PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.4. Phân tích một số chỉ tiêu căn bản của Công ty cổ phần in Tây Hồ
Bảng 2.3. Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Đơn vị:%
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ trọng Tài sản
ngắn hạn
Tổng TSNH
Tổng Tài sản 93,72 91,40 2,32
Tỷ trọng Tài sản dài hạn
Tổng TSDH
Tổng Tài sản 06,28 08,60 (2,32)
Tỷ trọng Nợ Tổng Nợ
Tổng Nguồn vốn 27,97 43,29 (15,32)
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu
Tổng VCSH
Tổng Nguồn vốn 72,03 56,71 15,32
(Nguồn: Tự tổng hợp) Nhận xét:
Tỷ trọng TSNH năm 2012 là 91,4%. Đến năm 2013, tỷ lệ này tăng lên không đáng kể, từ 91,4% tăng lên 93,72% tương đương với tăng 2,32%. Điều này cho thấy công ty đã quan tâm hơn cho việc đầu tư TSNH, Công ty chủ yếu tăng đầu tư vào các khoản tài chính ngắn hạn. Điều này giúp cho công ty có thể trả những khoản tiền gấp cũng như ứng trước tiền mua hàng...
Tỷ trọng TSDH năm 2013 là 6,28%, giảm 2,32% so với năm 2012, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tài sản. Con số này cho thấy, cứ 100 đồng tài sản của công ty thì có tới 6,28 đồng là TSDH. Việc tỷ trọng giữa TSNH và TSDH chêch lệch nhau như vậy cũng là điều dễ hiểu, do công ty với ngành nghề chính là khai thác do vậy cần tập trung vào đầu tư các tài sản cố định để sử dụng lâu dài.
Tỷ số nợ của Công ty năm 2013 là 27,97% giảm 15,32% so với năm 2012.
Nguyên nhân là do trong năm 2013 công ty vay ngắn hạn ít hơn, phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài ít hơn, cho thấy khả năng độc lập về tài chính tăng, khả năng tự tài trợ của công ty tốt lên, rủi ro thanh toán giảm đi.
Tỷ trọng VCSH: năm 2013 vốn chủ sở hữu chiếm 72,03% tổng nguồn vốn, tăng 15,32% so với năm 2012. Do trong năm 2013 lợi nhuận chưa phân phối tăng
17
270.702.653. Điều này cho thấy trong năm 2013 công ty đã hoạt động tương đối hiệu quả, đồng thời tăng được nguồn vốn chủ sở hữu, tăng khả năng tự chủ về tài chính của công ty.
Qua bảng trên ta có thể thấy được việc sử dụng tài sản và nguồn vốn của Công ty đang bớt phụ thuộc vàonguồn vồn từ bên ngoài để tài trợ, đó chính là việc tỷ trọng nợ của công ty giảm đivà tỷ trọng VCSH thì tăng. Điều này sẽ giảm thiểu những rủi ro cho công ty nếu công ty sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư nhưng không mang lại hiệu quả vì lúc đó gánh nặng nợ sẽ là rất lớn.
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Chỉ tiêu khả năng thanh toán cho biết khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn và trong dài hạn của doanh nghiệp. Từ đó ta cũng biết được hiệu quả của những chính sách quản lý và sử dụng vốn của Công ty.
Bảng 2.4. Chỉ tiêu xác định khả năng thanh toán
Đơn vị: Lần Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2013 Năm 2012 Chênh
lệch
Khả năng thanh toán NH
Tổng TSNH Tổng NNH
3,35 2,11 1,24
Khả năng thanh toán nhanh
(TSNH - Kho) Tổng NNH
3,09 1,65 1,43
Khả năng thanh toán tức thời
(Tiền - Tương đương tiền) Tổng NNH
0,73 0,34 0,39
(Nguồn: Tự tổng hợp) Nhận xét:
Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn:
Chỉ tiêu này cho biết một đồng NNH được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Dựa vào bảng trên ta thấy chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn của năm 2012 là 2,11 và năm 2013 là 3,35 tăng 1,59 lần. Chủ yếu là do năm 2013 Công ty đã tăng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác. Cả hai năm đều có
18
chỉ số lớn hơn 1, phản ánh khả năng dư thừa trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và năm 2013 Công ty còn thể hiện khả năng thanh toán đó hiệu quả hơn
Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng TSNH để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn mà không cần bán hàng tồn kho. Năm 2012 là 1,65 và đến năm 2013 là 3,09 đã tăng 1,87 lần. Nguyên nhân trực tiếp ở đây là do lượng hàng tồn kho trong năm 2013 giảm đáng kể. Chỉ tiêu này của Công ty trong nhiều năm liên tiếp đều cao, đây là một tín hiệu tốt trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của năm 2013 là 0,73 tăng 2,15 lần so với năm 2012, đồng nghĩa với việc công ty có khả năng tốt về thanh khoản. Trong năm 2013, công ty có chú trọng đầu tư vào tiền mặt. Công ty đã cân nhắc tốt tỷ lệ tiền mặt dự trữ vì có thể sẽ chịu rủi ro khi cần thanh toán gấp cho nhà cung cấp hoặc những khoản đầu tư tức thời.
Qua phân tích ở trên cho thấy tình hình thanh toán của công ty là khá tốt tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp nên vẫn sẽ phải chịu những rủi ro nhất định.
2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 2.5: Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Đơn vị tính: Lần
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân 2,38 1,77 0,61 (Nguồn: Tự tổng hợp) Nhận xét:
Qua số liệu đã ở trên ta thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản của năm 2013 giảm 1,34 lần so với năm 2012. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của năm 2012 là 1,77 có nghĩa trong năm 2012 một đồng tài sản bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 1,77 đồng doanh thu thuần, đến năm 2013 hiệu suất sử dụng tổng tài sản đạt 2,38. Hiệu suất sử dụng tài sản trong năm 2013 tăng, nguyên nhân chủ yếu là do chính sách hợp lí trong việc sử dụng tài sản của Công ty.
19 2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời:
Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời bao gồm tỷ suất sinh lời trên doanh thu, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên VCSH.
Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ suất sinh lời trên doanh thu Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần 1,88 1,5 0,38
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản bình quân 4,48 2,63 1,85 Tỷ suất sinh lời trên Vốn CSH Lợi nhuận ròng
VCSH bình quân 6,21 4,64 1,57
(Nguồn: Tự tổng hợp) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): chỉ số này cho biết năm 2013, cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra 1,88 đồng lợi nhuận ròng. Ta thấy trong năm 2013, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty tăng 1.25% so với năm 2012. Nguyên nhân là do công ty tiếp tục kí được nhiều hợp đồng mới, và quản lí tốt chi phí. Điều này thể hiện sự quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp trong kỳ là tương đối hiệu quả.
Mặc dù năm 2013 đang là thời kỳ lạm phát nhưng Công ty vẫn điều chỉnh hợp lý chi phí nguyên vật liệu đầu vào, giá vốn hàng bán. Tuy giá vốn hàng bán tăng làm lợi nhuận sau thuế giảm, nhưng doanh thu cũng tăng và tăng với tốc độ thấp hơn mức độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ suất sinh lời trên doanh thu vẫn tăng.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Năm 2013, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty là 4,48%, tăng 1,85% so với năm 2012. Con số trên cho ta thấy cứ 100 đồng tài sản thì có 4,48 đồng lợi nhuận ròng vào năm 2013 và 2,63 đồng vào năm 2012. Năm 2013, Công ty đã đầu tư thêm tài sản cố định nhưng cán bộ quản lý tài sản tốt dẫn đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng đáng kể. Sở dĩ có điều này là do công ty quản lý khá chặt chẽ doanh thu và chi phí bỏ ra, đồng thời hiệu suất sử dụng tổng tài sản có hiệu quả. Chỉ số này tăng sẽ làm cho các nhà đầu tư kỳ vọng nhiều hơn vào doanh nghiệp.
20
Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE): Năm 2012, 100 đồng VCSH của công ty sẽ tạo ra 4,64 đồng lợi nhuận sau thuế. So với năm 2012, chỉ tiêu này tăng 1,57% trong năm 2013 và đạt mức 6,21%. Năm 2013 công ty vẫn duy trì mức vốn đầu tư của chủ sở hữu như năm 2012 nhưng tỷ suất sinh lời trên VCSH giảm chứng tỏ việc đầu tư của công ty năm 2013 vẫn chưa đạt hiệu quả. Tuy nhiên tỷ suất sinh lời của công ty hiện nay là thấp so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành. Công ty nên có những chính sách, chiến lược kinh doanh mới đầu tư vào những ngành có tỷ suất sinh lời cao hơn. Chỉ số này tăng làm tăng lợi nhuận trên VCSH, tạo tinh thần lạc quan cho chủ sở hữu.
Ba chỉ tiêu trên của công ty cổ phần in Tây Hồ trong năm 2013 đều tăng, cho thấy khâu quản lý của công ty đang có những bước tiến bộ.