Khi sử dụng một khoản tín dụng, bên đi vay phải trả cho bên cho vay một số tiền lãi nhất định. Ngoài ra, do đặc điểm của mỗi loại hình tín dụng và điều kiện cụ thể của các bên tham gia hợp đồng tín dụng mà ngoài lãi tiền vay, người đi vay còn phải chi trả những khoản chi phí khác có liên quan đến hợp đồng tín dụng đó.
Để đánh giá được mức chi phí (hay giá cả) thực tế mà người đi vay phải bỏ ra cho việc sử sụng một đơn vị tiền đi vay trong một khoản thời gian nhất định (tháng hoặc năm), người ta tính toán và phân tích phí suất tín duùng.
Phí suất tín dụng là tỉ lệ % tính theo tháng hoặc năm của quan hệ so sánh giữa tổng số chi phí và tổng số tiền vay thực tế được sử dụng :
Phí suaát tín duùng =
Tổng chi phí vay (tháng hoặc
naêm) x 100
Tổn g số tiền vay thực tế được sử dụng
* Toồng chi phớ vay
Các yếu tố chi phí phát sinh trong quan hệ tín dụng gồm có : lãi tiền vay, phí bảo hiểm tín dụng, hoa hồng trả cho môi giới, chi phí về dịch vụ tư vấn, chi phí đàm phán , ký kết hợp đồng tín dụng và các chi phí dấu mặt khác.
- Lãi tiền vay là yếu tố chính cấu thành nên tổng chi phí vay và cũng là yếu tố quan trọng để xác định hiệu quả của khoản tín dụng đối với bên cho vay cũng như bên đi vay. Chính vì vậy, mỗi khi đàm phán ký kêt hợp đồng tín dụng cả hai bên đếu rất quan tâm yếu tố này.
Lãi tiền vay được tính căn cứ vào kim ngạch của khoản tín dụng, thời hạn sử dụng vốn vay, lãi suất vay.
Đối với mỗi khoản tín dụng khác nhau thì lãi suất và phương pháp tính lãi, trả lãi cũng khác nhau (ví dụ có thể tính lãi theo phương pháp tính lãi đơn hoặc tính theo phương pháp tính lãi kép có thể trả trước hoặc trả
sau, hoặc trả theo những định kỳ nhất định). Nếu chậm trả còn phải chịu thêm một tỉ lệ phạt nhất định. Trong các hợp đồng tín dụng, lãi suất bao giờ cũng là một yếu tố được thể hiện công khai, cụ thể, rõ ràng.
Ngoài lãi tiền vay, khi sử dụng nguồn vốn tín dụng, người đi vay còn phải trả các chi phí khác nữa, tuy không lớn bằng lãi tiền vay, song nó cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn vay.
Những chi phí đó là :
- Phí bảo hiểm tín dụng: Loại phí này thông thường bên cho vay đóng cho tổ chức bảo hiểm tín dụng nhưng lại do bên đi vay gánh chịu. Thông thường khoản phí này tính theo tỉ lệ % trên số vốn cho vay chưa hoàn trả và thanh toán theo từng đợt hoàn trả khoản tín dụng. Bên cho vay sau khi thanh toán cho tổ chức bảo hiểm sẽ thu lại số phí bảo hiểm từ bên đi vay. Phương pháp thường dùng là tăng thêm ở lãi suất một tỉ lệ tương ứng với tỉ lệ phí bảo hiểm. Tuỳ theo từng nước, tỉ lệ phí bảo hiểm tín dụng khoản từ 0,3% - 0,5% trên số dư nợ từng kỳ.
- Hoa hồng trả cho người môi giới: Đây là loại chi phí mà người đi vay phải chi trả cho các tổ chức và cá nhân khi họ làm trung gian trong quan hệ tín dụng. Loại phí này thường phát sinh trong trường hợp người đi vay không trực tiếp vay được ở người cho vay. Hoa hồng trả cho môi giới thường tính theo một
tổ leọ % nhaỏt ủũnh treõn toồng soỏ tieàn vay.
- Lệ phí về dịch vụ các luật gia, tư vấn trong việc xây dựng hợp đồng tín dụng.
- Chi phí về tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng và các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng.
- .v..v…
* Tổng số tiền vay thực tế sử dụng
Tổng số tiền vay thực tế sử dụng được xác định bằng hiệu số giữa số tiền vay danh nghĩa (tức là số tiền vay ghi trên hợp đồng tín dụng) và các khoản khấu trừ khi nhận tiền vay.
Trong một số trường hợp ngay sau khi nhận được tiền vay, người đi vay phải khấu trừ đi một số tiền nhất định như : lãi tiền vay ( phát sinh trong trường hợp vay dưới hình thức chiết khấu chứng từ), các khoản lệ phí, hoa hồng trả môi giới, …
Như vậy, phí suất tín dụng bao giờ cũng lớn hơn hoặc bằng lãi suất tín dụng. Dấu bằng xảy ra khi người đi vay không phải trả khoản chi phí nào khác ngoài tiền lãi vay và số tiền vay thực tế được sử dụng chính bằng số tiền vay ghi trên hợp đồng. Các trường hợp còn lại thì seõ xạy ra daâu lôùn hôn. Neẫu caùc khoạn chi phí khaùc mà người đi vay phải chi trả càng lớn thì số tiền chiết khấu trừ ngay khi nhận tiền vay càng nhiều thì phí suất tín dụng sẽ càng lớn.
