Chương 2: Tìm hiểu hiệu quả của từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc SGK Tiếng Việt ở Tiểu học
2.3. Hiệu quả của từ láy trong các tác phẩm thơ ở SGK Tiếng Việt ở Tiểu học
2.3.1. Từ láy có tác dụng tạo hình, biểu cảm trong thơ
Ngôn ngữ trong thơ nói riêng và ngôn ngữ nghệ thuật nói chung mang tính hình tượng hay nói khác là có tính biểu cảm. Trong hệ thống từ vựng thì từ láy tiếng Việt tiềm tàng khả năng tạo hình, biểu cảm. Khi được nhà thơ sử dụng có ý thức, từ láy sẽ góp phần tái hiện hình ảnh, sự việc hoặc cảm xúc của con người.
VD65 :
Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
(Cây dừa, SGK Tiếng Việt 2, tập hai) Bốn câu thơ trên trích trong bài thơ “ Cây dừa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, một nhà thơ được rất nhiều các em thiếu nhi yêu mến. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn nhưng chúng ta đã cảm nhận được màu sắc của trời, âm thanh của không gian hiện lên qua từ láy “rì rào”. Đàn cò trắng đánh đánh nhịp “bay vào, bay ra”. Khi đọc hai câu thơ trên ta thấy hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh cây dừa đang hòa mình vào thiên nhiên. Ở hai câu thơ cuối, tác giả
đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để miêu tả cây dừa giống như một người lính. Từ láy “đủng đỉnh” gợi cho người đọc phong thái của con người, phong thái thong dong. Hình ảnh của cây dừa đã hiện lên vô cùng đáng yêu như một con người rất ung dung tự tại…
Qua việc miêu tả cây dừa, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên, con người Việt Nam.
VD66:
Ngựa con sẽ đi khắp
Trên những cánh đồng hoa Lóa màu trắng hoa mơ Trang giấy nguyên chưa viết Con làm sao ôm hết
Mùi hoa huệ ngạt ngào Gió và nắng xôn xao Khắp đồng hoa cúc dại.
(Tuổi ngựa, SGK Tiếng Việt 4, tập một) Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Tuổi ngựa” của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đây là một bài thơ rất hay và được các bạn nhỏ yêu thích. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng hai từ láy phụ âm đầu “ngạt ngào”, “xôn xao”.
Đặt sau cụm danh từ “Mùi hoa huệ” là từ láy “ngạt ngào”, không chỉ biểu thị mùi thơm sực nức của hoa mà nó còn có tác dụng gợi liên tưởng cho người đọc về hình ảnh hương thơm lan tỏa khắp không gian. Nếu từ láy “ngạt ngào” có tác dụng gợi hình cho lời thơ thì từ láy “xôn xao” lại tái hiện âm thanh sống động của đối tượng được miêu tả. Trong từ điển tiếng Việt, “xôn xao” là một tính từ có chức năng gợi tả những âm thanh, tiếng động rộn lên từ nhiều phía. Trong bài thơ “Tuổi ngựa”, “xôn xao” được nhà thơ Xuân Quỳnh sử dụng để đặc tả âm thanh của nắng, của gió – các âm thanh khơi gợi niềm vui khôn tả cho con người trước vẻ đẹp đầy quyến rũ của tự nhiên. Được lựa
chọn chính xác và được đặt đúng chỗ hai từ láy đã góp phần tạo hình, biểu cảm cho lời thơ. Nói theo cách khác, giá trị biểu đạt nội dung, giá trị thẩm mĩ của đoạn thơ sẽ hao hụt rất nhiều nếu tác giả không sử dụng hai từ láy này.
VD67:
Đây con sông xuôi dòng nước chảy Bốn mùa soi từng mảnh mây trời Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy Bóng lồng lên sóng nước chơi vơi.
(Vàm Cỏ Đông, SGK Tiếng Việt 3, tập một) Bốn câu thơ trên là khổ thơ thứ hai trong bài thơ “Vàm Cỏ Đông” của nhà thơ Hoài Vũ. Trong khổ thơ trên ta thấy tác giả đã sử dụng từ láy “phe phẩy” để miêu tả sự chuyển động của những ngọn dừa đưa đi đưa lại trong gió rất nhẹ nhàng và “chơi vơi” gợi cho người đọc liên tưởng đến sự bấp bênh, không chắc chắn.
VD68:
Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im ngắt Mươn mướt đôi hàng mi Bè đi chiều thầm thì Gỗ lượn đàn thong thả Như bầy trâu lim dim Đằm mình trong êm ả Sóng long lanh vẩy cá Chim hót trên bờ đê.
(Bè xuôi sông La, SGK Tiếng Việt 4, tập hai ) Bè xuôi sông La là một bài thơ rất hay của nhà thơ Vũ Duy Thông. Trong bài thơ này tác giả đã sử dụng khá nhiều từ láy để miêu tả về sông La đó là:
"mươn mướt", "thong thả", "lim dim", "long lanh", đây là những từ láy gợi tả hình ảnh, khi đọc ta sẽ cảm nhận được về màu sắc, hình ảnh của cảnh vật và thiên nhiên nơi đây. Từ láy "thầm thì" giúp ta hình dung là có tiếng nói, giống như những con người đang thì thầm nói chuyện với nhau. Tác giả sử dụng những từ láy này trong bài thơ làm tăng tính gợi tả gợi cảm, tăng giá trị của bài thơ.