1. Căn cứ vào đối tượng được cấp tín dụng
3.3. Tín dụng của các công ty tài chính
3.3.1 Tín dụng bao thanh toán - tín dụ factoring
Đây là hình thức tín dụng của các công ty tài chính cỡ lớn thường ứng trước cho nhà xuất khẩu một tỉ lệ
% nhất định số tiền của hối phiếu và giành lấy đòi nợ đối với người nhập khẩu.
Tỉ lệ ứng trước cao hay thấp là do sự thoả thuận giữa công ty tài chính và nhà xuất khẩu (thường từ 70% - 90%số tiền của hối phiếu). Nhìn chung nó phụ thuộc vào khả năng tài chính của con nợ, tỉ suất chiết khấu hối phiếu trên thương trường, phí nhờ thu cùng với các chi phí rủi ro có thể xảy ra cho công ty tài chính.
Điểm khác biệt của loại hình tín dụng factoring là sau khi ứng trước cho
nhà xuất khẩu công ty tài chính sẽ mở cho nhà xuất khẩu một tài khoản tiền gửi gọi là tài khoản "tiền gửi khống chế" với số tiền bằng hiệu số giữa số tiền ghi trên hối phiếu và số tiền ứng trước cho nhà xuất khẩu. Số tiền trên tài khoản này nhà xuất khẩu sẽ được hưởng lãi.
Đây chính là chính sách của công ty tài chính để khuyến khích nhà xuất khẩu sử dụng tín dụng ứng trước dưới hình thức factoring.
Khi đến kỳ hạn thanh toán của hối phiếu, công ty tài chính sẽ trực tiếp đòi tiền từ nhà nhập khẩu. Công
ty giữ lại số tiền ứng trước, lãi cho vay và các khoản chi phí khác. Phần chênh lệch còn lại cộng với lãi từ khoảng tiền gửi khống chế sẽ trả cho công ty xuất khaồu.
Tín dụng factoring là hình thứ c tín dụng tương đối phát triển ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Quy trình nghiệp vụ factoring được thực hiện như sau :
Nhà xuất khẩu
(Exporter) (1) Nhà nhập khẩu
(Importer)
(2) (6) (7)
(13) (8) (4) ( 9) (10) (11)
Tổ chức bao thanh toán (Exportfactor)
(3) (5) (12)
Tổ chức bao thanh toán (Importfactor)
(1) Hợp đồng thương mại (định kỳ cung ứng hàng hoá và thanh toán)
(2) Nhà xuất khẩu gửi tới tổ chức Exportfactor giấy đề nghị các khoản thanh toán của nhà xuất khẩu.
(3) Quan hệ giao dịch giữa Exportfactor và Importfactor.
(4) Importfactor gián tiếp kiển tra hoạt động kinh doanh và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu thông qua các ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu.
(5) Importfactor thông báo kết quả kiểm tra cho Exportfactor.
(6) Thông báo của Exportfactor cho nhà xuất khẩu về hạn mức mua khoản thanh toán (hạn mức này phụ thuộc vào khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu)
(7) Nhà xuất khẩu chấp nhận thoả thuận và bán khoản thanh toán cho exportfactor và chuyển quyền sở hữu các khoản thanh toán cho exportfactor.
(8) Tổ chức Exportfactor thông báo cho nhà nhập khẩu về việc chuyển quyền sở hữu và chuyển nợ.
(9) Importfactor thông báo cho nhà nhập khẩu về việc Importfactor đảm nhiệm nghiệp vụ nhờ thu cũng như những quan hệ giao dịch thanh toán thay cho Exportfactor.
(10) Nhà nhập khẩu thanh toán theo định kỳ thoả thuận đúng giá trị hợp đồng cho Importfactor và không chịu trách nhiện về việc truy đòi khác.
(11) Nhà nhập khẩu có quyền phản hồi thanh toán khi có vấn đề xảy ra đối với hàng nhập khẩu hoặc không chấp nhận thanh toán. Trong các vấn đề này nhà nhập khẩu chỉ làm việc với Importfactor.
(12) Importfactor thực hiện hạch toán vào tài khoản giao dòch cho Exportfactor.
(13) Exportfactor tất toán nghiệp vụ khi thanh toán cho nhà xuất khẩu.
