Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất

Một phần của tài liệu Thuc trang xay dung Nông thôn mới tại huyen Thanh Chuong, tinh Nghe An (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG 2. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất

Trước khi Luật đất đai 1993 ra đời, các chủ trương của Đảng và Nhà nước ta thường xuyên thay đổi, chưa thống nhất và đồng bộ do đó tình trạng sử dụng đất sai mục đích kém hiệu quả vẫn xảy ra thường xuyên. Mặc dù ban lãnh đạo xã đã có nhiều cố gắng, nhiều biện pháp nhưng vẫn không khắc phục được. Tình trạng quản lý đất đai bị buông lỏng, đất đai bị sử dụng sai mục đích xảy ra trong giai đoạn này không chỉ có ở xã Diễn Thái mà nhìn chung xảy ra trên toàn huyện và toàn tỉnh.

Tuy có những bất cập trong công tác quản lý đất đai nêu trên nhưng xã đã cố gắng hoàn thành tốt một số nội dung theo Quyết định số 210/QĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 07 năm 1980 và thực hiện tốt Chính sách Khoán 10 của Đảng. Xã cũng đã tiến hành đo đạc, lập bản đồ giải thửa 299/TTg ngày 10 tháng 01 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện kịp thời công tác lập hồ sơ địa chính cho hộ gia đình cá nhân. Đây là một sơ sở pháp lý quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đất đai.

3.2.1.2. Thời kỳ từ khi có Luật đất đai năm 1993 đến nay.

Từ khi Luật đất đai 1993 ra đời, công tác quản lý đất đai của xã dần dần được cải thiện và đi vào nề nếp, ổn định hơn. Đặc biệt từ khi có Nghị định 64/CP của Chính phủ xã đã tiến hành giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Từ đó nông dân phấn khởi, yên tâm đầu tư vào quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện đời sống nhân dân.

Bên cạnh những thuận lợi do Luật đất đai mang lại, công tác quản lý đất đai vẫn còn một số tồn tại chưa thể khắc phục được đó là:

- Việc hoàn chỉnh hồ sơ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, do vướng mắc trong việc phân chia đất đai qua các thời kỳ và giấy tờ chưa hợp lệ của các hộ nông dân.

- Việc đăng ký quyền sử dụng đất của xã không được thực hiện thường xuyên qua các năm, do đó Ban lãnh đạo xã khó có thể kiểm soát hết quỹ đất thuộc địa phận xã mình.

Vì vậy việc sử dụng đất đai sai mục đích, lấn chiếm đất đai đặc biệt là quỹ đất công ích xảy ra thường xuyên.

- Việc sử dụng đất đai trái với quy hoạch, kế hoạch đặc biệt là đối với diện thích đất ở. Khi người dân có nhu cầu cấp đất ở thì xã cấp đất ở theo đơn yêu cầu của người dân mà không thực hiện đúng theo quy hoạch đất đai đã có, do đó dẫn đến các cấp có thẩm quyền thu hồi đất khi người dân đang còn sử dụng.

- Công tác đo đạc hàng năm phục vụ cho chỉnh lý biến động đất đai của xã chưa được triển khai thực hiện.

- Hàng năm xã đều có chủ trương chỉ đạo lập kế hoạch sử dụng đất, tuy nhiên chưa có một quy hoạch, kế hoạch nào mang tính định hướng dài hạn phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã, vì vậy vấn đề quản lý và sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, hiệu quả sử dụng đất thấp.

- Việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân được tiến hành khẩn trương và kịp thời, tuy nhiên quá trình đó còn có nhiều sai lầm và gây ra nhiều vụ tranh chấp trong nhân dân. Tình trạng các hộ gia đình, cá nhân tiến hành chuyển nhượng tự do vẫn xảy ra thường xuyên gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý đất đai của xã.

Tóm lại, từ khi có Luật đất đai năm 1993 ra đời thì công tác quản lý đất đai của xã đã có nhiều biến chuyển, đi vào nề nếp, ổn định hơn, hiện tượng sử dụng đất sai mục đích giảm đi, quỹ đất được quản lý một cách chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số mặt cần được khắc phục, để góp phần làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, đưa công tác quản lý đất đai ngày càng chặt chẽ hơn nữa, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của xã Diễn Thái nói riêng và toàn huyện Diễn Châu nói chung, làm cho tiềm năng đất đai được khai thác một cách triệt để.

