CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
1.3.3. Phương pháp loại trừ
Loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, giả định các nhân tố còn lại không thay đổi. Phương pháp này thể hiện qua hai phương pháp cụ thể:
a. Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, giả định các nhân tố còn lại không thay đổi. Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh tế cần phân tích có mối quan hệ với nhau và liên hệ với chỉ tiêu phân tích bằng một công thức toán học. Trong đó các nhân tố sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng
Trình tự thay thế các nhân tố khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau, từ đó kết quả đánh giá ảnh hưởng khác nhau. Vì vậy, trong phương pháp này cần xác định trình tự thay thế của các nhân tố theo một nguyên tắc nhất định, cụ thể:
Nhân tố lượng sẽ thay thế trước nhân tố chất lượng, nhân tố số lượng là nhân tố phản ánh quy mô hay điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhân tố chất lượng là nhân tố phản ánh hiệu quả hay hiệu suất của quá trình kinh doanh.
Trong trường hợp các công ty sản xuất nhiều mặt hàng thì thông thường có sự ảnh hưởng của nhân tố kết cấu, trình tự thay thế sẽ là: nhân tố số lượng, nhân tố kết cấu và nhân tố chất lượng.
Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc chất lượng thì nhân tố chủ yếu thay thế sau. Có thể minh họa các bước trên như sau:
- Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số:
Kí hiệu X là chỉ tiêu phân tích; a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích và được thể hiện qua phương trình sau: X= a.b.c
Với : X1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, X0 là chỉ tiêu kì gốc. Chỉ tiêu phân tích X chịu sử ảnh hưởng của các nhân tố lần lượt là a, b, c
Ta có: chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích: X1 = a1.b1.c1
Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc: X0 = a0.b0.c0 Đối tượng phân tích:
Số tuyệt đối ∆ X = X1- X0 = a1.b1.c1 – a0.b0.c0
Tiến trình xác định các nhân tố ảnh hưởng theo các bước sau:
Thay thế nhân tố a. Ta có mức độ ảnh hưởng của nhân tố a tới chỉ tiêu phân tích X là: ∆Xa = a1.b0.c0 – a0.b0.c0
Thay thế nhân tố b. Ta có mức độ ảnh hưởng của nhân tố b tới chỉ tiêu phân tích X là: ∆Xb = a1.b1.c0 – a1.b0.c0
Thay thế nhân tố c. Ta có mức độ ảnh hưởng của nhân tố c tới chỉ tiêu phân tích X là: ∆Xc = a1.b1.c1 – a1.b1.c0
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: ∆ X = ∆Xa+ ∆Xb+ ∆Xc = a1.b0.c0 – a0.b0.c0 + a1.b1.c0 – a1.b0.c0+ a1.b1.c1 – a1.b1.c0
Trên cơ sở phân tích sự ảnh hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố để có những nhận xét và đánh giá phù hợp với tình hình của từng công ty.
- Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng thương số:
Ta có phương trình : X = .c
Với X1 là chỉ tiêu kỳ phân tích , X0 là chỉ tiêu kì gốc X1 =
1 1
b a .c1 X0 =
0 0
b a .c0
Đối tượng phân tích: X = X1 - X0
Thay thế nhân tố a, ta có mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:
X(a) =
0 1
b a .c0 -
0 0
b a .c0
Thay thế nhân tố b, ta có mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:
X(b) =
1 1
b a .c0 -
0 1
b a .c0
Thay thế nhân tố c, ta có mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:
X(c) =
1 1
b a .c1 -
1 1
b a .c0
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng X = X(a) + X(b) + X(c) =
1 1
b
a .c1 -
0 0
b a .c0
Ưu điểm của phương pháp thay thế liên hoàn: Xác định được mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố, sắp xếp các nhân tố theo mức độ ảnh hưởng của chúng. Từ đó, có biện pháp khai thác, thúc đẩy những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực.
Nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn: Không có khả năng luận cứ rõ ràng trình tự cụ thể về sự thay thế của các nhân tố cũng như tính quy ước của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng thành các nhân tố số lượng và các nhân tố chất lượng. Điều này càng trở nên khó khăn khi có nhiều nhân tố trong tính toán phân tích.
b. Phương pháp số chênh lệch
Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Vì vậy, phương pháp số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ: “ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó để xác định”.
Trường hợp đối tượng nghiên cứu X và các nhân tố ảnh hưởng : a, b, c như ở phương pháp thay thế liên hoàn, ta có:
∆ Xa = (a1-a0).b0.c0
∆ Xb = a1.(b1-b0).c0
∆ Xc = a1.b1.(c1-c0)