QUA 2 BÀI: ĐẤT NƯỚC –NKĐ VÀ SÓNG - XQ
I. Đặc điểm thơ ca thời kì kháng chiến chống Mĩ
2. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
a.Về tác giả:
- Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê Hà Đông, xuất thân trong gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ.
- Thơ của bà vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thật đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ viết năm 1967 khi nhà thơ đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền.
- In trong tập: Hoa dọc chiến hào.
* Bài tập: Phân tích hình tượng sóng.
- Từ hình tượng sóng liên tưởng tới tình yêu:
- Dữ dội >< dịu êm.
Ồn ào >< lặng lẽ.
- Hai cặp đối lập vừa miêu tả sóng không chịu yên bình mà đầy biến động cũng như tâm hồn người con gái đang yêu mang nhiều trạng thái đối cực: vừa kín đáo, sâu sắc, đằm thắm. Sóng biển xôn xao gợi liên tưởng đến sóng lòng dạt dào, tràn đầy khao khát yêu thương Sau sự dữ dội và ồn ào, giọng thơ lắng vào dịu êm, lặng lẽ.
Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể
- Từ một quy luật của tự nhiên là hành trình sông chảy ra biển, nhà thơ diễn tả:
cũng như sóng, trái tim người con gái đang yêu không chấp nhận sự tầm thường nhỏ hẹp mà luôn vươn tới cái lớn lao như biển rộng.
- Tình yêu là khát vọng muôn đời của nhân loại, mãnh liệt, nhất là với tuổi trẻ.
Sóng biển xôn xao gợi tới sóng lòng
GV: Cho HS làm các bài tập
GV: Xác định yêu cầu của BT?
GV: Yêu cầu HS cảm nhận về đoạn thơ?
HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật.
HS cảm nhận về đoạn thơ
HS: Trình bày
dào dạt.
- Nhà thơ phát hiện sóng biển là hình ảnh của sự bất diệt.
*. Những sắc thái tình yêu tinh tế:
Yêu là thắc mắc:
- Một loạt câu hỏi đặt ra dồn dập: Sóng bắt đầu…?
- Thể hiện khát vọng muốn truy tìm ngọn nguồn tình yêu, nhưng câu trả lời không phải là để giải đáp mà là để cảm nhận thật tinh tế và điển hình về tình yêu.
*. Yêu là nhớ nhung:
- Hai cặp so sánh: Sóng nhớ bờ/ Em nhớ anh.
- Hình tượng sóng nhớ bờ được nhắc đến khiến cho đại dương cũng là một tâm trạng lớn đang bị khát khao mong nhớ dày vò. Nỗi nhớ của sóng chính là nỗi nhớ của con người chất đầy cả không gian ( lòng sâu – mặt nước), chiếm hữu cả thời gian ( ngày đêm.
- Em nhớ anh: miêu tả trực tiếp “ Cả trong mơ còn thức”.
- Lời thơ tưởng chừng như phi lí nhưng thật cảm động chứa đựng chân lí mà chỉ có ai yêu chân thành mới hiểu hết.
* Yêu là thủy chung:
- Dùng từ ngữ đối lập mở ra không gian xa cách, đó chính là những thử thách và biến động của cuộc đời .
- Không gian có bốn phương nhưng tình yêu chỉ có một phương: Lòng thủy chung son sắt vượt qua không gian vời vợi để đến với người yêu.
- Giữa cuộc đời vạn biến thì tình yêu là bất biến.
* Yêu là niềm tin:
GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của mình.
GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn chỉnh bài viết ở nhà.
GV: Cho HS hoàn chỉnh một số ý.
- Mượn hình ảnh con sóng vỗ bờ để khẳng định tình yêu thủy chung nhất định sẽ cập bến bờ hạnh phúc dù thời gian và không gian cách trở.
- Lời thơ 5 chữ dạt dào vừa diễn tả những con sóng, vừa khơi dậy những cảm xúc thổn thức lắng sâu trong tình yêu.
*. Khát vọng tình yêu vĩnh hằng:
- XQ nhận ra sự hữu hạn của đời người, cuộc sống vĩnh hằng nhưng con người thì không tồn tại mãi mãi.
- Vì cuộc đời là hữu hạn, nhà thơ khát khao hóa thân làm con sóng nơi biển lớn tình yêu cuộc sống, để có một tình yêu cao đẹp vĩnh hằng.
* Với hình tượng sóng, XQ đã cho ta thấy: “ Tình yêu tượng trưng cho cái đẹp, cái tốt, cái cao quý của con người, tượng trưng cho niềm khao khát tự hoàn thiện mình”
3. Củng cố:
GV lưu ý HS nắm vững những kiến thức cơ bản về những bài thơ trong thời kì chống Mĩ .
4. Bài tập về nhà:
“Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
( trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm ) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Nêu ý chính của đoạn thơ.
Câu 2: Nêu ý nghĩa nghệ thuật chiết tự ( tách Đất Nước ) ở 2 câu đầu đoạn thơ đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Câu 3: Chất liệu dân gian được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ ? Gợi ý:
Câu 1: Đất nước là không gian sinh tồn, hò hẹn, đoàn kết, cội nguồn dân tộc.
Câu 2: Nhà thơ tách đất nước ra làm hai thành tố để giải thích sau đó lại tổng hợp lại thành định nghĩa đất nước. Theo đó đất nước vừa là không gian riêng tư của đôi trai gái, vừa là không gian sinh tồn của nhân dân, không gian lớn lao của đất nước.
Câu 3: Chất liệu văn hóa dân gian đó là lời những bài dân ca – ca dao Bình Trị Thiên
( con chim…., con cá ), bài ca dao : Chiếc khăn, truyền thuyết Con rồng cháu tiên.
Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
(Ngữ Văn 12, Tập một, tr.122 – 123, NXB Giáo Dục – 2008) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Nêu ý chính của đoạn thơ.
Câu 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đối lập, nhân hoá, ẩn dụ trong đoạn thơ.
Câu 3. Đoạn thơ thể hiện quan niệm gì về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh ? Gợi ý:
Câu 1. Ý chính của đoạn thơ :
- Từ việc khám phá các trạng thái khác nhau của sóng, tác giả diễn tả các cung bậc của người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm mới mới về tình yêu . - Mượn quy luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng của tình yêu thường trực trong trái tim tuổi trẻ.
Câu 2. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đối lập : dữ dội hoà quyện với dịu êm, ồn ào đan xen với lặng lẽ; ngày xưa-ngày nay , nhân hoá : Sông không hiểu nổi mình-Sóng tìm ra tận bể , ẩn dụ : sóng chính là em :
-Tình yêu tha thiết, chân thành không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, đơn điệu, một chiều mà nó phải là sự hoà hợp, sự đan xen của nhiều yếu tố, thậm chí là những yếu tố đối cực nhau: vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất, vừa xung đột, vừa hài hoà.
-Tình yêu của con người, luôn khao khát vươn tới sự lớn lao đích thực.
- Khẳng định một điều có tính quy luật về sự tồn tại bất diệt của khát vọng tình yêu trong trái tim người con gái
Câu 3. Đoạn thơ thể hiện quan niệm về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh :