CHƯƠNG 2. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Tình hình thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa trên địa bàn xã Diễn Thái
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP ngày 27 tháng 09 năm 1993, thực hiện Chỉ thị 09CT/UB ngày 01 tháng 12 năm 1993 của UBND tỉnh Nghệ An, Đảng ủy xã Diễn Thái đã tổ chức quán triệt nội dung của Nghị định, Chỉ thị cho cán bộ và toàn thể nhân dân trong xã, triển khai công tác giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Kết quả cụ thể như sau:
Tổng số hộ được giao theo Nghị định 64/CP là 1.307 hộ, với tổng diện tích 290 ha bao gồm 12220 thửa, bình quân thửa/hộ là 9,35 thửa/hộ, bình quân diện tích/ thửa là 237,31 m2, bình quân diện tích/khẩu là 372,79 m2.
Việc giao đất sử dụng lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 64/CP của Chính phủ đã xác lập quyền làm chủ cụ thể đối với đất đai của người nông dân, từ đó đã tạo ra một bước chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp của xã, nông dân vui mừng phấn khởi, chủ động đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không ngừng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi vì vậy hiệu quả sử dụng đất ngày một tăng lên, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ đã bộc lộ những hạn chế đó là: do đặc điểm của địa hình, độ phì nhiêu của đất và tư tưởng tiểu nông, muốn chia ruộng đất theo phương châm “có gần, có xa, có tốt, có xấu’’ nên đã làm cho đất đai của các hộ gia đình, cá nhân bị phân chia manh mún, phân tán nhỏ lẻ. Bình quân mỗi hộ trong xã có tới 9,35 thửa, diện tích bình quân mỗi thửa lại thấp chỉ dưới 500 m2, đặc biệt có nhiều thửa chỉ có 30 m2.
Thực trạng đất đai bị phân chia manh mún trên đã cản trở quá trình sản xuất, hiệu quả sử dụng đất không cao, khó khăn cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tưới tiêu khoa học, cải tạo thiết kế đồng ruộng, làm hạn chế các vùng sản xuất chuyên canh. Bên cạnh đó, khó khăn trong việc quản lý và sử dụng đất đai và làm tăng số ngày công trên một đơn vị diện tích đất, tăng chi phí hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; làm giảm diện tích canh tác đất nông nghiệp do tăng diện tích đắp bờ ngăn giữa các thửa ruộng; đất công ích phân bố không hợp lý, không tập trung xen lẫn với đất giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình cá nhân nên hiệu quả sử dụng đất không cao, không sử dụng vào đúng mục đích. Điều đó đã gây những bất lợi cho việc phát triển một nền sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.
Mặt khác, khi giao đất cho nông dân, phần lớn các cánh đồng chưa được kiến thiết hạ tầng. Bên cạnh đó, do việc giao đất cho từng hộ sử dụng một cách phân tán, nhỏ lẻ nên cơ sở hạ tầng hầu như ít có điều kiện để thiết kế thêm, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống kênh mương không tận dụng tối đa được vì vậy đã gây ra khó khăn cho quá trình cơ giới hóa, hoạt động sản xuất khó phát triển nhất là khâu vận chuyển.