3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất 3.2.2.1. Đất nông nghiệp

Theo số liệu thống kê năm 2016 do UBND xã Diễn Thái báo cáo thì tổng diện tích tự nhiên của xã là 602,12 ha và đã được đưa vào sử dụng với các mục đích trong bảng 4.2 như sau:

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2016

Loại đất Diện tích

(ha)

Tổng diện tích tự nhiên 602,12

1.Đất nông nghiệp NNP 411,20

1.1 Đất trồng lúa LUA 365,68

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 30,91

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 14,61

(Nguồn: Thống kê đất đai xã Diễn Thái năm 2016) a. Đất trồng lúa.

Hiện trạng năm 2016 xã có 365,68 ha đất trồng lúa, chiếm 88,93% diện tích đất nông nghiệp và 60,73% tổng diện tích tự nhiên.

b. Đất trồng cây hàng năm còn lại

Đất trồng cây hàng năm còn lại có diện tích 30,91 ha, chiếm 7,52% diện tích đất nông nghiệp, và 5,13% tổng diện tích tự nhiên.

c. Đất nuôi trồng thuỷ sản

Đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2016 của xã có diện tích 14,61 ha, chiếm 3,55% diện tích đất nông nghiệp và 2,43% tổng diện tích tự nhiên.

3.2.2.2. Đất phi nông nghiệp

Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2016

STT CHỈ TIÊU Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 185,13 100,00

2.1 Đất xd trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,23 0,12

2.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0,40 0,22

2.3 Đất có di tích danh thắng DDT 1,62 0,88

2.4 Đất bãi thải xử lý chất thải DRA 0,25 0,14

2.5 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,30 0,16

2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 11,00 5,94

2.7 Đất sông, suối SON 26,59 14,36

2.8 Đất phát triển hạ tầng DHT 108,80 58,77

(Nguồn: Thống kê đất đai xã Diễn Thái năm 2016) a. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Với diện tích 0,23 ha, chiếm 0,21% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 0,04%

tổng diện tích tự nhiên. Gồm trụ sở Ủy ban nhân dân xã và trụ sở các xóm.

b. Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh có diện tích 0,40 ha chiếm 0,22% diện tích đất phi

nông nghiệp và chiếm 0,07% tổng diện tích tự nhiên. Đây là các điểm kinh doanh nhỏ lẻ kinh doanh các mặt hàng nhu yếu phẩm của người dân.

c. Đất có di tích danh thắng

Với diện tích 1,62 ha, chiếm 0,88% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 0,27%

tổng diện tích tự nhiên.

d. Đất bãi thải xử lý chất thải

Với diện tích 0,25 ha, chiếm 0,14% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 0,04%

tổng diện tích tự nhiên.

e. Đất tôn giáo, tín ngưỡng

Thực hiện chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định quản lý Nhà nước trong các hoạt động tôn giáo, những quy định này nhằm thực hiện các chính sách tôn giáo và đảm bảo quyền sinh hoạt tôn giáo bình đẳng theo đúng pháp luật của đồng bào có đạo.

Đến nay trên địa bàn xã có 0,30 ha đất tôn giáo, tín ngưỡng, chiếm 0,16% đất phi nông nghiệp và chiếm 0,05% tổng diện tích đất tự nhiên.

f. Đất nghĩa trang nghĩa địa

Hiện trên địa bàn xã có 11,0 ha đất nghĩa trang nghĩa địa, chiếm 5,94% đất phi nông nghiệp của xã và chiếm 1,83% tổng diện tích tự nhiên.

g. Đất sông, suối

Đất sông suối của xã có diện tích khá lớn 26,59 ha, chiếm 14,36% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 4,42% tổng diện tích đất tự nhiên.

h. Đất phát triển hạ tầng: Có tổng diện tích 108,80 ha, chiếm 58,77% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 18,07% tổng diện tích tự nhiên, Trong đó:

- Đất giao thông có diện tích 56,94 ha, chiếm 30,76% diện tích đất phi nông nghiệp, và chiếm 9,46% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất thủy lợi có diện tích 47,04 ha, chiếm 25,41% diện tích đất phi nông nghiệp, và chiếm 7,81% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất công trình bưu chính viễn thông có 0,02 ha, chiếm 0,01% diện tích đất phi nông nghiệp

- Đất cơ sở văn hóa có 0,76 ha, chiếm 0,41% diện tích đất phi nông nghiệp, và chiếm 0,13% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất cơ sở y tế có 0,21 ha, chiếm 0,11% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 0,03% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất cơ sở giáo dục đào tạo có diện tích 2,38 ha, chiếm 1,29% diện tích đất phi

nông nghiệp, và chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó gồm các trường: Trường THCS, trường tiểu học, trường mầm non.

