Cơ sở tâm lí học và giáo dục học

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả của từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc SGK tiếng việt ở tiểu học (Trang 20 - 24)

Chương 1. Cơ sở lí luận

1.2. Cơ sở tâm lí học và giáo dục học

Các em học sinh Tiểu học có lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi. Ở lứa tuổi này các em có những biến đổi quan trọng về tâm sinh lí. Do ở lứa tuổi này các em

phải chuyển đột ngột từ hoạt động chơi là chủ yếu sang hoạt động học tập là chủ yếu nên các em sẽ có nhiều sự bỡ ngỡ, và đặc biệt là ở giai đoạn lớp 1. Từ lớp 2 trở đi các em dần dần quen hơn với môi trường học tập, lao động…

Dưới đây là một số đặc điểm tâm lí của các em học sinh Tiểu học.

1.2.1.1. Năng lực tư duy của học sinh Tiểu học a. Khái niệm về tư duy

Theo giáo trình tâm lí học đại cương của Nguyễn Quang Uẩn – Trần Hữu Luyến – Trần Quốc Thành thì tư duy được định nghĩa như sau:

“Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính, bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết”.

b. Hai giai đoạn về tư duy b.1 Tư duy cảm tính

Là quá trình con người nhận thức hiện thực khách quan bằng trực quan sinh động thông qua cảm giác, tri giác.

b.2 Tư duy lí tính

Là quá trình con người nhận thức hiện thực khách quan bằng khái niệm, phán đoán và suy luận thông qua phân tích, so sánh, tổng hợp…

c. Năng lực tư duy của học sinh Tiểu học

Căn cứ vào đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh mà người ta chia đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: (giai đoạn đầu Tiểu học) lớp 1, 2, 3.

Giai đoạn 2: (giai đoạn sau) lớp 4, 5.

Quá trình phát triển tư duy của học sinh Tiểu học thể hiện rõ ràng ở từng độ tuổi, từng lớp học. Ở giai đoạn đầu Tiểu học tư duy cụ thể chiếm ưu thế, tư duy trừu tượng bắt đầu được hình thành tuy nhiên vẫn còn hạn chế ở khả năng khái quát hóa. Các em thường căn cứ vào dấu hiệu bề ngoài, trực

quan, chưa chú ý đến bản chất của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.

Sang giai đoạn sau (giai đoạn lớp 4, 5) tư duy cụ thể của các em tiếp tục được phát triển, tư duy trừu tượng dần được hình thành và chiếm ưu thế hơn so với giai đoạn đầu. Học sinh có khả năng thực hiện các thao tác trí tuệ.

Các em bước đầu biết quan sát tìm ra những dấu hiệu đặc trưng của bản chất sự vật, biết phân biệt đối tượng. Các em bước đầu có khả năng lập luận khi trình bày về một vấn đề.

1.2.1.2. Tình cảm, cảm xúc của học sinh Tiểu học

Theo giáo trình tâm lí học đại cương của Nguyễn Quang Uẩn – Trần Hữu Luyến – Trần Quốc Thành: “Tình cảm chính là sự thể hiện rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ”.

Như vậy tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lí của con người. Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học, tình cảm, cảm xúc có một vị trí hết sức quan trọng vì nó gắn liền với hoạt động nhận thức của trẻ. Tình cảm tích cực không chỉ kích thích các em nhận thức mà còn dẫn dắt, đưa các em tới những hoạt động tích cực. Ở độ tuổi này các em rất dễ xúc động, khó kìm nén được tình cảm của mình trước những cái đẹp, cái mới lạ và ngộ nghĩnh.

Song tình cảm của các em còn chưa thật sâu sắc nên dễ bị biến đổi. Đơn giản như: hôm nay các em thích bài hát này nhưng ngày mai các em lại thích bài hát khác. Vì vậy ở lứa tuổi này các em cần được bồi đắp sâu sắc về tình cảm để những tình cảm đẹp sẽ được bền vững hơn.

1.2.1.3. Khả năng ngôn ngữ

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con người và là công cụ để “ Hiện thực trực tiếp tư tưởng”.

Ở lứa tuổi Tiểu học vốn ngôn ngữ và khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em còn nhiều hạn chế. Khi chưa đến trường, các em tích lũy được vốn từ

thông qua giao tiếp với mọi người xung quanh, tuy nhiên vốn từ đó là rất ít.

Khi bước vào trường Tiểu học vốn từ của các em dần được phát triển hơn.

Các em có thể bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình với mọi người xung quanh nhờ vốn từ có sẵn.

Việc sử dụng ngôn ngữ để nhận thức, phản ánh nhận thức (để tư duy) cũng có những đặc điểm khác biệt.

Do tư duy của các em chủ yếu là tư duy trực quan nên ở giai đoạn này các em chủ yếu vận dụng ngôn ngữ để trình bày về những điều mình biết một cách đơn giản nhất. Cuối bậc Tiểu học các em dần biết tư duy trừu tượng.

Ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú hơn. Lúc này các em đã biết sử dụng ngôn ngữ để phân tích, so sánh các sự vật hiện tượng xung quanh mình.

1.2.2. Cơ sở giáo dục học

a. Mục tiêu dạy học tiếng Việt ở Tiểu học sau năm 2000 nhằm:

a.1 Hình thành và phát triển ở học sinh Tiểu học các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

Thông qua việc dạy học tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.

a.2 Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về tự nhiên xã hội, con người, văn hóa, văn học của người Việt Nam và nước ngoài.

a.3 Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bám sát mục tiêu dạy học đã đặt ra, các nhà khoa học đồng thời xác định nguyên tắc giáo dục phải được tuân thủ nghiêm túc. Các nguyên tắc đó là: Dạy học tiếng Việt phải đảm bảo tính vừa sức, tính phát triển. Trong các

nguyên tắc dạy học cần vận dụng ở Tiểu học, việc thực hiện chương trình SGK ở Tiểu học phải tôn trọng những nguyên tắc dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp.

Theo định hướng của các mục tiêu dạy học và nguyên tắc dạy học tiếng Việt, các tác giả SGK tiếng Việt đã định lượng hóa kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Đó cũng là lí do lí giải vì sao việc dạy học từ láy lại đặt trong mục luyện từ và câu. Điều đó cũng lí giải vì sao các tác phẩm thơ lựa chọn trong chương trình SGK Tiếng Việt ở Tiểu học thường ngắn gọn và đáng yêu đến vậy.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả của từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc SGK tiếng việt ở tiểu học (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)