Để khắc phục những hạn chế trên, xã cần thiết phải tiến hành rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kết hợp kiểm tra lại thực địa để nắm chắc lại quỹ đất đã giao khoán ổn định cho hộ gia đình, quỹ đất công ích, đất quy hoạch vào mục đích đất ở, đất giao thông và thủy lợi, đất xây dựng và đất cho các công trình phúc lợi công cộng… phải thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và Chỉ thị 02 – CT – TU ngày 5/4/2001 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, Kế hoạch số 150 KH – UB ngày 29/5/2001 của UBND tỉnh. Đây là yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách, tất yếu, khách quan của toàn Đảng, toàn dân để tiếp tục phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, sử dụng đất có hiệu quả hơn; góp phần làm tháng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
3.3.1.2 . Đặc điểm đất đai trên địa bàn xã sau khi thực hiện DĐĐT lần I
Sau chuyển đổi ruộng đất lần thứ nhất vào năm 2002, ruộng đất trên địa bàn toàn xã đã giảm bớt sự manh mún, phân tán bình quân hộ là 5,5 thửa/hộ; hộ có nhiều thửa nhất là 9 thửa/hộ, hộ có ít thửa nhất là 2 thửa/hộ, thửa có diện tích lớn nhất là 1700 m2, thửa có diện tích nhỏ nhất là 100 m2. Bờ vùng, bờ thửa giao thông, thủy lợi nội đồng đã được quy hoạch thuận lợi cho sản xuất. Hệ thống kênh thủy đã được kiên cố hóa đẩm bảo cho việc tưới tiêu cho cây trồng, quỹ đất công ích một số thôn đã để thành vùng tập trung như:
thôn Đồng, Trung, Long, Sơn, Thủy…, đã tạo được một bước tiến quan trọng về ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, các mô hình lúa + cá, mô hình sản xuất + chăn nuôi ở các thôn Trường, thôn Hạ, thôn Trung, thôn Sơn đã hình thành. Góp phần tăng nhanh năng suất, sản lượng lương thực, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, nâng cao đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Tuy nhiên, vào thời điểm chuyển đổi lần thứ nhất, do có những yếu tố về khách quan, chủ quan; đặc biệt là tầm nhìn của chúng ta còn hạn hẹp, chưa thấy được xu hướng phát triển của xã hội nên chưa tính đến chuyển đổi để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn lâu dài. Mạng lưới giao thông thủy lợi nội đồng tuy đã được đầu tư song còn chật hẹp, thiếu đồng bộ giữa các thôn liền kề nhau, chưa đáp ứng được cơ giới vào trong sản xuất.
Những hạn chế trên đang là những cản trở và bất cập trước yêu cầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khóa X về vấn đề tam nông: nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn trong thời kỳ đổi mới cho nên việc đặt ra cuộc vận động nông dân chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất lần thứ 2 là một yêu cầu khách quan theo chỉ đạo của các cấp đề ra.
3.3.1.3 Tình hình biến động đất đai từ khi thực hiện Nghị định 64/CP và chuyển đổi ruộng đất lần I.
Sau khi thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ thì nhìn chung đất đai xã Diễn Thái đã được sử dụng khá hợp lý, có hiệu quả phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội lúc bấy giờ. Người dân yên tâm hơn trong quá trình sản xuất với mảnh đất đã thuộc quyền sở hữu lâu dài của chính mình. Tuy nhiên, tình hình biến động đất đai qua các năm trên địa bàn xã kể từ khi thực hiện Nghị định 64/CP cho đến thời điểm thực hiện chủ trương dồn điền đổi lần thứ nhất vẫn còn xảy ra mạnh mẽ. Qua quá trình điều tra thu thập số liệu sử dụng đất từ năm 2011 đến năm 2016 có thể thấy được sự biến động đất đai của xã như sau:
* Biến động diện tích đất nông nghiệp
Bảng 3.5 Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2016
Đơn vị: ha
STT Loại đất Mã
Diện tích năm 2011 (ha)
Diện tích năm 2016 (ha)
Biến động tăng (+), giảm (-)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)-(4)
1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 402,30 411,20 8,90
1.1 Đất trồng lúa LUA 367,14 365,68 -1,46
1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại
HN K
20,16 30,91 10,75
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 15,00 14,61 -0,39 (Nguồn: Thống kê, Kiểm kê đất đai xã Diễn Thái năm 2011, 2016)
Đất nông nghiêp năm 2016 có diện tích 411,20 ha, tăng 8,90 ha so với năm 2011, trung bình mỗi năm tăng 1,78 ha, trong đó biến động cụ thể như sau:
* Đất trồng lúa: Năm 2016 đất lúa nước có 365,68 ha giảm 1,46 ha so với năm 2011 ( trong đó giảm 3,58 ha; đồng thời tăng 2,12 ha), cụ thể như sau:
- Giảm 3,58 ha do chuyển sang các loại đất sau:
+ Chuyển sang đất ở tại nông thôn: 2,87 ha;
+ Chuyển sang đất phát triển hạ tầng: 0,71 ha;
- Đồng thời trong giai đoạn này diện tích đất lúa nước tăng 2,12 ha do chuyển sang từ đất phát triển hạ tầng.