Qua phaân tích treân cho chuùng ta thaáy raèng : Phí suaát tín dụng là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và cũng là một tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn nguồn tài trợ vốn đầu tư.
Ví dụ : hãy tính phí suất tín dụng của một khoản tín dụng 100.000 GPB với những điều kiện sau :
- Cấp một lần, 6 tháng sau khi cấp trả một nửa, 4 tháng sau khi trả lần thứ nhất sẽ trả nốt số còn lại.
- Lãi suất tiền vay là 10% năm
- Tiền hoa hồng trả cho người môi giới đứng ra đảm bảo tiền vay là 0,5% số tiền vay không phụ thuột vào thời hạn vay
- Thủ tục phí 0,1% số tiền vay trả cho ngân hàng.
- Lãi tiền vay, tiền hoa hồng, tiền thủ tục phí trả ngay khi nhận tiền vay,
Giải
Để tính được phí suất tín dụng, chúng ta cần phài tính các yếu tố sau:
- Thời hạn tín dụng chung là 10 tháng, thời gian tín dụng trung bình tính được là:
(100.000 x 6 + 50.000 x 4 ) : 100.000 = 8 tháng - Lãi tiền vay phải trả ngân hàng là :
100.000 x 8 x 10 % : 12 = 6.668 (GPB) - Tieàn hoa hoàng :
100.000 x 0,5 % = 500 (GPB) - Thuỷ tuùc phớ :
100.000 x 0,1 % = 100 (GPB)
- Tổng chi phí vay phải trả trong suốt thời gian vay là:
6.668 + 500 + 100 = 7.268 (GPB) - Số tiền vay thực tế sử dụng là:
100.000 - 7.268 = 92.732 (GPB)
- Phí suất tín dụng (năm ) của khoản tín dụng trên là :
7.268 x 12 x 100 %92.732x 8 = 11,75%
Trên đây mới chỉ một trường hợp vay đơn giản.
Trên thực tế, các điều kiện vay mượn rất phức tạp, chứa đựng nhiều chi phí bí mật mà người đi vay phải chi trả mớ có thể sử dụng tài khoản tín dụng đó, đặc biệt là đối với những loại tài khoản tín dụng nhập khẩu máy móc, thiết bị toàn bộ. Nếu chúng ta không có kiến thức tốt về vấn đề này thì không thể lựa chọn cho mình một quyết định đầu tư hay nguồn tài trợ toỏi ửu.
IV. BẢO LÃNH TÍN DỤNG
1. Khái niệm
Các rủi ro không trả được nợ bởi các nguyên nhân chủ quan và khách
quan của người đi vay đều có thể xảy ra trong kinh tế thị trường. Để tránh hoặc giảm bớt thiệt hại do các rủi ro đó gây ra đối với người cho vay, trong quan hệ tín dụng quốc tế, người cho vay thường yêu cầu các khoản tín dụng phải được các cơ quan tài chính của nhà nước (đối
với các khoản tín dụng trung và dài hạn) hoặc các ngân hàng có uy tín (đối với các khoản tín dụng ngắn hạn) đứng ra bảo lãnh thanh toán.
Thông thường, bảo lãnh được thực hiện bằng một chứng thư gọi làthư bảo lãnh (Lerter of sponsor).
Thư bảo lãnh là một chứng thư cam kết trách nhiệm trả tiền của người bảo lãnh đối với người hưởng lợi trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của họ trong hợp đồng tín dụng.
Trong nghiệp vụ này, người bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm về những vấn đề đã được ghi trong thư bảo lãnh, tức là người chủ nợ có thể khởi tố người bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.
Người bảo lãnh thường là các cơ quan tài chính hoặc ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường vốn trong nước và quốc tế.
Người hưởng lợi là người cho vay.
Người được bảo lãnh là người đi vay.
Trong mua bán quốc tế, nhiều khi nhà xuất khẩu không nắm chắc được khả năng tài chính để thanh toán và mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu, do vậy nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức thường là ngân hàng đứng ra bảo lãnh. Ngân hàng đứng ra bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng dùng để vay vốn nước ngoài dưới hình thức tín dụng thương mại hoặc tín dụng tài chính … Trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh là bảo đảm thi hành đúng cam kết với nước ngoài trong trường hợp người xin bảo lãnh không thực hiện đầy đủ một nghiệp vụ nào đó với người nước ngoài.
Các lợi thế của các bên liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh:
Đối với người đi vay: sẽ chắc chắn nhận được khoản tín dụng để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Đối với người cho vay: có thể hoàn toàn yên tâm rằng đến hạn sẽ được thanh toán nợ.
Đối với người bảo lãnh: khi tiến hành bảo lãnh, có nghĩa là đã được sự tín nhiệm, được sự tin tưởng về uy tín của mình đối với người cho vay. Khi bảo lãnh cho khách hàng, thực tế người bảo lãnh chỉ cho vay trừu tượng, nghĩa là người bảo lãnh không phải bỏ ra một khoản vốn nào cả, mà chỉ lấy uy tín, danh dự của mình ra cho vay, làm cơ sở cho vay.