CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TRUYỀN THÔNG MARKETING CHO DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
2.1. CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÁN ĐẢO SƠN TRÀ - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch
Bán đảo Sơn Trà nằm ở phía Đông của TP Đà Nẵng, có cảng nước sâu Tiên Sa nối với đường hàng hải quốc tế, là một trong các cửa ngõ quốc tế về đường biển của TP Đà Nẵng. Sơn Trà có cả 3 mặt giáp biển với nhiều bãi tắm đẹp đã tạo ra lợi thế so sánh rất lớn về phát triển kinh tế biển, cũng như phát triển các loại hình dịch vụ du lịch biển trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế biển và du lịch của TP Đà Nẵng, miền Trung và cả nước.
Sơn Trà có gần 4.000 ha rừng, trong đó một phần là đất đồi đang được phủ thêm loại cây công nghiệp. Sơn Trà là nơi giao lưu giữa hai hệ động vật và thực vật tiêu biểu của hai miền Nam - Bắc.
Có người đã ví Sơn Trà như một buồng phổi khổng lồ cung cấp dưỡng khí cho thành phố Đà Nẵng. Trong rừng nguyên sinh này có 289 loại thực vật bậc cao thuộc 217 chi, 90 họ. Về động vật, nơi đây là chỗ quần cư của họ hàng nhà khỉ với khoảng hơn 400 con voọc và nhiều loại khỉ đuôi dài. Ngoài ra còn có chồn, heo rừng, gà rừng, hoẵng...
Hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch hoàn thành như đường: Trần Hưng Đạo (Bạch Đằng Đông), đường Ngô Quyền mở rộng trong trục hành lang kinh tế Đông – Tây, đường ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc, đường Phạm Văn Đồng (từ cầu sông Hàn ra biển), cầu Thuận Phước nối quận Hải Châu với Thọ Quang – Sơn Trà được thông tuyến vào ngày 29.3.2009, hàng loạt các dự án phát triển kinh tế - du lịch, dân sinh như nâng cấp mở rộng cảng Tiên Sa, đường bao quanh và các dự án du lịch sinh thái tại Bán đảo Sơn Trà, Âu thuyền Thọ Quang… đã tạo cho Sơn Trà một tư thế mới, động lực mới, mở ra các khả năng phát triển lớn hơn trong định hướng phát triển du lịch nói chung và du lịch hướng biển nói riêng của Sơn Trà.
Các ngành kinh tế du lịch biển trên cơ sở tận dụng các tiềm năng sẵn có về địa lý với bờ biển dài, bãi tắm đẹp, có bán đảo Sơn Trà với hệ thống sinh thái tự nhiên hoang dã, luôn hấp dẫn du khách thập phương.
b. Tiềm năng du lịch
Đà Nẵng, thành phố biển nằm ở vị trí trung tâm của các di sản, có hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bộ với cảng biển và sân bay quốc tế, là điểm cuối ra Biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, Đà Nẵng nói chung và bán đảo Sơn Trà nói riêng có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế du lịch.
Xác định tầm quan trọng của du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành phố, tháng 6/2011, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 5528/QĐ-UBND về “Ban hành Chương trình phát triển du lịch thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015”, nhằm đẩy mạnh đầu tư, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. UBND thành phố cũng đã có chủ trương tiến hành quy hoạch để kêu gọi đầu tư du lịch, trọng tâm là vệt du lịch biển Mỹ Khê - Non Nước, khu du lịch Bà Nà, bán đảo Sơn Trà và trung tâm thành phố. Đầu tư phát triển và nâng cấp các sản phẩm du lịch.
Thành phố ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống giao thông ven biển từ bãi biển Nam Ô đến Non Nước với chiều dài khoảng 50 km được kết nối qua Cầu Thuận Phước làm đòn bẩy khai thác, phát triển du lịch ven biển theo quy hoạch.