* Đất trồng cây hàng năm còn lại trong giai đoạn này tăng 10,75 ha do chuyển sang từ đất phát triển hạ tầng.
* Đất nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn này giảm 0,39 ha do chuyển sang đất phát triển hạ tầng.
* Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp
Bảng 3.6 Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp thời kỳ 2011 - 2016
Đơn vị tính: ha
STT Loại đất Mã
Diện tích năm 2011
Diện tích năm 2016
Biến động Tăng +), giảm (-)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)-(4)
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PN
N
194,0 6
185,1 3
-8,93
2.1 Đất ở tại nông thôn ON
T
31,60 35,94 4,34 2.2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
CTS 1,70 0,23 -1,47 2.3 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0,35 0,40 0,05
2.4 Đất có di tích, danh thắng LDT 1,62 1,62 0,00
2.5 Đất bãi thải, xử lý chất thải RA C
0,25 0,25 0,00
2.6 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,30 0,30 0,00
2.7 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NT
D
11,00 11,00 0,00 2.8 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối SO
N
26,50 26,59 0,09
STT Loại đất Mã
Diện tích năm 2011
Diện tích năm 2016
Biến động Tăng +), giảm (-)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)-(4)
2.9 Đất phát triển hạ tầng DH
T
120,7 4
108,8 0
-11,94 (Nguồn: Thống kê, kiểm kê đất đai xã Diễn Thái năm 2011,2016)
Trong giai đoạn 2011 - 2016 diện tích đất phi nông nghiệp giảm 8,93. Biến động các loại đất phi nông nghiệp cụ thể như sau:
* Đất ở tại nông thôn tăng 4,34 ha do chuyển sang từ các loại đất sau:
+ Chuyển sang từ đất lúa nước: 2,87 ha;
+ Chuyển sang từ đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 1,47 ha;
* Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp giảm 1,47 ha do chuyển sang đất ở tại nông thôn.
* Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng 0,05 ha do chuyển sang từ đất phát triển hạ tầng.
* Đất có di tích, danh thắng; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất tôn giáo, tín ngưỡng;
đất nghĩa trang, nghĩa địa trong giai đoạn này không có sự biến đông.
* Đất sông, suối trong giai đoạn này tăng 0,09 ha do thống kê, kiểm kê lại đất đai.
* Đất phát triển hạ tầng trong giai đoạn này giảm 11,94 ha ( trong đó giảm 13,04 ha; tăng 1,10 ha), cụ thể như sau:
- Giảm 13,04 ha do chuyển sang các loại đất:
+ Chuyển sang đất lúa nước: 2,12 ha;
+ Chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác: 10,75 ha;
+ Chuyển sang đất cơ sở sản xuất, kinh doanh: 0,05 ha;
+ Chuyển sang đất bằng chưa sử dụng: 0,12 ha. Do thống kê, kiểm kê lại đất đai.
- Đồng thời trong giai đoạn này diện tích đất phát triển hạ tầng tăng 1,10 ha do chuyển sang từ các loại đất:
+ Chuyển sang từ đất lúa nước: 0,71 ha;
+ Chuyển sang từ đất nuôi trồng thuỷ sản: 0,39 ha.
* Biến động đất chưa sử dụng
Hiện trạng năm 2016, xã Diễn Thái có 5,79 ha đất chưa sử dụng tăng 0,14 ha so với năm 2011. Diện tích tăng là do được chuyển sang từ đất có mục đích công cộng là 0,12 ha; và tăng khác là 0,02 ha.