- Đất cơ sở thể dục - thể thao có 0,95 ha chiếm 0,51% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 0,16% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất chợ có diện tích 0,50 ha, chiếm 0,27% diện tích đất phi nông nghiệp, và chiếm 0,08% tổng diện tích tự nhiên. Hiện tại xã có 1 chợ được đặt tại Cồn Rùa là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của nhân dân trong xã và các vùng phụ cận.

Nhìn chung diện tích đất phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của xã Diễn Thái phục vụ sản xuất đặc biệt là hệ thống giao thông, thuỷ lợi còn thiếu và đã xuống cấp gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, xã hội của xã.

3.2.2.3. Đất khu dân cư nông thôn

Bảng 3.4 Hiện trạng sử dụng đất trong khu dân cư nông thôn năm 2016

TT Chỉ tiêu Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH KHU DÂN CƯ 74,29 100,00

2 Đất phi nông nghiệp PNN 74,29 100,00

2.1 Đất ở tại nông thôn ONT 35,94 48,38

2.2 Đất xd trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,23 0,31 2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0,40 0,54

2.4 Đất phát triển hạ tầng DHT 37,42 50,37

2.5 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,30 0,40

(Nguồn: Thống kê đất đai xã Diễn Thái năm 2016)

Đến nay đất khu dân cư nông thôn của xã có diện tích là 74,29 ha, chiếm 12,34%

tổng diện tích đất t ự nhiên, trong đó toàn bộ là đất phi nông nghiệp, cụ thể như sau:

* Đất ở tại nông thôn có 35,94 ha, chiếm 48,38% diện tích đất khu dân cư nông thôn,

* Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 0,23 ha, chiếm 0,31% diện tích đất khu dân cư,

* Đất cơ sở sản xuất kinh doanh có 0,40 ha, chiếm 0,54% diện tích đất khu dân cư

nông thôn;

* Đất phát triển hạ tầng có 37,42 ha, chiếm 50,37% diện tích đất khu dân cư nông thôn. Trong đó:

+ Đất giao thông có 19,00 ha, chiếm 25,58% diện tích đất khu dân cư nông thôn.

+ Đất thuỷ lợi có 13,60 ha, chiếm 18,31% diện tích đất khu dân cư nông thôn.

+ Đất công trình bưu chính viễn thông có 0,02 ha, chiếm 0,03% diện tích đất khu dân cư nông thôn.

+ Đất cơ sở văn hoá có 0,76 ha, chiếm 1,02% diện tích đất khu dân cư nông thôn.

+ Đất cơ sở y tế có 0,21 ha, chiếm 0,28% diện tích đất khu dân cư nông thôn.

+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo có 2,38 ha, chiếm 3,20% diện tích đất khu dân cư nông thôn.

+ Đất cơ sở thể dục - thể thao có 0,95 ha, chiếm 1,28% diện tích đất khu dân cư nông thôn.

+ Đất chợ có 0,50 ha, chiếm 0,67% diện tích đất khu dân cư nông thôn.

* Đất tôn giáo tín ngưỡng có 0,30 ha chiếm 0,40 % diện tích khu dân cư nông thôn.

3.2.2.4. Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng xã Diễn Thái là 5,79 ha, chiếm 0,96% tổng diện tích tự nhiên.

3.2.2.5. Nhận xét chung về tình hình sử dụng đất

Nhìn chung hiện trạng sử dụng đất của xã Diễn Thái tương đối hợp lý và phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như xu thế phát triển kinh tế xã hội của xã.

Việc tổ chức giao đất, đặc biệt là đất nông nghiệp và đất ở đúng mục đích sử dụng và chủ sử dụng một cách hợp pháp đã tạo điều kiện cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất, sử dụng một cách khoa học và hợp lý, nhờ đó giá trị sử dụng đất được nâng lên.

Đất chuyên dùng được mở rộng, đặc biệt là đất ở nhằm tạo mới và mở rộng các khu dân cư nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng tương ứng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong những giai đoạn tiếp theo.

Đất chưa sử dụng đã được xã quy hoạch sử dụng hợp lý hơn. Tuy nhiên, diện tích đất sông suối mặt nước chuyên dùng chiếm tỷ lệ lớn; vì vậy xã cần có giải pháp sử dụng hợp lý để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Một phần của tài liệu Thuc trang xay dung Nông thôn mới tại huyen Thanh Chuong, tinh Nghe An (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w