Về phát triển các sản phẩm du lịch, trên cơ sở những tiềm năng phong phú về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử Đà Nẵng nói chung và bán đảo Sơn Trà nói riêng có sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn du khách như: Cáp treo Bà Nà với hai kỷ lục thế giới, cáp treo một dây dài nhất -5.042 m và có độ chênh ga cao nhất thế giới - 1.291 m, liên hoan du lịch gặp gỡ Bà Nà có khoảng hơn 5000 lượt khách đến tham gia; khu danh thắng Ngũ Hành Sơn;
các lễ hội và sự kiện được tổ chức tại Đà Nẵng. Nơi đây là một trong những bãi biển đẹp với nhiều bãi tắm phục vụ cho nhu cầu tắm biển của người dân và du khách cùng bán đảo Sơn Trà với những tua khám phá rừng già, lặn biển ngắm san hô, câu cá cùng ngư dân, các hoạt động thể thao giải trí biển và các hoạt động vui chơi, giải trí về đêm được quan tâm đầu tư phát triển. Ngoài ra, cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế hàng năm được tổ chức tại Đà Nẵng (DIFC) là một lễ hội độc đáo, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân và du khách trong và ngoài nước đến xem. Du lịch công vụ (MICE) cũng bước đầu phát triển và khẳng định thế mạnh của du lịch Đà Nẵng nói chung và bán đảo Sơn Trà nói riêng với nhiều hội nghị quốc tế kết hợp với tham quan du lịch được tổ chức tại thành phố.
Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch được đặc biệt chú trọng, thành phố đã xúc tiến mở và duy trì nhiều đường bay trực tiếp đến với thành phố, tổ chức đón các đoàn khảo sát, xúc tiến du lịch, tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, xuất bản đa dạng ấn phẩm du lịch, củng cố website, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
Việc tổ chức thành công các sự kiện hằng năm như: Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, lễ hội ánh sáng, Lễ hội Quán Thế Âm; Chương trình Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa Hè, Đua thuyền trên sông Hàn, festival biển, lễ hội dù lượn quốc tế v.v, đã thu hút hàng trăm nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, thưởng ngoạn, tạo hiệu ứng quảng bá thương hiệu Đà Nẵng nói chung và bán đảo Sơn Trà nói riêng với cả nước và du khách quốc tế. Bên cạnh đó, thành phố luôn quan tâm phát triển du lịch gắn với công tác bảo vệ môi trường tạo cảm giác an toàn, thoải mái cho du khách khi đến tham quan tại thành phố
Bên cạnh những tour, tuyến tham quan du lịch tại bán đảo Sơn Trà đã được xây dựng và đưa vào khai thác, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và bắt đầu đưa vào khai thác thêm hai tuyến tham quan mới là ngắm voọc (trên rừng) và câu cá, lặn ngắm san hô (dưới biển).
Đây là hai tuyến du lịch mới mẻ và hấp dẫn nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng với chủ đề chung “Lên rừng xuống biển với phố biển Đà Nẵng”. Theo đó, khi hai tuyến du lịch mới này chính thức đưa vào khai thác, du khách sẽ được trải nghiệm tuyến du lịch đi xuyên rừng khám phá thảm động thực vật nhiệt đới phong phú, đặc biệt sẽ tận mắt được ngắm những đàn Voọc, loài động vật quý hiếm thuộc sách đỏ cần bảo tồn của thế giới, đang tìm ăn trên các tầng cây.
Với vị trí chiến lược và hệ thống tài nguyên đặc trưng, bán đảo Sơn Trà đã được Chính phủ phê duyệt và quy hoạch thành một trong 10 vùng du lịch
trọng điểm của Việt Nam. Thành phố Đà Nẵng cũng đã quan tâm trong việc quy hoạch tổng mặt bằng bán đảo Sơn Trà với ý tưởng chủ đạo là bảo tồn
“Sơn Đảo” của Đà Nẵng