3.3.2. Quy trình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa lần II 3.3.2.1. Căn cứ xây dựng đề án
Căn cứ hướng dẫn số: 4024/HD-STNMT.QLĐĐ ngày 16/12/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về hướng dẫn quy trình chuyển đổi ruộng đất – Lập hồ sơ kê khai đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Diễn Châu.
- Căn cứ Nghị quyết số: 76/2009/NQ-HĐND ngày 30/12/2009 của hội đồng nhân dân huyện Diễn Châu về việc tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Căn cứ đề án số 1804/ĐA – UBND – TN ngày 30/10/2010 của UBND huyện Diễn Châu về việc tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Diễn Thái khóa 31 nhiệm kỳ 2011 – 2016.
UBND xã Diễn Thái xây dựng đề án vận động nông dân chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất lần II.
3.3.2.2. Mục đích
- Giảm triệt để sự phân tán, manh mún, phấn đấu mỗi hộ chỉ một vùng ruộng sản xuất, các thôn có ruộng xâm canh xã bạn thì 1 dến 2 vùng sản xuất (một vùng có thể chia nhiều thửa liền kề) và một loại đất để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi kinh tế, cây trồng, vật nuôi, cây con thuận lợi cho đầu tư, thâm canh giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập.
- Chuyển quỹ đất công ích tập trung về vùng trung tâm của xã, vùng trọng điểm, vùng gần các trục đường chính để nâng cao hiệu quả sử dụng, phục vụ lâu dài cho sự phát triển của địa phương.
- Quy hoạch đồng bộ mạng lưới giao thông, thủy lợi giữa các thôn xóm đáp ứng tưới tiêu cho lúa, màu, nuôi trồng thủy sản cũng như kinh tế trang trại, gia trại sau chuyển đổi.
3.3.2.3. Yêu cầu
- Chuyển đổi phải dân chủ, tự nguyện, công khai, minh bạch cùng có lợi cho các hộ gia đình, cá nhân, địa phương và không vi phạm pháp luật.
- Phải đặt yêu cầu chuyển đổi ruộng đất làm nhiệm vụ trung tâm của cấp ủy Đảng, là trách nhiệm của các cơ sở thôn và quyền lợi lâu dài của địa phương và nhân dân, do nhân dân bàn, quyết định dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, sự vận động tuyên truyền của ủy ban mặt trận tổ quốc xã, các đoàn thể chính trị xã hội.
- Chuyển đổi phải triệt để, đồng bộ, phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đến năm 2020 và tuân thủ các nguyên tắc, đảm bảo các mục tiêu đã xác định không được làm nửa vời, dễ làm khó bỏ.
- Thông qua chuyển đổi ruộng đất, tổ chức huy động nhân lực, ngày công làm giao thông thủy lợi nội đồng, đảm bảo phục vụ cho lợi ích lâu dài của nhân dân.
3.3.2.4. Nguyên tắc
- Trên cơ sở diện tích của các hộ đã được chia theo chuyển đổi lần I, các thôn tổng hợp diện tích để chia cho các hộ.
- Quá trình thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất không ảnh hưởng đến mùa vụ và kế hoạch sản xuất.
- Xã lập kế hoạch điều chuyển các vùng, các loại đất cho phù hợp giữa các thôn với nhau. Các thôn chuyển đổi cho các hộ trong đơn vị mình. Cơ sở thôn xóm là đơn vị trực tiếp chuyển đổi.
- Trên cơ sở quy hoạch giao thông, thủy lợi chung các thôn tổ chức làm giao thông, thủy lợi hoàn chỉnh rồi mới bốc xăm nhận ruộng.
- Các thôn cho các hộ đăng ký sản xuất mỗi hộ mỗi loại đất cho hợp lý theo nhu cầu canh tác của hộ để thực hiện kinh tế trang trại, gia trại sau chuyển đổi.
- Qũy đất công ích phải để theo sự chỉ đạo của UBND xã.
