đường phấn đấu, Chi cục Thuế thành phố Hải Dương không ngừng được củng cố và phát triển, ngành đã vinh dự đón nhận Huân
chương lao động hạng nhì và hạng ba của Chủ Tịch nước, hai lần đón cờ thi đua xuất sắc của Chính Phủ, Bộ tài chính, của UBND tỉnh và nhiều bằng khen các cấp cho tập thể và cá nhân của ngành.
3.1.4. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế TP Hải Dương
Chi cục Thuế TP Hải Dương là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Hải Dương có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chịu sự chỉ đạo song trùng của Cục Thuế và UBND TP Hải Dương. Chi
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
cục Thuế TP Hải Dương làm việc theo chế độ thủ trưởng, cấp phó là người giúp việc cho thủ trưởng trong từng phần công việc được phân công.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế TP Hải Dương có 11 Đội chức năng thuộc văn phòng Chi cục và 7 Đội thuế phường, liên phường, xã.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế TP Hải Dương
CHI CỤC TRƯỞNG
Đội Kiểm tra nội bộ Đội Hành chính - nhân sƣ̣ – tài vụ - ấn chỉ
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
Đội kiểm tra số 1 Đội kê khai, kế toán và tin học Đội thuế p.LTN-ThB-TB Đội thuế HT-TK-TH Đội thuế trƣớc bạ và thukhác Đội thuế p.PNL Đội thuế phƣờng Thanh Bình Đội thuế p.xã AC-AQ-NĐ-TĐ Đội kiểm tra thuế số 2 Đội Tổng hợp nghiệp vụ dƣ̣ toán Đội thuế phƣờng Trần Phú Đội Quản lý nợ và CCNT
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
Đội thuế phƣờng THĐ-QT-NT
Đội kiểm tra thuế số 3 Đội quản lý thuế TNCN Đội tuyên truyền, hỗ trợNNT 45
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chức năng nhiệm vụ
* Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về
chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền - hỗ trợ, phổ biến chính sách pháp luật về thuế cho người nộp thuế, người dân và các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn thành phố.
* Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.
* Đội Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
Tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt, xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ và cƣỡng chế thu nợ thuế trên địa bàn. Trực tiếp theo dõi tình hình nợ, lập danh sách đối tượng nợ thuế và thực hiện phân loại nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng người nộp thuế trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
* Đội Kiểm tra thuế
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý. Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý;
* Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế;
* Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán
Giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước được giao của Chi cục Thuế.
* Đội Kiểm tra nội bộ
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.
* Đội Trước bạ và thu khác
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về
đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
* Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.
* Đội thuế liên xã, phường, thị trấn
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên ...).
Công tác cán bộ công chức trong các bộ phận
Đội ngũ cán bộ công chức của Chi cục Thuế TP Hải Dương tính đến 31/12/2014 là 128 cán bộ công chức , trong đó có 7 cán bộ hợp đồng 68. Tại văn phòng Chi cục thuế có 92 cán bộ chiếm 71,8% được tổ chức thành 11 Đội chức năng và có 36 cán bộ chiếm 28,1% được tổ chức thành 7 đội thuế, trong đó có 28,1% cán bộ đảm nhiệm quản lý thuế các hộ kinh doanh cá thể.