3.3.2 Tớn duùng forfaiting:
Tín dụng forfaiting là loại tín dụng mà các công ty tài chính ứng trước không hoàn lại cho nhà xuất khẩu một tỉ lệ nhất định so với giá trị hoá đơn để giành lấy quyền đòi lại tiền ở người nhập khẩu và chịu mọi rủi ro xảy ra nếu người nhập khẩu không thanh toán.
Tỉ lệ % này do hai bên thoả thuận. Đương nhiên công ty tài chính chỉ cấp tín dụng forfaiting cho nhà xuất khẩu khi người nhập khẩu của anh ta đã được một ngân hàng hạnh nhất bảo lãnh thanh toán.
3.3.3 Tớn duùng thueõ mua - fonacial leasing:
Tín dụng thuê mua (còn gọi là thuê tài chính) là loại tín dụng trung, dài hạn được thực hiện thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, các động sản, bất động sản.
Nói cách khác, tín dụng thuê mua quốc tế là một hình thức trợ
cấp tài chính của các công ty thuê mua (leasing companies) đối với người nhập khẩu. Các công ty thuê mua đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị ,.v.v… theo yêu cầu của bên đi thuê và trao quyền sử dụng cho bên đi
thuê. Bên đi thuê sử dụng tài sản và thanh toán tiền thuê theo các kỳ hạn quy định trong hợp đồng. Khi hết thời hạn thuê, bên đi thuê được quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê.
Nhìn chung, theo chế độ quản lý tài chính của các nước thì tài sản đi thuê được coi là thuê tài chính nếu nó thoả mãn một trong các điều kiện sau :
- Thời gian thuê tài sản thường dài so với tuổi thọ kỹ thuật của tài sản. Ở nước ta điều kiện này quy định : "thời gian thuê tối thiểu phải bằng 60% tuổi thọ kỹ thuật của tài sản thuê".
- Hết thời hạn thuê, tài sản đó thuộc sở hữu của bên đi thuê hoặc bên đi thuê được tiếp tục thuê tài sản đó.
- Hết thời hạn thuê, bên đi thuê được mua lại tài sản đó với giá rẻ hơn giá trị còn lại của tài sản đó .
- Tổng số tiền thuê tối thiểu phải bằng nguyên giá của tài sản tại thời điểm ký hợp đồng thuê.
Quy trỡnh nghieọp vuù tớn duùng thueõ mua : Nhaứ xuaỏt khaồu
(người sản xuaát )
(1)
Nhà nhập khẩu (người nhận tín duùng thueõ mua)
(3a) (3b)
(2) (4) (5)
Cộng ty thuê mua
(leasing companies)
(1) Người nhập khẩu thoả thuận loại máy móc, thiết bị cần mua với nhà
sản xuất.
(2) Hợp đồng Leasing giữa nhà nhập khẩu và công ty Leasing.
(3a) (3b) Mua, bán máy móc thiết bị giữa nhà sản xuất và công ty Leasing.
(4) Công ty Leasing giao máy móc, thiết bị cho nhà nhập khẩu .
(5) Nhà nhập khẩu thanh toán tiền thuê máy móc thiết bị theo định kỳ đã
thoả thuận .
Tớn dụng thuờ mua cú một số đăùc điểm sau :
- Trong thời gian thuê , người đi thuê không có quyền sở hữu đối với tài sản đi thuê (bên cho thuê vẩn giử quyền sở hữu đối với tài sản đó) người đi thuê phải chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa ..v.v…
tài sản trong suốt thời gian thuê.
- Người đi thuê phải trả tiền theo thoả thuận, tổng số tiền thuê thường đủ bù đắp giá gốc cũa tài sản.
- Khi thực hiện hình thức tín dụng thuê mua, bên đi thuê không phải thế chấp tài sản như trong trường hợp tín dụng ngân hàng. Khi người đi thuê lâm vào tình trạng phá sản, tài sản đi thuê không bị thanh lý để thanh toán cho chủ nợ. Tuy nhiên phí tổn thuê mua thường lớn hơn lãi vay ngân hàng….
- Tín dụng thuê mua thường thích hợp trong những trường hợp tài sản cần sử dụng trong thời gian dài, không có đủ điều kiện để vay ngân hàng.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG QUỐC TEÁ