3.3.2.5. Phương án chuyển đổi
- Cơ bản giữ nguyên diện tích của các thôn ở các vùng. Các cơ sở lập phương án chuyển đổi cho các hộ. 5 xóm gồm: Xóm 1, xóm 2, xóm 3, xóm 7, xóm 9 mỗi hộ chỉ sản xuất cơ bản ruộng 1 vùng/thửa, đất 1 vùng/thửa (trong trường hợp ruộng đất bậc thang thì 2 thửa phải liền kề nhau). 5 xóm gồm: Xóm 4, xóm 5, xóm 6, xóm 8, xóm 10 mỗi hộ nhận 1 vùng, trường hợp khó khăn tối đa không quá 2 vùng. Các xóm tiến hành lập phương án chuyển đổi theo phương thức phân loại ruộng đất tốt, xấu, trung bình thông qua nhân dân bàn bạc quyết định theo hệ số giữa các loại, tốt thì bao nhiêu, xấu thì bao nhiêu diện tích/1 khẩu.
Trên cơ sở vận động các hộ có nhân lực lao động nhận phần ruộng đất xa và xấu trước sau đó số còn lại mới bốc thăm. Phương án phải trình UBND xã phê duyệt cân đối diện tích của xóm trước khi thực hiện.
- Các cơ sở thông báo cho nhân dân các trường hợp không có nhu cầu sản xuất thì làm đơn trả lại quỹ đất cho UBND xã để vào quỹ đất công ích.
- Các cơ sở trừ diện tích làm giao thông nông thôn, giao thông nội đồng theo chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Trừ diện tích đất công ích theo quy hoạch NĐ 64/CP cũ và chuyển đổi lần I.
3.3.2.6. Các bước thực hiện
* Bước 1: Công tác chuẩn bị
1- Xã căn cứ vào đề án của huyện xây dựng phương án chuyển đổi toàn xã, in ấn tài liệu phát cho các xóm và thành viên Ban thực hiện chuyển đổi xã. Tổ chức quán triệt chủ trương chuyển đổi của huyện, phương án chuyển đổi của xã đến đội ngũ cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Thành lập Ban chỉ đạo ruộng đất của xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND hoặc Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, 1–2 phó ban, 1-2 thư ký giúp việc và một số thành viên; số lượng, thành phần do Đảng ủy, UBND xã quyết định. Rà soát lại toàn bộ quỹ đất đưa vào quản lý (kể cả đất mới khai hoang và đất chưa đưa vào sổ sách quản lý).
2- Các xóm thành lập tổ chuyển đổi do đồng chí Bí thư Chi bộ làm tổ trưởng, xóm trưởng làm tổ phó; trưởng các đoàn thể một số nông dân có trình độ, tín nhiệm, am hiểu ruộng đất, nhiệt tình, trách nhiệm, công tâm trong thôn làm tổ viên. Trên cơ sở phương án chuyển đổi của xã, xây dựng phương án chuyển đổi của xóm, tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của Chi bộ, của nhân dân về phương án chuyển đổi.
3- Tổ chuyển đổi của xóm tiếp thu ý kiến của Chi bộ, nhân dân hoàn thiện phương án chuyển đổi thông qua lần cuối trước nhân dân. Sau khi nhân dân thống nhất, hoàn chỉnh trình UBND xã phê duyệt.
4- Khi có quyết định phê duyệt của UBND xã, các xóm tiến hành thu thập tài liệu, số liệu, sổ sách có liên quan trong quá trình CĐRĐ lần I như: nhân khẩu, số hộ giao đất theo Nghị định 64/CP; diện tích các loại đất đã được giao cho các hộ sau CĐRĐ lần I, các tuyến đường giao thông, thuỷ lợi đã được quy hoạch nhưng chưa thực hiện, diện tích đất 5% công ích, đất khó giao đang cho các hộ thuê, thời hạn thuê...in ấn các loại bản đồ, chuẩn bị vật tư văn phòng phẩm phục vụ cho công tác xây dựng phương án chuyển đổi ruộng đất; thu bản phô tô giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ.