Là bảng đối chiếu giữa những khoản tiền đã và sẽ thu và chi vào một thời điểm nào đó. Như vậy tất cả những khoản nợ nước ngoài và những khoản nước ngoài nợ mà thời hạn trả tiền rơi đúng vào ngày đó
của cán cân thì đều được phản ảnh vào cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định. Chính vì vậy, tình hình cán cân loại này phản ảnh tình hình thu chi sắp xảy ra của một nước này đối với nước khác. Do đó, tình hình cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự biến động của tỉ giá hối đoái.
Cán cân thanh toán quốc tế giữ vai trò quan trọng trong hệ thống cán cân các nước. Tình hình của nó sẽ ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái, đến tình hình ngoại hối của các nước và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế một nước, trước hết là đến ngoại thương.
III. TÁC ĐỘNG CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
* Đối với hoạt đông xuất nhập khẩu
Cán cân thương mại phản ảnh mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, có nghĩa là chi tiêu nội địa của nước đó chỉ bằng một phần thu nhập quốc dân, hay nói cách khác có tích luỹ cho đầu tư
.Còn nếu tổng số chi tiêu nội địa lớn hơn hàng hoá dịch vụ được tạo ra trong nước, điều này có nghĩa là nước đó phải huy động nhập khẩu để bổ sung cho tiêu dùng. Mối quan hệ này có thể được biễu diễn như sau Thu nhập quốc dân - chi tiêu nội địa = Xuất khẩu - Nhập khẩu (1)
Trong cán cân thanh toán, công thức trên có nghĩa là hạng mục thường xuyên sẽ mang lại số dương khi thu nhập quốc dân vượt quá chi tiêu nội địa và ngược lại có thiếu hụt (mang số âm) trong hạng mục thường xuyên nếu chi tiêu nội địa vượt quá thu nhập quốc dân.
* Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trong một neàn kinh teá.
Nếu đi thu nhập quốc dân ta có thể thấy:
Thu nhập quốc dân = Tiêu dùng + tích luỹ (2)
Nếu đi từ chi tiêu nội địa cho thấy:
Chi tiêu nội địa = Tiêu dùng + Đầu tư (3)
Tiêu dùng ở đây cho cả hàng hoá và dịch vu.Và đầu tư bao gồm: đầu tư xây dựng nhà máy và máy móc thiết bị, đầu tư nghiên cứu phát triển cũng như các khoản chi tiêu khác nhằm vào việc tăng cường năng lực sản xuấy trong nước.
Thu nhập quốc dân - Chi tiêu nội địa =Tích luỹ - Đầu tư (4)
Công thức trên cho ta thấy, đầu tư trong nước cộng đầu tư thuần tuý ra nước ngoài sẽ tương đương với giá trị tích lũy.
Kết hợp công thức (1) và (4) ta có:
Tích luỹ - Đầu tư = Xuất khẩu - Nhập khẩu (5)
Từ đây ta thấy, nếu một nước có mức tích luỹ lớn hơn đầu tư thì hạng mục thường xuyên của cán cân thanh toán quốc tế mang số dương, tức là có số dư. Và ngược lại, một nước có tích luỹ thấp hơn đầu tư thì có nghĩa có sự thiếu hụt trong hạng mục thường xuyên.
*Đối với cung cầu ngoại hối trên thị trường.
Thông thường, dự trữ ngoại tệ có tác động qua lại tới hoạt động xuất nhập khẩu của một nước .Bởi vì thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu sẽ tiêu dùng vào nhập khẩu hoặc đầu tư ra bên ngoài. Trong đó cán cân thanh toán , nếu hạng mục thường xuyên có dư ,có nghĩa là nước đó có số dương về xuất khẩu vốn hay nói cách khác nước đó có số dư về ngoại tệ. Liên hệ với cung cầu ngoại tệ trên thị
trường có thể thấy rõ số dư ngoại tệ của một nước sẽ dẫn tới cung về ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối trong bản thân nước đó và điều này có nghĩa giá trị đồng tiền nội tệ có xu hướng tăng lên, xuất khẩu có xu hướng bị hạn chế trong khi nhập khẩu được tăng cường .Ngược lai ,hạng mục thường xuyên bị thiếu hụt, thì nước đó sẽ có số dương về nhập khẩu vốn tức là khi ấy cung ngoại hối của nước đó nhỏ hơn cầu về ngoại hối .Lúc này giá trị đồng tiền nội tệ có xu hướng
giảm xuống và điều đó làm cho việc xuất khẩu hàng hoá được tăng cừơng và việc nhập khẩu vốn cũng được thuận tiện hơn .Như vậy, mức độ dư thừa hay thiếu hụt của hạng mục thường xuyên , đến lượt nó lại ảnh hưởng tới tỉ giá hối đoái giữa đồng tiền trong nước với ngoại tệ .
IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH CÁN CÂN THANH TOÁN QUOÁC TEÁ
Khi cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt, người ta dùng các biện pháp điều chỉnh như sau: